5. Kết cấu của luận văn
3.3.1. Khuyến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và môi trường
3.1.1. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai
●Nghiên cứu cụ thể hóa những quy định áp dụng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, bảo vệ môi trường trong các loại hình du lịch, cơ sở du lịch, các nhà hàng, khách sạn…
● Hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương đẩy mạnh hoạt động bảo vệ môi trường: tuyên truyền; giáo dục đội ngũ cán bộ quản lý và chủ cơ sở kinh doanh du lịch trong công tác quản lý du lịch và cung cấp các kiến thức về quy định đối với hoạt động môi trường…
● Hỗ trợ tuyên truyền các điểm du lịch, các cơ sở kinh doanh du lịch đạt tiêu chuẩn môi trường; các chương trình du lịch gắn với bảo vệ môi trường.
● Báo cáo với Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu bổ sung, sửa đổi Quyết định số 02/2003/QĐ-BTNMT và tham mưu cho UBND tỉnh Lào Cai ban hành văn bản cụ thể hóa việc thực hiện bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch của các tổ chức cá nhân.
3.1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai
● Đẩy mạnh hoạt động quan trắc, thanh tra, kiểm tra, xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động du lịch. Hỗ trợ cán bộ quản lý cấp địa phương trong công tác nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ.
3.3.2. Khuyến nghị với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch
Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch cần tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường theo quy định của nhà nước, hạn chế tới mức tối đa những tác động gây ô nhiễm tới môi trường tự nhiên. Nhân viên trong doanh nghiệp cần được giáo dục, tuyên truyền về sử dụng tiết kiệm năng lượng, cũng như hạn chế các hoạt động gây ô nhiễm tới môi trường.
● Tham gia vào các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bảo vệ môi trường do địa phương tổ chức.
● Sử dụng nguồn vốn có hiệu quả khi đầu tư xây dưng, sửa chữa, đảm bảo sự hài hòa về kiến trúc.
Đối với các doanh nghiệp lữ hành, cần thực hiện Tiếp thị xanh, đưa những nội dung về BVMT và nguy cơ mất an toàn từ môi trường trên các ấn phẩm, chương trình; tổ chức các chương trình du lịch ít gây hại tới môi trường, không đưa du khách tới các vùng có vấn đề về môi trường, các khu vực cấm như vườn quốc gia, khu bảo tồn; thực hiện thu gom chất thải, đảm bảo vệ sinh môi trường tại điểm công cộng.
3.3.3. Khuyến nghị với cộng đồng địa phương, khách du lịch
● Tôn trọng và thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường tại điểm du lịch, khu du lịch; tránh gây lãng phí tài nguyên và xâm phạm đến tài nguyên tự nhiên.
● Sử dụng dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch (hãng lữ hành, nhà hàng, khách sạn, vận chuyển) đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ (bao gồm đạt tiêu chuẩn về quy trình xử lý chất thải, có ý thức tốt trong hoạt động bảo vệ môi trường)
● Sử dụng các dịch vụ công cộng như thùng rác, nhà vệ sinh, tránh vứt rác không đúng nơi quy định.
KẾT LUẬN
1. Du lịch là ngành kinh tế - xã hội có quan hệ chặt chẽ với môi trường tự nhiên. Mối quan hệ này thể hiện hai chiều:
Sức hấp dẫn của môi trường tự nhiên là một trong điều kiện để phát triển du lịch. Các yếu tố này hấp dẫn đặc biệt bởi sự hoang sơ, trong lành, không bị ô nhiễm. Sự suy giảm của môi trường tất yếu sẽ dẫn tới sự suy giảm về du lịch.
Du lịch đồng thời tạo ra những tác động tích cực tới môi trường như nâng cao nhận thức về môi trường khi hiểu được giá trị của môi trường, tăng thêm nguồn vốn cho hoạt động nghiên cứu công nghệ, tuyên truyền, giáo dục…bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, những tác động tiêu cực của du lịch tới môi trường còn lớn hơn rất nhiều so với những tác động tích cực mà du lịch mang lại.
2. Ở những vùng miền núi nói chung, ở Sa Pa và Bắc Hà nói riêng, ô nhiễm môi trường khu vực đã và đang bị suy thoái. Một số điểm du lịch môi trường cảnh quan kiến trúc bị biến đổi khá nghiêm trọng, không có khả năng phục hồi.
3. Trong thời gian qua, những hoạt động BVMT ở Sa Pa và Bắc Hà đã đạt được những kết quả tích cực nhất định. Tuy nhiên, khi quy hoạch điểm du lịch đều đặt ra phương hướng phát triển du lịch sẽ tất yếu dẫn tới sự quá tải về sức chứa của môi trường tại điểm.
4. Thực trạng hoạt động du lịch và hoạt động bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch Sa Pa và Bắc Hà là cơ sở thực tiễn rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường để đề xuất những giải pháp cho hoạt động bảo vệ môi trường tại điểm du lịch miền núi đã phát triển (Sa Pa) nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của du lịch tới môi trường và rút ra những kinh nghiệm để nâng cao hoạt động này đối với điểm du lịch miền núi đang trong quá trình phát triển như Bắc Hà.
Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của các cá nhân và tập thể. Trước hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Phan Văn Hùng, người đã trực tiếp hướng dẫn và có ảnh hưởng nhiều nhất tới tác giả trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tiếp đến, tác giả xin giửi lời cảm ơn chân thành tới UBND huyện Sa Pa, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Sa Pa và Bắc Hà, Phòng Tài nguyên Môi trường
báu của Ông Lê Đức Luận - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Sa Pa, Ông Phạm Tất Thành – Trưởng phòng nghiệp vụ Du lịch – Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai, Ông Hà Quốc Trung – Giám đốc Trung tâm Thông tin Du lịch tỉnh Lào Cai, Ông Phan Thanh Sơn – Phòng Văn hóa Thông tin huyện Bắc Hà, Ông Phạm Tiến Dũng – Phó phòng Văn hóa Thông tin huyện Sa Pa và người dân địa phương ở hai huyện Sa Pa, Bắc Hà.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn sự động viên, khích lệ của các quý thầy cô giáo trong Khoa Du lịch học, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Do những điều kiện chủ quan và khách quan, luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp chân thành để đề tài nghiên cứu sâu rộng và triệt để hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Huy Bá, (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
2. Vũ Thế Bính, (2005), Du lịch và công tác bảo vệ môi trường, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 7, tr.11-12
3. Bộ Tài nguyên Môi trường, (2003), Quy chế bảo vệ môi rường trong lĩnh vực du lịch
4. Lê Thạc Cán, (1994), Đánh giá tác động môi trường: Phương pháp luận và kinh nghiệm thực tiễn, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
5. Nguyễn Thế Chinh, (1999), Áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng lực
quản lý môi trường ở Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
6. Nguyễn Thế Chinh, (2006), Sử dụng công cụ kinh tế bảo vệ môi trường nhằm
phát triển du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 4, tr.32-51
7. Bùi Văn Dũng, (1999), Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường cho sự phát triển lâu bền, Luận án tiến sĩ triết học, Hà Nội
8. Đỗ Thanh Hoa, (2005), Kinh nghiệm của một số quốc gia về phát triển du lịch
gắn với bảo vệ môi trường, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 12, tr.17-42
9. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu, (2001), Du lịch bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội
10. Nguyễn Đình Hòe, (2002), Sổ tay hướng dẫn truyền thông môi trường, Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường Hải Dương, Hải Dương
11. Quang Hồng, (2005), Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực
du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 9, tr.18-19
12. Nguyễn Đức Khiển , (2002), Luật và các tiêu chuẩn chất lượng môi trường,
Nxb Hà Nội, Hà Nội
13. Lê Văn Khoa, (2003), Môi trường và phát triển bền vững miền núi, Nxb Giáo dục, Hà Nội
14. Phạm Trung Lương, (1997), Đánh giá tác động môi trường trong phát triển du
15. Phạm Trung Lương, (2001), Tài nguyên và môi trường du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội
16. Phạm Trung Lương, (2004), Phát triển du lịch từ góc độ môi trường, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 10, tr.27
17. Phạm Trung Lương, (2004), Phát triển du lịch từ góc độ môi trường, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 11, tr.18-19,53
18. Quốc hội, (2005), Luật Bảo vệ môi trường, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 19. Trần Đức Thanh, (2003), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội
20. Phạm Lê Thảo, (2005), Môi trường tự nhiên với phát triển bền vững ở Việt
Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, Số 8, tr.26-27
21. Nguyễn Viết Thổ, (1998), Môi trường: các công trình nghiên cứu, Tập 5, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
22. Đặng Như Toàn, Nguyễn Quang Thái (dịch), (1985), Bảo vệ môi trường và hiệu
quả kinh tế xã hội của nó, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội
23. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lào Cai, (2004), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Lào
Cai (Giai đoạn 2005 – 2010 và định hướng 2020), Lào Cai.
24. Báo cáo, tham luận về du lịch và BVMT của Phòng Văn hóa – Thông tin, Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Sa Pa, Bắc Hà.
Sách, tạp chí tiếng Anh:
25. Asia – Pacific economic co-operation, (1997), Tourism and environmental best
practise in APEC member economies, Singapore
26. Callan Scott J, (1996), Environmental economies and management: Theory,
policy and applications, Irwin
27. Dasmann Raymond F, (1959), Environmental conservation, John Wiley and Sons, New York
28. APEC Tourism working group, (1996), Environmentally subtainable tourism in
Internet
29. Một số kinh nghiệm trong quá trình bảo vệ môi trường du lịch
http://www.moitruongdulich.vn/index.php?itemid=1188, 22/04/2008
30. Nepal phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo vệ thiên nhiên và môi trường
http://www.moitruongdulich.vn/index.php?itemid=1284, 09/09/2008
31. Phát triển du lịch tác động lên môi trường,
Phụ lục 1. Sơ đồ cơ chế suy thoái môi trường tự nhiên
Các hoạt động phát triển Kinh tế - Xã hội chính
Khai thác tài nguyên, khoáng sản Phát triển giao thông vận tải Phát triển du lịch Phát triển CSHT và đô thị, phát triển công nghiệp Các quá trình phát triển Kinh tế - Xã hội
Gia tăng khí thải bụi, tiếng ồn Gia tăng nước thải Gia tăng chất thải rắn Thay đổi hình thức sử dụng đất Mất thảm thực vật Thay đổi cấu trúc địa mạo Gia tăng xói mòn Giảm tính đa dạng sinh học
Thiếu các giải pháp quản lý môi trường
Ô nhiễm môi trường khí Suy thoái môi trường nước Suy thoái môi trường đất Suy thoái môi trường sinh thái Biến đổi cảnh quan Gia tăng sự cố
Phụ lục 2. Tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường tự nhiên Làm mất thảm thực vật, xói mòn đất Xây dựng và hoạt động Tăng lượng rác đang và chưa được xử lý các cở sở dịch vụ du lịch Thay đổi hệ sinh thái
Làm suy yếu nguồn nước sạch
Tăng lượng chất thải rắn
Quá tải tại các điểm tham quan Tính mùa vụ của du lịch Ô nhiễm tiếng ồn và ánh sáng
Quá tải của hệ thống xử lý nước thải Xử lý không tốt chất thải rắn
Ô nhiễm không khí
Phương tiện vận chuyển Động vật hoang dã bị chết và bị thương trên đường
Ô nhiễm tiếng ồn
Suy thoái thảm thực vật Xói mòn đất
Đường mòn du lịch Làm xáo trộn cuộc sống của động vật hoang dã Ô nhiễm nguồn nước do rác thải từ du khách Đốt lửa trại gây tổn hại đến hệ thực vật và hệ sinh thái
Tăng lượng rác thải
Tham quan Tổn hại đến hệ thực vật và hệ sinh thái
Phá vỡ hệ sinh thái tự nhiên của động thực vật hoang dã
Phụ lục 3. Báo cáo kết quả Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2009
Báo cáo kết quả
Hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 5/6/2009
Thực hiện Công văn số: 1032/UBND-TNMT ngày 15 tháng 5 năm 2009 của UBND tỉnh Lào Cai “V/v Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới”;
Uỷ ban nhân dân huyện Sa Pa báo cáo kết quả hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới ngày 05 tháng 6 năm 2009 như sau:
I. Những hoạt động chính:
Tổ chức phát động mọi tầng lớp nhân dân, cán bộ, học sinh, thanh niên tham gia hưởng ứng bằng những hành động cụ thể: Phát động phong trào bảo vệ môi trường không khí, bảo vệ rừng, trồng và chăm sóc cây xanh; Tổ chức các hoạt động ra quân làm sạch đường làng ngõ xóm, khu dân cư, các tổ dân phố thu gom rác thải góp phần cải thiện chất lượng môi trường.
II. Công tác tổ chức thực hiện:
UBND huyện có Công văn số 469/UBND-TNMT ngày 25/5/2009 V/v tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, chỉ đạo tổ chức các hoạt động: đôn đốc các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn, thôn bản, các ban ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp, tổ chức cá nhân trên địa bàn huyện lấy ngày 05/6/2009 (thứ 6) đồng loạt ra quân hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới bằng các hoạt động thiết thực như: Tổng vệ sinh, khơi thông cống rãnh, thu gom xử lý chất thải; Phát động trồng mới và chăm sóc cây xanh giữ gìn cảnh quan môi trường tại cơ quan, đơn vị, những nơi công cộng.
UBND Huyện Sa Pa số: /BC-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
- Số đơn vị tham gia: 57 đơn vị (Các cơ quan, trường học, doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng, UBND các xã, thị trấn).
- Tổng số người tham gia: 5.143 người. - Tổng lượng rác thu gom, xử lý: 176,82 m3. - Tổng diện tích được làm vệ sinh:29.532 m2. - Tổng số mét rãnh được khơi thông: 36.171 m.
- Tổng số nguồn nước (giếng nước, bể nước) được làm vệ sinh: 15 cái. - Tổng số cây xanh được trồng mới: 1.832 cây.
- Diện tích cây xanh được chăm sóc: 4.843 ha. - Số băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền: 56 cái. - Tổ chức cổ động: 01 đợt.
IV. Những kiến nghị:
- Các ban ngành cùng phối kết hợp trong công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức của người dân hơn nữa về tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Tổ chức phát động phong trào trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, trồng mới rừng đầu nguồn. Nghiêm cấm tình trạng chặt phá, khai thác rừng bừa bãi.
- Cung cấp thêm tờ rơi, tranh ảnh cổ động và một số tài liệu liên quan để công tác tuyên truyền, hướng dẫn ở cơ sở đạt hiệu quả cao./.
Nơi nhận: TM. uỷ ban nhân dân huyện - Sở TNMT (b/c);
- TTHU.UBND; - Lưu VP +TNMT.
Phụ lục 4. BẢNG HỎI NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH
Xin chào Ông/ Bà…..
Nhằm mục đích tìm kiếm những giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của du lịch đối với môi trường tự nhiên tại địa phương, chúng tôi đang tiến hành khảo sát nhận xét của du khách và người dân địa phương về môi