Các loại hình du lịch chính tại hai điểm

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 31)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1.Các loại hình du lịch chính tại hai điểm

Du lịch cộng đồng: Tại Sa Pa, hoạt động du lịch làng bản đã được quy hoạch, tổ chức thực hiện từ nhiều năm trở lại đây. Các làng bản thu hút nhiều du khách như: Tả Phìn, Cát Cát, Bản Hồ, Sín Chải, Tả Van…Phòng Văn hóa - Thông tin của huyện đã tổ chức đoàn khảo sát 2 tuyến du lịch (xã Nậm Cang và xã Bản Khoang, Tả Giàng Phình) để đề xuất mở tuyến mới, dự kiến năm 2009 và 2010. Tính đến ngày 28/11/2008 số đoàn đi tham quan các tuyến du lịch làng bản là 18.977 đoàn với 79.361 lượt khách, đến 31/12/2008 có 22.387 đoàn khách với 97.281 lượt khách, tăng 3.410 đoàn bằng 17.920 lượt khách).

Bảng 2.1. Biểu tổng hợp số ngày tour trên các tuyến du lịch làng bản trên địa bàn huyện Sa Pa năm 2006 - 2007

Stt Số ngày Tour Năm 2006 Năm 2007 So sánh (%) cùng kỳ Số đoàn Lượt khách Số đoàn Lượt khách Số đoàn Lượt khách

1 Đi trong ngày 9.364 32.666 9.577 44.753 102 137 2 Đi 2 ngày 1 đêm 3.417 15.827 3.875 13.672 113 86 3 Đi 3 ngày 2 đêm 1.424 4.988 2.389 6.142 167 123 4 Đi 4 ngày 3 đêm và dài hơn 180 1.038 745 2.015 413 194

Tổng cộng 14.380 54.519 16.586 66.582 115 122

(Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sa Pa, 2009)

Ở Bắc Hà, tại các thôn bản Tà Chải, Bản Phố, Trung Đô, Nậm Khánh, Bản Liền đã xuất hiện ác mô hình làm du lịch cộng đồng. Người dân tại các thôn, bản đã biết tận dụng lợi thế ngôi nhà của mình để khai thác phục vụ khách du lịch có nhu cầu khám phá trải nghiệm. Đây là loại hình du lịch đang được ưa thích và phát triển ở Sa Pa và Bắc Hà. Loại hình du lịch này một mặt khai thác được các lợi thế về tài nguyên du lịch tự nhiên của địa phương, mặt khác tạo cơ hội việc làm cho người dân, mang lại lợi ích cho cộng đồng. Nhưng thách thức khi loại hình này phát triển là tăng lượng rác thải, nước thải không được xử lý đúng quy trình, thiếu nước sạch…

Du lịch nghỉ dưỡng hiện nay chủ yếu là khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến Bắc Hà sau khi thăm quan, du lịch thì kết hợp nghỉ dưỡng ngắn ngày ở các nhà nghỉ, khách sạn và thưởng thức các món ăn ẩm thực các dân tộc trên địa bàn. Đối với Sa Pa, hệ thống cơ sở lưu trú phục vụ du lịch ngày một phát triển, đa dạng về chất lượng cùng với các dịch vụ bổ sung đã phát triển ở một mức độ nhất định nên đã đáp ứng được nhu cầu nghỉ dưỡng của du khách, mặc dù mức độ đáp ứng chưa cao. Để đáp ứng nhu cầu của du khách, nhiều cơ sở lưu trú tư nhân, quy mô nhỏ được xây

Du lịch sinh thái: là loại hình này dựa vào thiên nhiên, cảnh quan môi trường sinh thái, Sa Pa và Bắc Hà có những thế mạnh đặc biệt mà ít nơi có được, cùng với nền văn hóa bản địa gắn với tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường sinh thái. Vườn Quốc gia Hoàng Liên, cảnh quan thiên nhiên ở các làng bản là điểm đến thích hợp của loại hình du lịch này. Nếu Sa Pa có lợi thế về công tác quy hoạch, tổ chức các điểm du lịch thì Bắc Hà có điểm mạnh về phong cảnh hoang sơ, còn ít được biết tới. Các điểm như : Rừng chè cổ thụ Hoàng Thu Phố, rừng Sa Mộc Lầu Thí Ngài, Lùng Cải…là những điểm đến hấp dẫn đối với loại hình du lịch này. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức đối với chính quyền, các đơn vị tổ chức hoạt động du lịch, với cư dân địa phương và môi trường tự nhiên khi hoạt động này được phát triển nhưng trình độ quản lý chưa tương xứng.

Du lịch đi bộ, ngắm cảnh, leo núi và mạo hiểm: Ở Sa Pa đã hình thành nhiều điểm, tuyến điểm du lịch đáp ứng nhu cầu của loại hình du lịch này, đặc biệt là tuyến Sa Pa – Phan Xi Păng với nhiều chương trình, chặng leo khác nhau. Bắc Hà cũng đã xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình du lịch mạo hiểm, thu hút được du khách nước ngoài, nhưng số lượng các chương trình, tuyến điểm, trình độ tổ chức còn hạn chế: leo núi ở xã Bảo Nhai, Nậm Mòn, Cốc Ly, Hoàng Thu Phố, núi 3 mẹ con tại thị trấn Bắc Hà; du lịch trên sông Chảy tuyến Bảo Nhai - Cốc Ly,

Du lịch lễ hội: với 20 dân tộc, hoạt động lễ hội của hai huyện đã và đang được đẩy mạnh khai thác để phát huy các tiềm năng du lịch. Tuy nhiên, thách thức đối với môi trường tự nhiên là các hoạt động lễ hội thường tập trung lượng khách lớn trong một thời gian ngắn, trong khi đó công tác bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đầy đủ, làm gia tăng sức ép lên môi trường.

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 31)