5. Kết cấu của luận văn
2.3.1. Kiến trúc cảnh quan
Khí hậu, cảnh quan, sự nguyên sơ của văn hóa bản địa, cộng thêm những yếu tố thuận lợi của sự phát triển du lịch khu vực khiến Sa Pa trở thành một điểm đến không thể thiếu trong các chương trình du lịch phía Bắc, nhất là các chương trình du lịch nghỉ dưỡng và mạo hiểm dành cho khách châu Âu.
Với hơn 20 vạn lượt khách mỗi năm, gần 50% trong số đó là khách nước ngoài, và những dịch vụ phục vụ nhu cầu phức tạp của du khách đã khiến Sa Pa với gần 200 ngôi biệt thự do người Pháp xây từ những năm 20 của thế kỷ trước không đủ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Sự gia tăng của lượng khách du lịch dẫn tới nhu cầu phát triển các loại hình cơ sở lưu trú và cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch. Đối với các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn cao như 4 sao, 3 sao đều có kiến trúc tương đối phù hợp với không gian, môi trường tự nhiên, văn hóa của Sa Pa. Tuy nhiên, kiến trúc thị trấn Sa Pa đang bị phá vỡ bởi sự gia tăng của nhà nghỉ, khách sạn tư nhân có kiến trúc theo dạng nhà ống. Sự gia tăng ồ ạt, thiếu kiểm soát về số lượng, mật độ, kiến trúc các cơ sở lưu trú đã khiến thị trấn đánh mất vẻ đẹp hoang sơ, gần gũi với thiên nhiên.
Một yêu cầu cần thiết là kiến trúc phải phù hợp với tự nhiên, tôn vinh thêm vẻ đẹp tự nhiên của địa hình và phong cảnh của Sapa. Kiến trúc không được đối lập với vẻ đẹp tự nhiên của Sapa, không được phá vỡ tự nhiên và nó phải hài hoà với tự nhiên. Năm 2004, với quyết tâm xây dựng và phát triển khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã hợp tác với vùng Aquitaine của Pháp để quy hoạch lại thị trấn: Sa Pa được
phân chia rõ ràng thành khu đô thị và khu du lịch. Để giữ được vẻ cổ kính, hài hòa với thiên nhiên thì những ngôi nhà không được phép xây dựng quá cao, tối đa là 12 m, những phần chồi lên phải nằm khuất trong khối công trình. Theo quy hoạch này, Sa Pa sẽ không còn những công trình ốp men sứ, khung cửa kim loại, sơn màu quá sáng, sẫm mầu giữa quần thể kiến trúc Pháp cổ như hiện nay. Những mái nhà bằng tôn, ngói xi măng gạch thẻ cũng sẽ được thay thế. Thay vào đó, vật liệu của các công trình phải gần gũi và mang dáng vẻ của thiên nhiên như đá, gỗ, gạch, tre, trúc, ngói nung... Tuy nhiên, dự án này đang trong quá trình thực hiện và chưa thực sự hiệu quả. Các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng vẫn xuất hiện ngày càng nhiều và chưa có sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ về mặt kiến trúc; các công trình kiến trúc cần phải sửa chữa theo quy hoạch chưa được thực hiện.
Theo ông Hà Quốc Trung – Giám đốc Trung tâm Thông tin Du lịch tỉnh Lào Cai, môi trường cảnh quan của Sa Pa hiện nay đã bị ảnh hưởng, suy thoái nặng nề và khó có khả năng phục hồi. Cảnh quan của Sa Pa không chỉ bị ảnh hưởng bới kiến trúc các cơ sở lưu trú, nhà hàng mà còn bởi hiện tượng bán hàng rong, quy hoạch thiếu quản lý các khu công cộng, điểm du lịch.
Hình 2.6. Khách sạn Linh Trang, công trình tiêu biểu cần được tháo dỡ một phần theo qui chế đô thị Sa Pa từ năm 2004, nhưng hiện nay chưa được thực hiện
Cơ sở lưu trú và các cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch ở Bắc Hà chưa nhiều. Các công trình kiến trúc này chủ yếu là các công trình có quy mô nhỏ, chưa được quan tâm đầu tư và quản lý về mặt kiến trúc. Vì vậy, mặc dù số lượng chưa nhiều nhưng
Hình 2.7. Khách sạn Sao Mai – Bắc Hà
Theo kết quả điều tra có sự tham gia của người dân địa phương và khách du lịch về cảnh quan bị tàn phá bởi du lịch, có 56% số người được hỏi cho biết cảnh quan của điểm du lịch bị tác động theo chiều hướng tiêu cực do hoạt động du lịch. Những ảnh hưởng đó do kết quả của các công trình xây dựng không phù hợp với cảnh quan tự nhiên, đặc điểm văn hóa – xã hội của địa phương, tình trạng buôn bán hàng rong…