Môi trường không khí

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 49)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.5.Môi trường không khí

Theo báo cáo của Sở TN - MT tỉnh Lào Cai, một số dự án khu du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh đã thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường. Không khí vẫn ở mức tiêu chuẩn chất lượng không khí xung quanh, tiếng ồn vẫn thuộc giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư (theo mức âm tương đương dBA) dựa theo tiêu chuẩn TCVN-5937- 1995 và TCVN-5949-1998:

Bảng 2.6. Kết quả đo kiểm phân tích các khí độc trên địa bàn huyện Sa Pa và Bắc Hà

TT Vị trí đo Kết quả (mg/m

3

)

NO2 SO2 Bụi

1. Trung tâm thị trấn Sa Pa – Khu vực chợ 0.13 0.20 0.22

2. Bên bờ hồ trung tâm thị trấn 0.11 0.17 0.20

3. Đường giao thông cách thị trấn Sa Pa 15km 0.15 0.22 0.23

4. Trung tâm thị trấn Bắc Hà 0.13 0.22 0.27

5. Tại cầu Bảo Nhai 0.10 0.17 0.22

TCVN-5937-2005 0.4 0.5 0.5

(Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Lào Cai, 2006)

Bảng 2.7. Kết quả đo tiếng ồn trên địa bàn huyện Sa Pa và Bắc Hà

1. Trung tâm thị trấn Sa Pa – Khu vực chợ 63.8

2. Bên bờ hồ trung tâm thị trấn 58.6

3. Đường giao thông cách thị trấn Sa Pa 15km 63.2

4. Trung tâm thị trấn Bắc Hà 61.9

5. Tại cầu Bảo Nhai 64.8

TCVN-5949-1998

- Tiếng ồn khu dân cư từ 6h-18h

- Khu dân cư xen kẽ trong khu thương mại dịch vụ và sản xuất từ 6h-18h

60 75

(Nguồn: Sở Tài nguyên Môi trường Lào Cai, 2006)

Ô nhiễm về môi trường không khí ở Sa Pa và Bắc Hà chưa cao; các nhà máy, khu công nghiệp với lượng xả thải ra môi trường không khí chưa nhiều; hệ thống phương tiện vận chuyển hạn chế; khí hậu mát mẻ nên ít sử dụng các thiết bị làm mát như máy điều hòa, tủ lạnh…Tuy nhiên, hạn chế của vùng miền núi là các phương tiện vận chuyển chưa được chú trọng quan tâm về mức độ, tiêu chuẩn xả thải phù hợp với môi trường. Đối với hai điểm du lich Sa Pa và Bắc Hà, vấn đề ô nhiễm môi trường không khí cũng ít được quan tâm.

Vào mùa du lịch, các ngày lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần, các dịp đặc biệt, lượng xe du lịch vận chuyển khách đến các điểm du lịch làm tăng lượng khí thải CO2 vào môi trường không khí. Ở điểm du lịch Bắc Hà, vào ngày thường, số lượng xe không nhiều nhưng vào thứ bảy, chủ nhật và những ngày lễ hội, xe đến điểm du lịch tăng lên đáng kể và không có quản lý. Tuy chưa gây tác động lớn đến môi trường nhưng cũng làm ách tắc giao thông tại các điểm du lịch chính. Ngoài ra, ở các điểm du lịch, các thiết bị điều hòa nhiệt dộ dùng trong hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng lượng khí CFC thải ra cũng có tác động không nhỏ đến môi trường không khí. Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông, từ khách du lịch còn gây phiền hà cho cư dân địa phương và động vật hoang dã.

không khí xuất hiện tại điểm du lịch. Nguyên nhân của hiện tượng này xuất phát chủ yếu từ những yếu tố có thể quan sát được như: sự tập trung của phương tiện vận chuyển, đặc biệt vào mùa cao điểm hoặc lễ hội, khi có các sự kiện.

Với vai trò là điều kiện phát triển du lịch, môi trường có tác động tích cực tới tâm lý du khách. Môi trường tốt sẽ tạo cho khách có những ấn tượng tốt về đất nước và con người nơi đến thăm. “Theo Giám đốc dự án cơ quan quản lý môi trường và năng lượng Pháp (ADEME), bà Arica Allis, 3/4 khách du lịch cho rằng việc du lịch của họ không nên hủy hoại môi trường. Ít nhất 1/3 khách du lịch sẵn sàng trả thêm phí để mang lại lợi ích cho cộng đồng ở địa phương và cho việc bảo tồn thiên nhiên. Phần lớn khách du lịch có mong muốn tìm hiểu về phong tục, địa lý, văn hóa. Trong các lĩnh vực này, môi trường đóng vai trò rất quan trọng.” [29] Đối với khách du lịch châu Âu, họ đã có nhận thức sâu sắc về BVMT và thường chỉ chọn những điểm đến du lịch sinh thái hoặc du lịch không tác hại đến môi trường. Tuy nhiên, phần nhiều khu du lịch ở Việt Nam chưa có ý thức này. Nên đi trước đón đầu hợp lí, vì đây là việc làm tốt cho đất nước chúng ta, chưa kể đến, nếu không thay đổi cách nhìn nhận về BVMT sẽ không thể cạnh tranh.

Các yếu tố của môi trường khi bị suy thoái đều có tác động trở lại đối với hoạt động du lịch bởi đây là tài nguyên của hoạt động du lịch. Hiện nay, các thành phần của môi trường tự nhiên như đất (rác thải), nước, cảnh quan là những yếu tố có thể dễ dàng nhận thấy sự ô nhiễm ở các điểm du lịch của Bắc Hà và Sa Pa. Đặc biệt những du khách quay trở lại Sa Pa đều có nhận xét Sa Pa đã mất đi sự hài hòa thiên nhiên và kiến trúc, mất đi sự hoang sơ, trong lành trước đây. Vào thời gian cao điểm như lễ hội, cuối tuần, hè, hiện tượng rác thải không đúng nơi quy định, không được thu gom; hồ trung tâm, các con suối bị ô nhiễm gây nhiều phản cảm đối với du khách.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 49)