5. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ, người dân và
tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động du lịch về bảo vệ môi trường
Theo báo cáo của huyện Sa Pa và Bắc Hà, ở các điểm du lịch đã có sự quan tâm đến hoạt động tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường. Trong những năm qua, để công tác tuyên truyền pháp luật BVMT trên địa bàn hai huyện có hiệu quả, đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn với các tổ chức chính trị xã hội từ tỉnh đến cơ sở bằng nhiều hình thức như: tổ chức hội thảo, lễ ký cam kết, hương ước môi trường ở các thôn bản; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng….từ đó ý thức trách nhiệm của người dân về bảo vệ môi trường được nâng lên qua việc phản ánh kịp thời các cơ sở, đơn vị vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường để xử lý.
Các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT du lịch khi được ban hành sẽ được các cơ quan Nhà nước về du lịch tại tỉnh (Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch) chủ
động gửi văn bản đến các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn để tổ chức thực hiện. Nhìn chung, công tác phổ biến, tuyên truyền BVMT trong lĩnh vực du lịch của hai huyện đã có những tác động tích cực đến hoạt động BVMT tại điểm du lịch; các văn bản, quy định của Nhà nước cũng được tuyên truyền, phổ biến dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, tần suất thực hiện và hiệu quả của hoạt động này của Sa Pa và Bắc Hà về tổng thể còn nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện, hiệu quả đạt được có dấu hiệu tích cực nhưng vẫn còn thấp.
Được sự quan tâm của Tổng cục Du lịch, từ năm 2000, Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch Lào Cai đã được cấp kinh phí cho hoạt động tổ chức tuyên truyền BVMT như: mít tinh, cổ động, làm vệ sinh đường phố, trồng cây xanh, đặt thêm thùng rác công cộng, xây nhà vệ sinh công cộng; xây dựng các pano, áp phích tuyên truyền, phổ biến rộng rãi…Tháng 9/2006, Sở Văn hóa - Thông tin và Du lịch Lào Cai đã tổ chức “Tuần lễ bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch” được thực hiện rộng rãi ở các huyện trong tỉnh, đặc biệt là thành phố Lào Cai và thị trấn Sa Pa. Đây là hoạt động có ý nghĩa và mang tính rộng rãi trong công tác giáo dục bảo vệ môi trường. Nhiều hoạt động được tổ chức như: tổ chức thi “Thiết kế biển hướng dẫn và cảnh báo môi trường du lịch ấn tượng”, tổ chức hội thảo “Cộng đồng dân cư và trách nhiệm bảo vệ môi trường du lịch” với sự tham gia của các bộ ngành TW, địa phương, các cơ quan thông tấn báo chí và đơn vị kinh doanh lữ hành, lưu trú, nhà hàng và nhân dân trên địa bàn; tổ chức khu trưng bày, triển lãm về cuộc thi môi trường du lịch Sa Pa…Đợt tuyên truyền, vận động này đã tạo cho người dân, du khách và các thành phần tham gia trong hoạt động du lịch có ý thức về bảo vệ môi trường. Với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước, Sở TN - MT tỉnh Lào Cai cũng đã có nhiều hoạt động trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường. Công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật nâng cao nhận thức cho cộng đồng về BVMT được thực hiện thường xuyên. Đối với công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở địa phương, Sở đã phối hợp với các Sở, ngành liên quan, đưa chương trình thực hiện tới từng huyện. Cụ thể, Sở đã phối hợp với Sở Sở VH -
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phân xã tại Lào Cai, Hội chữ thập đỏ và các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền trên báo, đài nhất là vào các ngày môi trường thế giới 5/6 tại thị trấn Sa Pa, chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn; Tuần lễ nước sạch và VSMT…bằng nhiều hình thức như mít tinh, tổ chức cổ động, phát tờ rơi…
Tuy nhiên, tần suất thực hiện các hoạt động này cũng như hiệu quả của các chương trình vẫn còn nhiều hạn chế. Phòng Tài nguyên – Môi trường ở hai huyện đều thiếu về số lượng và chưa có cán bộ chuyên trách về môi trường du lịch. Các chương trình, nguồn kinh phí thực hiện chủ yếu từ Sở Tài nguyên – Môi trường. Mặt khác, Sở TN – MT cũng chưa có cán bộ hoặc bộ phận chuyên môn về BVMT trong lĩnh vực du lịch, nguồn kinh phí cho hoạt động này được trích từ phần nhỏ trong tổng kinh phí hàng năm của Sở Tài nguyên – Môi trường. Vì vậy, mức độ thực hiện chưa sâu rộng, chưa liên tục, nhiều hoạt động mới mang tính chất phong trào, mang tính thời điểm. Do đó, các chương trình thực hiện chưa thực sự làm thay đổi nhận thức của người dân, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và của du khách. Theo kết quả phỏng vấn người dân và khách du lịch tại điểm điều tra, nhận thức của người dân về quy định của Đảng và Nhà nước còn thấp. Các thông tin về BVMT mới chỉ tới được các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, một số hộ dân tại các điểm du lịch chính. Tại các điểm du lịch chính ở Sa Pa, hầu hết người dân có được biết về hoạt động tuyên truyền BVMT thông qua các băng rôn, biển hiệu. Nhưng tại Bắc Hà hầu như người dân chưa được biết tới các thông tin tuyên truyền về BVMT, các hoạt động cũng không thực sự thu hút. Tại các điểm du lịch, các biển quảng cáo, tuyên truyền còn hạn chế về số lượng và hình thức, cách thức thể hiện, nội dung chưa thu hút sự quan tâm của người dân và du khách. Các phương tiện giao thông phục vụ khách du lịch thì hầu như không có các thông tin về BVMT.
Bảng 2.9. Đánh giá của người dân địa phương về hoạt động tuyên truyền, giáo dục BVMT tại điểm du lịch Có (người) Không (người) Không biết (người) Tổng số (người)
Chính quyền địa phương có tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn BVMT tại địa phương
không
81 11 8 100
Có biết thông tin về hoạt động BVMT qua tờ rơi, áp phích
38 58 4 100
Có biết thông tin về hoạt động BVMT qua các khóa tập huấn
43 53 4 100
Có biết thông tin về hoạt động BVMT qua các đợt tuyên truyền, cổ động
50 46 4 100
Ông (Bà) có được tuyên truyền về BVMT 96 3 1 100
Trong hoạt động tuyên truyền BVMT, công tác đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm du lịch có ý nghĩa quan trọng. Phòng Văn hóa - Thông tin của hai huyện Sa Pa và Bắc Hà cũng đã tổ chức được một số chương trình đào tạo cho cán bộ quản lý du lịch, người dân địa phương. Trong chương trình hợp tác với Hiệp hội các Trường Đại học vùng Vancouver – 56
Canada và Đại học Mở Hà Nội về giáo dục phát triển du lịch cộng đồng, đã có hơn 800 lượt học viên là người dân tộc tại Sa Pa và các cán bộ quản lý du lịch người địa phương tham gia. Năm 2008, thực hiện chương trình, kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sa Pa đã tổ chức các chương trình tào tạo nâng cao nghiệp vụ du lịch cho lao động trong ngành trên địa bàn huyện, trong đó có nhiều chương trình gắn với giáo dục BVMT như:
Triển khai dự án Nâng cao năng lực quản lý du lịch cho cộng đồng dân tộc Mông xã San Sả Hồ và dân tộc Tày xã Bản Hồ; tập trung vào công tác đào tạo du lịch cộng đồng để người dân từng bước nâng cao năng lực;
Tổ chức 05 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho Hiệp hội Nhà hàng – Khách sạn các xã trong đó có 01 lớp nghiệp vụ lữ hành; 01 lớp nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, 02 lớp tập huấn du lịch cộng đồng (tại Tả Van và Tả Phìn) với hơn 200 lao động được đào tạo. Qua đó góp phần từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân
Các cơ sở kinh doanh du lịch như cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành đã tuyên truyền cho cán bộ, nhân viên về trách nhiệm và nhiệm vụ tăng cường, giữ gìn vệ sinh môi trường. Xử lý rác thải, nước thải đã được nhiều cơ sở lưu trú tiêu chuẩn cao quan tâm. Các hãng lữ hành đã quan tâm hơn tới các chương trình du lịch cộng đồng; phổ biến cho HDV hướng dẫn du khách BVMT…Tuy nhiên, với nhu cầu ngày một tăng của khách du lịch, nhiều cơ sở lưu trú tư nhân với quy mô nhỏ dù đã nhận thức được tầm quan trọng của giữ gìn vệ sinh môi trường, cảnh quan tự nhiên thì vẫn khó có điều kiện đảm bảo các quy định về BVMT, do vốn ít, chỉ chú trọng tới lợi nhuận. Đa số các nhà hàng tại Sa Pa và Bắc Hà thực đơn đều sử dụng thịt thú rừng để thu hút khách. Mặc dù đã có ý thức về giữ gìn vệ sinh môi trường nhưng do thói quen và điều kiện kinh tế nên sự tham gia của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch với hoạt động BVMT còn hạn chế.
Các điểm, khu du lịch đều có các biện pháp tuyên truyền, phổ biến cho nhân viên trong đơn vị về trách nhiệm đối với giữ gìn vệ sinh môi trường du lịch theo yêu cầu kinh doanh của mình. Tại các khu du lịch đều có nội quy riêng, trong đó có những quy định về không xâm hại môi trường tự nhiên và các hình thức, mức độ xử phạt đối với du khách, cá nhân khi vi phạm các quy định. Vườn Quốc gia Hoàng Liên trong những năm gần đây đã đạt được nhiều hiệu quả từ hoạt động giáo dục, tuyên truyền về BVMT. Vườn thường xuyên giới thiệu, gắn nội dung BVMT với các chương trình du lịch trên các ấn phẩm, tờ gấp; biển nội quy giáo dục môi trường được đặt trên các tuyến, điểm du lịch; tăng cường thùng rác di động được làm bằng chất liệu gần với tự nhiên, hài hòa với cảnh quan như gỗ, hình gốc cây, phiến đá…; thường xuyên mở các lớp tập huấn giáo dục môi trường cho người dân địa phương và những người tham gia hoạt động du lịch (HDV, người khuân vác hành lý, lực lượng kiểm lâm). Các hình thức đào tạo của Vườn khá phong phú: trong phòng hoặc tại điểm du lịch hoặc tham quan học tập. Nhờ có hoạt động tuyên truyền giáo dục thường xuyên, theo đánh giá của du khách tham quan hiện nay, hiện tượng xả rác không đúng quy định đã được hạn chế; nhận thức của người dân địa phương
cũng được thay đổi rõ rệt: trước đây người dân thường chặt cây, xả rác trong rừng nhưng nay đã tập trung rác một chỗ, thu gom và xử lý.
Về ý thức của khách du lịch, thông qua phỏng vấn người dân địa phương, chỉ có 34% số người được hỏi nhận xét du khách có ý thức về BVMT, 37% trả lời là không và 29% trả lời là không biết. Du khách nước ngoài theo nhận xét của cán bộ quản lý các khu du lịch, các điểm du lịch được nhận xét có ý thức về BVMT hơn rất nhiều so với du khách trong nước và cư dân địa phương, đặc biệt đối với hiện tượng xả rác không đúng nơi quy định, chặt cành cây, khắc lên cây, lên đá. Điều đó cho thấy phần nào ý thức của du khách đối với việc bảo vệ môi trường tại điểm du lịch chưa cao, một bộ phận lớn người dân địa phương chưa thực sự quan tâm tới môi trường tại điểm du lịch.