Môi trường nước

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 43)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Môi trường nước

Qua báo cáo của các huyện điều tra, chất lượng nước mặt của các dòng sông, suối, các hồ nước…tại điểm du lịch và khu vực lân cận đang sử dụng còn khá sạch, chưa có biểu hiện của ô nhiễm, đảm bảo các chỉ tiêu sinh học cơ bản đối với yêu cầu của nước sinh hoạt và cho các hoạt động kinh tế.

Quan sát thực tế tại các điểm điều tra cho thấy, chất thải bẩn được trực tiếp thải xuống sông suối (suối Mường Hoa ở Sa Pa). Hệ thống xử lý rác, nước thải bị quá tải như ở Sa Pa, Bắc Hà hiện nay cũng đã gây ảnh hưởng xấu tới môi trường nước. Nước thải chủ yếu là nước thải sinh hoạt, chưa được xử lý mà phân tán theo hướng dốc, ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt của người dân. Ở Sa Pa hiện nay, nước tại suối Mường Hoa và khu vực quanh thị trấn đã bị ô nhiễm cục bộ do lượng nước thải từ khu vực trung tâm thị trấn, nước thải sinh hoạt của lực lượng lao động phục vụ du lịch cư trú ven thị trấn, từ các bản có hoạt động du lịch. Cách thức xử lý rác thải hiện nay (chôn, đốt, lấp) cũng tạo ra sự ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm của Sa Pa và Bắc Hà.

Hình 2.8. Nước thải trực tiếp từ nhà vệ sinh xuống sông (xã Bản Hồ - Sa Pa)

Hình 2.9. Nước thải từ cơ sở ăn uống trực tiếp ra đường

Bảng 2.3. Đánh giá của người dân địa phương và khách du lịch về môi trường nước tại điểm du lịch

Không Tổng cộng (người) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%)

Tại điểm du lịch của địa phương có hiện tượng ô nhiễm nước không

47 47 53 53 100

Nước ở điểm du lịch của địa phương bị thiếu so với những năm trước đây không

39 39 61 61 100

Nước ở điểm du lịch của địa phương sạch hơn so với những năm trước đây không

Theo báo cáo của hai huyện Sa Pa và Bắc Hà, môi trường đất ở các điểm du lịch cho đến nay chưa bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng và vẫn còn trong tình trạng kiểm soát được. Tuy nhiên, dựa vào quan trắc thực tế và đánh giá của người dân địa phương và khách du lịch, ô nhiễm môi trường đất tại các điểm du lịch, xử lý chất thải rắn hiện nay đã tác động nhiều tới môi trường đất.

Hình 2.10. Thùng rác đặt cạnh nơi buôn bán đồ ăn

Tại điểm du lịch Sa Pa, vẫn còn những điểm rác thải không đúng quy định ở khu vực thị trấn, hệ thống thùng rác dù đã được quản lý nhưng vẫn có tình trạng thùng rác bị đổ làm mất vệ sinh môi trường, hoặc rác bị đổ ra ngoài. Một số điểm du lịch đã chú trọng tới đặt thùng rác, bố trí thùng rác phù hợp với cảnh quan như Thác Bạc, Cát Cát, Khu du lịch Hàm Rồng…nhưng ý thức của du khách và người dân chưa cao nên tình trạng vứt rác không đúng quy định còn xuất hiện nhiều. Nhiều bảng chỉ dẫn về thùng rác, quy định, nhắc nhở được dựng nhưng hiện tượng vứt rác không đúng điểm quy định còn rất phổ biến. Hoạt động thu gom rác thải với tần suất 2 ngày/1 lần, số lượng thùng rác thiếu nên vẫn còn tình trạng nhiều thùng rác bị quá tải, gây ô nhiễm môi trường đất và môi trường vệ sinh, đặc biệt khi có lễ hội hoặc vào dịp cuối tuần.

Về thu gom rác thải, huyện Bắc Hà đã bàn giao cho xí nghiệp môi trường tỉnh Lào Cai quản lý và vệ sinh môi trường khu vực thị trấn. Ở những khu vực khác, thu

gom và xử lý rác thải đều do người dân tự xử lý. Vì vậy, rác thải thường được xử lý bằng cách chôn lấp, đốt hoặc theo các sông suối. Hiện tại, số lượng du khách tới Bắc Hà có tăng nhưng số lượng chưa nhiều, môi trường tự nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều nhưng khi lượng khách tăng lớn, rác thải ở các bản không được xử lý và thu gom đúng quy định sẽ gây ô nhiễm môi trường và làm xấu cảnh quan du lịch.

Bảng 2.4. Đánh giá của người dân địa phương và khách du lịch về rác thải không đúng nơi quy định tại điểm du lịch

Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Có rác thải không đúng nơi quy định 63 63 Không có rác thải không đúng nơi quy định 37 37

Không biết 0 0

Tổng số 100 100

Về xử lý rác thải, ở Sa Pa và Bắc Hà đều có Công ty môi trường thực hiện thu gom rác. Nhưng theo thói quen nên rác thường được xả thải không đúng quy định và lực lượng thu gom rác, tần suất thu gom khi vào mùa cao điểm: lễ hội, cuối tuần vẫn chưa đủ khả năng đáp ứng. Ở Sa Pa, rác thải được công ty môi trường tập trung thu gom tới bãi rác Khả Tây, cách khoảng 4km về hướng Tây Bắc theo đường lâm trường. Đây thực chất là một thung lũng nhỏ, kín, rác đưa đến đây hầu như không được xử lý. Theo một kết quả nghiên cứu, đây là một phễu castơ, ở trung tâm phễu sẽ hình thành một lối dẫn. Vì vậy, nước phân hủy từ rác có thể theo hướng này hòa nhập vào nước ngầm, rồi xuất hiện ở nơi thấp hơn và xa hơn. Thực tế là nước chảy ngầm của bãi rác đã xuất lộ ở gần nhà máy điện Cát Cát từ những năm 2000 (Nguồn:

Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Lào Cai).

Chôn 16 16 Đốt 56 56 Không xử lý 7 7 Không biết 7 7 Đốt và đổ xuống sông 2 2 Chôn và đốt 12 12 Tổng số 100 100 2.3.4. Rừng và đa dạng sinh học

Môi trường sinh học mà đặc biệt là tài nguyên rừng có ý nghĩa quan trọng với môi trường khu vực miền núi. Rừng không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn là yếu tố quan trọng để cân bằng hệ sinh thái. Rừng là một phần của tài nguyên du lịch và vì vậy cũng chịu nhiều tác động khi hoạt động du lịch phát triển.

Đối với du lịch miền núi, phục vụ nhu cầu ăn uống cho du khách dựa chủ yếu vào nguồn năng lượng từ củi. Ở các trung tâm du lịch được đầu tư như trung tâm thị trấn Sa Pa, trung tâm huyện Bắc Hà, đã có nhiều cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống sử dụng các nguồn năng lượng khác thay thế như gas, điện song việc loại bỏ củi hoàn toàn ở đây chưa được áp dụng. Than củi được sử dụng trong các nhà hàng, khách sạn để sưởi ấm cũng như sử dụng cho các quán hàng nướng. Do vậy, khối lượng than củi sử dụng trong lĩnh vực này tỉ lệ thuận với số lượng khách du lịch. Tại các điểm du lịch như thăm bản, leo núi…thì nguồn năng lượng chủ yếu được sử dụng vẫn là củi. Để có nguồn năng lượng này, rừng đã bị khai thác nhiều. Mặt khác, rừng cũng là nơi cung cấp thực phẩm (nhất là các món đặc sản từ thịt thú rừng, các cây thuốc) và nguyên vật liệu sử dụng cho xây dựng, sản xuất hàng thủ công, đồ lưu niệm cho các dịch vụ du lịch.

Ngoài ra, hiện tượng buôn bán động thực vật vẫm xuất hiện ở hai huyện. Đối với thực vật như phong lan, cây thuốc nam và nấm rừng đang được bán khá nhiều và không có bất kỳ hành vi cấm hay kiểm soát của chính quyền. Đối với động vật, nhiều loài động vật thú rừng như nai, hoẵng, hươu trở thành những món ăn đặc sản có hầu hết tại các nhà hàng. Kết quả điều tra có sự tham gia của người dân địa phương

và khách du lịch, có 39% số người được hỏi cho biết có hiện tượng động vật rừng bị săn bắt, giết hại tại điểm du lịch.

Hình 2.11. Thịt thú rừng trong thực đơn của nhà hàng

VQG Hoàng Liên là nơi có đa dạng sinh học và hệ động – thực vật phong phú với rất nhiều loài quý hiếm. Đặc biệt, nóc nhà Đông Dương – đỉnh Phan Xi Păng là điểm đến thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước muốn chinh phục. Cùng với định hướng phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai, tuyến du lịch sinh thái leo núi Phan Xi Păng được đưa vào khai thác từ năm 2004. Số lượng khách năm sau tăng hơn so với năm trước từ 20 -30 % (năm 2005 tổng thu bán vé đạt 50 triệu đồng với 2.000 lượt người). Hoạt động du lịch sinh thái thuộc VQG Hoàng Liên mới chỉ là bước đầu, quy mô hoạt động và số lượng du khách còn rất khiêm tốn, nhưng hiện nay hoạt động du lịch đã có những ảnh hưởng đến môi trường sinh thái thuộc VQG:

o Do loại hình du lịch sinh thái là một trong những loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, nên sẽ gây những tác động trực tiếp và gián tiếp đến đến môi trường tự nhiên, đến thảm thực vật rừng, đến đời sống của các loại động vật hoang dã. Hoạt động du lịch hiện tại chưa thật sự được coi là du lịch sinh thái mà chỉ là du lịch thiên nhiên hay du lịch có liên quan đến thiên nhiên, việc khai thác và sử dụng tài nguyên chưa thực sự dựa trên quan điểm bền vững. Lợi ích từ hoạt động du lịch chưa được hỗ trợ nhiều cho công tác bảo tồn, bảo vệ môi trường và phát triển cộng đồng địa phương (những người dân trong vùng chưa được tham gia nhiều vào hoạt

o Sử dụng lửa trong rừng để đun, nấu, đốt sưởi, phục vụ cho sinh hoạt của khách dễ dẫn đến cháy rừng, đặc biệt là trong mùa hanh khô, những ngày nắng nóng kéo dài.

o Khách du lịch nhiều dẫn đến quá tải, gây ảnh hưởng đến môi trường như: gây tiếng ồn, tạo ra lượng rác thải lớn, dễ có nguy cơ xảy ra cháy rừng, khó kiểm soát được các hoạt động tiêu cực của du khách gây ảnh hưởng đến môi trường rừng...

o Việc mở rộng quy mô, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động du lịch gây ra những tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường, cảnh quan thông qua việc: xây dựng, kiến thiết, để lại các chất thải, những vật liệu xây dựng không sử dụng hết ...

2.3.5. Môi trường không khí

Theo báo cáo của Sở TN - MT tỉnh Lào Cai, một số dự án khu du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường. Không khí vẫn ở mức tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, tiếng ồn vẫn thuộc giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương dBA) dựa theo tiêu chuẩn TCVN-5937- 1995 và TCVN-5949-1998:

Bảng 2.6. Kết quả đo kiểm phân tích các khí độc trên địa bàn huyện Sa Pa và Bắc Hà

TT Vị trí đo Kết quả (mg/m

3

)

NO2 SO2 Bụi

1. Trung tâm thị trấn Sa Pa – Khu vực chợ 0.13 0.20 0.22

2. Bên bờ hồ trung tâm thị trấn 0.11 0.17 0.20

3. Đường giao thông cách thị trấn Sa Pa 15km 0.15 0.22 0.23

4. Trung tâm thị trấn Bắc Hà 0.13 0.22 0.27

5. Tại cầu Bảo Nhai 0.10 0.17 0.22

TCVN-5937-2005 0.4 0.5 0.5

(Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Lào Cai, 2006)

Bảng 2.7. Kết quả đo tiếng ồn trên địa bàn huyện Sa Pa và Bắc Hà

1. Trung tâm thị trấn Sa Pa – Khu vực chợ 63.8

2. Bên bờ hồ trung tâm thị trấn 58.6

3. Đường giao thông cách thị trấn Sa Pa 15km 63.2

4. Trung tâm thị trấn Bắc Hà 61.9

5. Tại cầu Bảo Nhai 64.8

TCVN-5949-1998

- Tiếng ồn khu dân cư từ 6h-18h

- Khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại dịch vụ và sản xuất từ 6h-18h

60 75

(Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Lào Cai, 2006)

Ô nhiễm về môi trường không khí ở Sa Pa và Bắc Hà chưa cao; các nhà máy, khu công nghiệp với lượng xả thải ra môi trường không khí chưa nhiều; hệ thống phương tiện vận chuyển hạn chế; khí hậu mát mẻ nên ít sử dụng các thiết bị làm mát như máy điều hòa, tủ lạnh…Tuy nhiên, hạn chế của vùng miền núi là các phương tiện vận chuyển chưa được chú trọng quan tâm về mức độ, tiêu chuẩn xả thải phù hợp với môi trường. Đối với hai điểm du lich Sa Pa và Bắc Hà, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí cũng ít được quan tâm.

Vào mùa du lịch, các ngày lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần, các dịp đặc biệt, lượng xe du lịch vận chuyển khách đến các điểm du lịch làm tăng lượng khí thải CO2 vào môi trường không khí. Ở điểm du lịch Bắc Hà, vào ngày thường, số lượng xe không nhiều nhưng vào thứ bảy, chủ nhật và những ngày lễ hội, xe đến điểm du lịch tăng lên đáng kể và không có quản lý. Tuy chưa gây tác động lớn đến môi trường nhưng cũng làm ách tắc giao thông tại các điểm du lịch chính. Ngoài ra, ở các điểm du lịch, các thiết bị điều hòa nhiệt dộ dùng trong hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng lượng khí CFC thải ra cũng có tác động không nhỏ đến môi trường không khí. Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông, từ khách du lịch còn gây phiền hà cho cư dân địa phương và động vật hoang dã.

không khí xuất hiện tại điểm du lịch. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát chủ yếu từ những yếu tố có thể quan sát được như: sự tập trung của phương tiện vận chuyển, đặc biệt vào mùa cao điểm hoặc lễ hội, khi có các sự kiện.

Với vai trò là điều kiện phát triển du lịch, môi trường có tác động tích cực tới tâm lý du khách. Môi trường tốt sẽ tạo cho khách có những ấn tượng tốt về đất nước và con người nơi đến thăm. “Theo Giám đốc dự án cơ quan quản lý môi trường và năng lượng Pháp (ADEME), bà Arica Allis, 3/4 khách du lịch cho rằng việc du lịch của họ không nên hủy hoại môi trường. Ít nhất 1/3 khách du lịch sẵn sàng trả thêm phí để mang lại lợi ích cho cộng đồng ở địa phương và cho việc bảo tồn thiên nhiên. Phần lớn khách du lịch có mong muốn tìm hiểu về phong tục, địa lý, văn hóa. Trong các lĩnh vực này, môi trường đóng vai trò rất quan trọng.” [29] Đối với khách du lịch châu Âu, họ đã có nhận thức sâu sắc về BVMT và thường chỉ chọn những điểm đến du lịch sinh thái hoặc du lịch không tác hại đến môi trường. Tuy nhiên, phần nhiều khu du lịch ở Việt Nam chưa có ý thức này. Nên đi trước đón đầu hợp lí, vì đây là việc làm tốt cho đất nước chúng ta, chưa kể đến, nếu không thay đổi cách nhìn nhận về BVMT sẽ không thể cạnh tranh.

Các yếu tố của môi trường khi bị suy thoái đều có tác động trở lại đối với hoạt động du lịch bởi đây là tài nguyên của hoạt động du lịch. Hiện nay, các thành phần của môi trường tự nhiên như đất (rác thải), nước, cảnh quan là những yếu tố có thể dễ dàng nhận thấy sự ô nhiễm ở các điểm du lịch của Bắc Hà và Sa Pa. Đặc biệt những du khách quay trở lại Sa Pa đều có nhận xét Sa Pa đã mất đi sự hài hòa thiên nhiên và kiến trúc, mất đi sự hoang sơ, trong lành trước đây. Vào thời gian cao điểm như lễ hội, cuối tuần, hè, hiện tượng rác thải không đúng nơi quy định, không được thu gom; hồ trung tâm, các con suối bị ô nhiễm gây nhiều phản cảm đối với du khách.

2.4. Hoạt động bảo vệ môi trường tự nhiên ở Sa Pa và Bắc Hà

2.4.1. Vấn đề triển khai, thể chế hóa các quy định của Nhà nước về BVMT tại Sa Pa và Bắc Hà Pa và Bắc Hà

Trong những năm qua, để thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về BVMT, Sở TN – MT tỉnh Lào Cai với chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước

đối với môi trường, đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành một số văn bản, quy

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)