Huy động sự tham gia của cư dân địa phương vào hoạt động bảo vệ mô

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 89)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.7.Huy động sự tham gia của cư dân địa phương vào hoạt động bảo vệ mô

trường trong lĩnh vực du lịch

Du lịch là hoạt động kinh tế - xã hội luôn gắn với sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt như vùng miền núi Sa Pa và Bắc Hà. Khuyến khích cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch đồng thời tạo việc làm cho cộng đồng cũng như nâng cao nhận thức của cộng đồng về giá trị tài nguyên đang sở hữu. Làm cho người dân hiểu được sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, huy động được người dân vào hoạt động bảo vệ môi trường sẽ mang lại hiệu quả cao trong hoạt động này. Các hình thức thu hút sự tham gia của cộng đồng, người dân địa phương:

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện giao quyền quản lý và khai thác tài nguyên cho các tổ chức, cá nhân người dân tộc thiểu số; tạo sự công bằng trong khai thác, sử dụng

tài nguyên phục vụ hoạt động du lịch giữa những khu vực thuận lợi và những khu vực khó khăn, giữa doanh nghiệp từ nhân, doanh nghiệp nhà nước và các hộ kinh doanh cá thể nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch, hạn chế những tác động gây ô nhiễm môi trường.

Loại hình du lịch cộng đồng cần được UBND các huyện định hướng tiếp tục phát triển, từ đó tạo điều kiện giúp đồng bào dân tộc thiểu số có việc làm, tăng thu nhập, từ đó có ý thức trách nhiệm trong giữ gìn tài nguyên môi trường. Đặc biệt, cần chú trọng tới các mô hình phát huy sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, tạo môi trường thuận lợi để cộng đồng có thêm việc làm, tăng thu nhập thông qua việc tham gia các hoạt động dịch vụ du lịch; từ đó giảm sức ép của cộng đồng đối với môi trường tự nhiên. Thu hút, giáo dục, hướng dẫn, tạo việc làm cho cư dân vùng lõi của vườn quốc gia Hoàng Liên hiện nay là bài học kinh nghiệm tốt đối với các điểm du lịch khác. Cư dân địa phương ở đây được tạo việc làm phù hợp như thu gom rác, làm nhân viên khuân vác hành lý và tiến tới được đào tạo để có thể trở thành hướng dẫn viên bản địa.

Phòng Văn hóa Thông tin có thế áp dụng tăng mức phí thu du lịch để nâng cao nguồn lợi từ hoạt động du lịch cho cư dân và quỹ bảo vệ môi trường của địa phương (hiện nay, phí lưu trú qua đêm tại các hộ gia đình là 35.000đ/đêm/khách ở Sa Pa đến 45.000đ/đêm/khách ở Bắc Hà). So với lợi nhuận, giá bán của các công ty du lịch, có thể tăng mức dịch vụ lưu trú này từ 10.000đ đến 20.000đ.

Khuyến khích cộng đồng tham gia đầu tư phát triển du lịch ở địa phương là chính sách rất quan trọng trong điều kiện đầu tư nói chung, đầu tư cho du lịch nói riêng còn nhiều hạn chế. Thực tế đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch như hệ thống khách sạn, nhà hàng…ở nhiều khu vực điểm, khu du lịch cho thấy hiệu quả của chính sách này. Bước đầu, chính quyền địa phương (UBDN huyện) có thể hỗ trợ ban đầu, tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch (cả hoạt động trực tiếp và gián tiếp) nhằm sử dụng cao nhất nguồn lực vật chất (vốn), sức lao động và kinh nghiệm trong cộng đồng dân cư, hạn chế những hoạt động kinh doanh tự phát,

Để nâng cao nhận thức của cộng đồng, song song với tuyên truyền, vận động, cần đưa công tác BVMT thành công việc của mỗi người dân, bằng cách vận động người dân tham gia xây dựng hương ước thôn bản (có các điều khoản gắn với BVMT hoặc bảo vệ vườn Quốc gia, xây dựng làng xanh – sạch – đẹp và nếp sống văn hóa mới). Các cuộc họp dân làng ở một thôn, bản trong xã được tổ chức có đầy đủ đại diện của các gia đình, chính quyền xã, các đoàn thể, trưởng thôn tham gia. Dự thảo hương ước phải được đưa ra trong thôn bàn bạc, xã và huyện chỉ làm nhiệm vụ thông qua để thành pháp lý và người dân sau đó có quyền kiểm tra và giám sát thực hiện hương ước.

Thu hút cộng đồng dân cư bảo vệ môi trường, tạo điều kiện có lợi cho cộng đồng như: quy hoạch vùng bán hàng. Những vùng này có thể không thu thuế bán hàng nhưng khuyến khích người dân thay phiên nhau đi thu gom rác. Đặc biệt, cần mở rộng xây dựng mô hình cộng đồng đảm nhiệm việc thu gom, xử lý rác thải ở các khu, điểm du lịch như ở Sa Pa đối với Bắc Hà. Chi phí cho công tác này được tính vào giá thành đầu vào của các sản phẩm du lịch hoặc từ các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch đóng góp.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 89)