Những kết quả tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại hai điểm du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 69)

5. Kết cấu của luận văn

2.5.1. Những kết quả tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường tại hai điểm du lịch

Chính quyền địa phương, các cơ quan Nhà nước nói chung và về môi trường, du lịch nói riêng, các khu, điểm du lịch tại địa phương đã có sự phối hợp, đưa ra các biện pháp, tổ chức thực hiện các chương trình nhằm góp phần gìn giữ, bảo vệ môi trường tự nhiên. Nhiều hình thức và chương trình đã được tổ chức như: tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, quảng cáo trên tờ rơi, áp phích; định hướng phát triển du lịch cộng đồng, gắn với bảo vệ môi trường; phát động phong trào trồng cây xanh, thu gom rác, vệ sinh đường phố…

Công tác BVMT được đưa ra và có vị trí quan trọng trong các quy hoạch phát triển của tỉnh Lào Cai nói chung, của hai huyện Sa Pa và Bắc Hà nói riêng. Hai huyện đều có các quy hoạch, dự án kêu gọi đầu tư cho phát triển du lịch theo mô hình du lịch sinh thái, mô hình du lịch cộng đồng. Các dự án có quy mô lớn đều phải trình dự án trong đó có hoạt động bảo vệ môi trường phải được Sở TN – MT phê duyệt. Việc quy hoạch, xây dựng các mô hình du lịch này đã và sẽ góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ động – thực vật quý hiếm…Ở Sa Pa, trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành và kinh doanh dịch vụ du lịch chất lượng cao, huyện khuyến khích áp dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường nhằm tạo ra một môi trường sạch, an toàn cho cuộc sống của con người. Công ty Topas đã xây dựng khu du lịch sinh thái tại xã Thanh Kim (Topas – Ecolodge) huyện Sa Pa với kiến trúc cảnh quan hài hoà với con người và thiên nhiên. Mỗi phòng nghỉ đều được trang bị tiện nghi đầy đủ với hệ thống năng lượng mặt trời dùng để đun nước nóng và điện thắp sáng. Hiện nay, tại Sa Pa có nhiều đơn vị lữ hành điển hình và tiên phong trong phong trào BVMT như Cụm khách sạn Hàm Rồng, Hoàng Liên – Công ty du lịch Lào Cai đã và đang áp dụng xây dựng mô hình quản lý ISO 9001; khách sạn Victoria đi đầu trong các phong trào BVMT như hưởng ứng ngày môi trường thế giới, ngày làm sạch thế giới,.. Bên cạnh đó, huyện Sa Pa huyến khích phát triển các khu du lịch sinh thái, các loại hình du lịch có trách nhiệm, thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá... Nhiều đơn vị đã mạnh dạn đầu tư các khu du lịch sinh thái như: Công ty công nghệ Việt Mỹ, Công ty cổ phần Việt Nhật, Sài

để từ đó đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách song vẫn đảm bảo tính bền vững về môi trường tự nhiên nói riêng.

Các cơ quan chức năng đã định hình được công tác quản lý có hệ thống dựa trên xây dựng các cơ sở dữ liệu của ngành, tạo điều kiện cho công tác thống kê, kiểm tra, đánh giá hiện trạng môi trạng. Cùng với đó, công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt đã được thực hiện đối với các đơn vị kinh doanh du lịch, có tác dụng hạn chế, ngăn chặn những hành vi gây tổn hại đến môi trường; nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về bảo vệ môi trường.

Chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã có những hoạt động hỗ trợ hộ dân làm du lịch. Việc hình thành Ban quản lý cộng đồng ở các bản du lịch cộng đồng một mặt quản lý hoạt động du lịch ở bản (khách, an ninh trật tự, phân bố khách tới các hộ gia đình, đảm bảo cho các hộ đều có khách…) mà phần phí du lịch còn được đầu tư vào các hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên tại bản.

Đối với nhận thức về BVMT, ý thức của người dân địa phương, của các đơn vị kinh doanh du lịch đã được cải thiện qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục.

2.5.2. Những hạn chế, yếu kém trong hoạt động bảo vệ môi trường tại hai điểm du lịch

- Công tác quản lý quy hoạch chưa chặt chẽ. Ở Sa Pa, công tác quản lý dù đã được chú trọng nhưng các dự án du lịch vẫn chưa được quản lý sát sao. Kiến trúc nhà ống và bê tông hóa chưa được giải quyết mà vẫn trong xu thế gia tăng. Tình trạng này cũng đang xảy ra và chưa có quản lý nghiêm ngặt ở Bắc Hà. Hiện nay, chính quyền và các cơ quan chức năng mới chỉ kiểm duyệt các dự án du lịch lớn. Trong khi đó, nhu cầu phát triển du lịch mạnh kéo theo gia tăng số lượng các cơ sở kinh doanh lưu trú vừa và nhỏ không được kiểm duyệt. Diện tích khuôn viên cây xanh và thảm thực vật ở trung tâm thị trấn đang bị thu hẹp dần.

Nhiều hạng mục công trình chưa tuân thủ theo quy hoạch đã được phê duyệt ảnh hưởng đến bố trí không gian phát triển và giải pháp tổng thể về xử lý tác động môi trường. Theo dự án Quy hoạch đô thị Sa Pa, các hộ gia đình trung tâm thị trấn Sa Pa có thùng nước trên nóc nhà hoặc có ban công xâm phạm đến không gian

chung, các cơ sở lưu trú có kiến trúc phá vỡ cảnh quan sẽ bị phá bỏ nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Nhiều dự án, chương trình đã được thực hiện nhằm bảo vệ môi trường nhưng hiệu quả và tốc độ thực hiện còn nhiều hạn chế. Dự án phát triển du lịch Sa Pa do UBND tỉnh Lào Cai phối hợp với Vùng Aquitaine – Cộng hòa Pháp được phê duyệt và đưa vào thực hiện từ năm 2004. Dự án mở ra một hướng phát triển mới cho du lịch Sa Pa: phát triển du lịch gắn với bảo tồn những giá trị của tài nguyên tự nhiên và nhân văn. Tuy nhiên, sau 5 năm đưa vào thực hiện, quá trình thực hiện du án bộc lộ nhiều hạn chế và tới nay mới chỉ là hình thành trung tâm thông tin du lịch Lào Cai.

- Tình trạng văn bản, quy định của Nhà nước được ban hành nhưng công tác tuyên truyền, phổ biến; tổ chức thực hiện, kiểm tra, đánh giá hiệu quả chương trình chưa được thực hiện dẫn tới tình trạng văn bản chưa thực sự đi vào cuộc sống. Vì vậy, hiệu lực của các văn bản, quy định của Nhà nước, chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng chưa cao. Biểu hiện là các đơn vị như cơ quan chức năng, đơn vị kinh doanh du lịch chưa có các báo cáo về môi trường theo đúng quy định. Các đơn vị kinh doanh du lịch chưa thực hiện báo cáo với cơ quan Nhà nước về hiện trạng môi trường đơn vị minh để cơ quan chức năng tổng hợp, đánh giá chung trên địa bàn và có giải pháp mang tính tổng thể.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục, thanh tra, kiểm tra, xử phạt về BVMT trong lĩnh vực du lịch chưa được tiến hành thường xuyên, chỉ được tiến hành trong một khoảng thời gian nhất định nên hiệu quả không cao, các chương trình mang tính chất phong trào. Mặt khác, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng dân cư chưa rõ nét, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đoàn thể, trường học. Vì vậy, hoạt động BVMT chưa có sự tham gia mạnh mẽ, sâu rộng trong quần chúng nhân dân.

- Tốc độ xây dựng các dự án, số lượng khách tăng lên khá nhanh trong khi đó năng lực xử lý, thu gom rác thải của ngành môi trường còn hạn chế. Hình thức xử lý rác thải chưa mang tính BVMT. Việc chôn, lấp và đổ chất thải ra các bãi đất trống,

nhà hàng, các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch và lượng khách du lịch đã dẫn tới lượng rác thải, nước thải lớn đổ xuống các sông suối ở ven thị trấn Sa Pa và các bản dân tộc. Ở Bắc Hà chưa xuất hiện hiện tượng ô nhiễm này nhưng khi lượng khách du lịch tăng mà hệ thống xử lý rác thải chưa tương xứng sẽ dẫn tới những thách thức lớn về môi trường như ở Sa Pa hiện nay.

- Nguồn lực bố trí cho hoạt động BVMT chưa đủ và kịp thời; chưa rõ về nguồn lực dẫn đến một số dự án, nội dung còn chưa được triển khai;

- Mặc dù hoạt động quản lý đã từng bước đi vào nề nếp, tuy nhiên các bộ phận quản lý du lịch còn chưa chủ động xây dựng được định hướng phát triển rõ ràng, mang tính chiến lược lâu dài. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ tham gia trong lĩnh vực quản lý vẫn còn rất thiếu, trong khi đó công việc nhiều do vậy công tác phát triển sản phẩm và hỗ trợ du lịch cộng đồng còn hạn chế do chưa có hệ thống cán bộ phụ trách du lịch ở cơ sở xã.

- Các cơ quan chức năng dù đã quan tâm tới hệ thống cơ sở dữ liệu nhưng công tác này còn chưa được quan tâm sát sao, thực hiện đúng chế độ lưu trữ hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật.

- Hoạt động của Đội liên ngành quản lý khách du lịch còn chưa thực sự hiệu quả, công tác thống kê báo cáo hoạt động của Đội chưa được thường xuyên, ảnh hưởng đến hoạt động phân tích báo cáo chung của ngành.

- Việc phổ biến Chỉ thị số 07/2000/CT-TTg ngày 30/3/2000 của Thủ tướng Chính phủ chưa ở diện rộng, mới tập trung vào các đơn vị kinh doanh du lịch; chưa triển khai, phổ biến tới nhân dân trong huyện và khách du lịch. Tại các điểm tham quan du lịch cũng thiếu nhân lực làm vệ sinh môi trường trường, thiếu công trình vệ sinh công cộng, thùng đựng rác;

- Ý thức của khách du lịch cũng hạn chế. Còn nhiều tình trạng chặt cây, bẻ cành, hái và nhổ hoa ở những khu, điểm du lịch, nhiều chỗ có thùng rác nhưng du khách và cư dân địa phương vẫn vứt rác không đúng nơi quy định... mà không bị xử phạt.

2.5.3. Nguyên nhân những hạn chế, yếu kém trong hoạt động bảo vệ môi trường tại điểm du lịch điểm du lịch

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

 Văn bản quy định về BVMT du lịch còn thiếu về số lượng và chưa đủ đáp ứng yêu cầu. Hiện tại mới chỉ có hai văn bản là Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT và Chỉ thị số 07/2000/CT-Ttg là các văn bản chuyên ngành về BVMT trong lĩnh vực du lịch.

 Điều kiện kinh tế của người dân địa phương và ngân sách của chính quyền địa phương còn hạn chế. Dẫn tới điều kiện để thực hiện đúng với các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường gặp khó khăn. Nhiều cơ sở lưu trú hoặc nhà hàng có quy mô nhỏ trước đầu tư sai hoặc vi phạm quy định về bảo vệ môi trường (cảnh quan, xử lý rác thải, nước thải…) khó có điều kiện khắc phục. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động BVMT còn thiếu. Hệ thống cung cấp nước sạch ở Bắc Hà hiện nay mới chỉ đáp ứng nhu cầu tại trung tâm huyện lỵ.

 Sự phát triển du lịch tất yếu kéo theo lực lượng lao động gia tăng. Những năm gần đây, lực lượng lao động lớn đã đổ về trung tâm thị trấn Sa Pa dẫn tới gia tăng dân số, các khu vực phụ cận bị ô nhiễm về nước mặt, rác thải. Lực lượng bán hàng rong, bán hàng vỉa hè chính quyền hiện nay chưa thu thuế, dẫn tới tình trạng không quản lý được và không thể sử dụng nguồn thuế để tái đầu tư du lịch và bảo vệ môi trường.

 Ý thức tự bảo vệ và giữ gìn môi trường tự nhiên của cộng đồng chưa cao. Một bộ phận du khách mà chủ yếu là khách trong nước vẫn chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường dẫn đến làm tăng sức ép lên môi trường cả tự nhiên. Người dân địa phương của Sa Pa và Bắc Hà chủ yếu là người dân tộc thiểu số, có trình độ dân trí thấp. Do đó, việc tuyên truyền, giáo dục những quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường gặp nhiều hạn chế, đặc biệt nếu hình thức thực hiện không phù hợp, linh hoạt với lối sống, suy nghĩ của người dân.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

 Các cấp uỷ đảng và chính quyền chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của vấn đề BVMT trong quá trình phát triển du lịch, chưa kịp thời có kế hoạch và biện pháp BVMT, chưa quan tâm đúng mức để lãnh đạo, chỉ đạo công tác BVMT. Vì vậy,

việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường ở các điểm du lịch chưa được quan tâm đúng mức và hiệu quả các hoạt động chưa cao. Đối với Bắc Hà, hiện trạng môi trường chưa bị tác động nhiều, đội ngũ cán bộ thiếu nên kinh phí, chính sách dành cho BVMT chưa được tổ chức thực hiện theo các văn bản, quy định.

 Việc phân cấp quản lý nhà nước về du lịch và môi trường còn chưa được phân cấp mạnh đến cơ sở, dẫn đến tình trạng việc ở cơ sở nhiều nhưng chức năng, thẩm quyền không có, làm hạn chế tính chủ động của địa phương

 Hoạt động quan trắc, đánh giá môi trường chưa được chú trọng. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện chưa thường xuyên. Các dự án du lịch sau khi đưa vào hoạt động không được giám sát và kiểm tra hoạt động BVMT. Chế tài xử phạt chưa nghiêm, mức xử phạt còn thấp.

 Nguồn lực đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường nói chung và du lịch nói riêng còn thiếu, chưa có ngân sách riêng cho hoạt động này. Nhân lực quản lý du lịch và môi trường còn rất thiếu về số lượng về yếu về chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được với tình hình phát triển du lịch và những thay đổi về môi trường tự nhiên trên địa bàn. Số lượng cán bộ quan lý du lịch và môi trường thiếu dẫn tới những hoạt động bảo vệ môi trường chưa được quan tâm, các nhân viên mang tính chất kiêm nhiệm. Hiện nay, Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Bắc Hà chưa có cán bộ chuyên trách về du lịch. Vì vậy, các số liệu về du lịch, BVMT trong lĩnh vực du lịch của huyện chưa được cập nhật, thống kê chính xác.

 Hiệu quả của BVMT chưa cao do chưa huy động được người dân địa phương tham gia: thiếu giáo dục, đào tạo, hỗ trợ người dân về kỹ thuật, công nghệ, kinh phí để thực hiện các tiêu chuẩn về BVMT.

.

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI ĐIỂM DU LỊCH

BẮC HÀ VÀ SA PA

Trong Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào Cai (giai đoạn 2005 -2010 và định hướng 2020), Sa Pa và Bắc Hà được xác định là hai điểm du lịch trọng điểm cần tiếp tục đầu tư để phát triển du lịch. Lượt du khách đến Sa Pa năm 2010 dự kiến đạt 450.000 lượt khách, với tổng doanh thu là 334.900 triệu đồng. Thực hiện đề án phát triển du lịch, huyện Bắc Hà đã xác định "Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện

và xây dựng Bắc Hà thực sự trở thành điểm du lịch thứ 2 của tỉnh" là nhiệm vụ quan

trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện giai đoạn 2005 - 2010. Phát huy thế mạnh tài nguyên tự nhiên và nhân văn, Bắc Hà đang đẩy mạnh hoạt động du lịch và hướng sẽ có hơn 150 nghìn lượt khách đến với Bắc Hà vào năm 2010, đưa doanh thu từ du lịch hằng năm đạt 50 tỷ đồng. Số lượng du khách tăng sẽ dẫn tới sự gia tăng các hoạt động đầu tư cho du lịch và môi trường tự nhiên sẽ chịu nhiều áp lực hơn từ hoạt động du lịch.

Các hoạt động đầu tư xây dựng, mở rộng các khu, điểm du lịch cũng tác động lớn tới môi trường tự nhiên của khu vực. Mặt khác, trong quy hoạch của tỉnh Lào Cai nói chung và của các huyện Sa Pa và Bắc Hà nói riêng mới chỉ chú trọng tới phát triển

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)