5. Kết cấu của luận văn
3.2.2. Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường trong
động du lịch tại điểm
UBND các huyện cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền với tần suất lớn hơn, phạm vi rộng hơn, đa dạng, phong phú về hình thức thể hiện; tiếp tục đẩy mạnh các phong tào quần chúng BVMT như phong trào Xanh - Sạch - Đẹp, tuần lễ nước sạch VSMT, ngày môi trường thế giới...Việc lựa chọn phương pháp, phương tiện đối với mỗi đối tượng phải linh hoạt và đa dạng. Để hoạt động này có hiệu quả, cần sự chủ động của UBND các huyện và đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện là Phòng Văn hóa – Thông tin và Phòng Môi trường của các huyện.
Đối với người dân địa phương, để thực hiện tốt hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường tới cộng đồng địa phương, nếu chỉ áp đặt theo một chiều từ trên xuống chưa đủ để người dân hiểu, đồng tình, ủng hộ, cam kết và thực sự thay đổi hành vi của họ với môi trường. Vì vậy, hoạt động tuyên truyền cần nâng cao, chú trọng và gắn với cộng đồng địa phương hơn:
- Xây dựng nội dung bảo vệ môi trường du lịch trong chương trình giáo dục và nâng cao dân trí, hình thành ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Các cơ quan quản lý nhà nước cần kêu gọi, dành nguồn kinh phí nhất định, hàng năm cho tổ chức, đầu tư phương tiện, đào tạo, tăng cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách và mạng lưới phục vụ chương trình giáo dục và nâng cao dân trí về tài nguyên,
- Đảm bảo sự tham gia của người dân địa phương vào hoạt động du lịch từ khi lập kế hoạch đến thực hiện. Việc làm này tạo cơ hội cho người dân trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch, tăng thu nhập và có trách nhiệm hơn với môi trường tự nhiên trong khu vực.
- Phương pháp giáo dục, truyền thông hướng tới cộng đồng cần đa dạng, phong phú hơn, kết hợp truyền thông đại chúng với truyền thông cộng đồng như: xây dựng và nhân rộng mô hình du lịch phát triển du lịch cộng đồng, tăng các triển lãm và trưng bày (cộng đồng có thông tin về vấn đề môi trường, thu thập ý kiến đóng góp, đề nghị của người dân); giao tiếp với cá nhân và nhóm nhỏ (có thể đối thoại sâu, cởi mở và có phản hồi ngay); họp cộng đồng, hội thảo (thuận lợi cho bàn bạc, ý kiến và ra quyết định những vấn đề môi trường và du lịch của cộng đồng); nhân rộng các câu lạc bộ môi trường (đoàn thanh niên, hội phụ nữ, người cao tuổi…); tuyên truyền môi trường nhân các sự kiện như lễ hội, ngày môi trường thế giới; thi tuyên truyền viên môi trường, trẻ em thi vẽ hoặc viết bài về môi trường; trại hè sinh thái cho học sinh ; tổ chức các khóa tập huấn dưới nhiều hình thức như: tại chỗ, tại các điểm cụ thể…
Bảng 3.13. Kết hợp truyền thông đại chúng với truyền thông cộng đồng [10, tr16] Loại hình
Truyền thông đại chúng Truyền thông cộng đồng Hình thức
Hình thức In ấn, truyền thanh, truyền
hình…
Giao tiếp trực tiếp: tham quan, văn nghệ quần chúng, thi vẽ…
Sản phẩm Báo viết, báo nói, báo hình… Các cuộc gặp gỡ và thảo luận,
tham quan mô hình, hội diễn…
Mục đích chính
Cung cấp thông tin, phổ biến kiến thức
Trao đổi hai chiều nhằm đạt sự hiểu biết; có yếu tố phản hồi từ
người nhận thông tin
Ưu điểm
Khả năng phủ sóng rộng, nhanh nhạy, lôi cuốn, hấp dẫn
Tính phản hồi cao, tính thuyết phục cao, tăng cường tính tự tin,
chi phí thấp
Hạn chế
Phản hồi không thường xuyên, cần có phương tiên và có kiến
thức, tay nghề
Có thể chưa hấp dẫn (tính chuyên nghiệp thấp) và phải có
chương trình huấn luyện
- Nội dung cung cấp, tuyên truyền trước hết cần phải để công đồng hiểu những tác động nhiều chiều của hoạt động du lịch tới môi trường, vai trò của môi trường đối với đời sống của cộng đồng cũng như hoạt động du lịch.
- Tuyên truyền, giáo dục kèm theo hỗ trợ một phần kinh phí, các kiến thức, kỹ thuật để cộng đồng địa phương có khả năng thực hiện đúng với các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với khách du lịch, phương pháp chủ yếu hiện nay là diễn giải môi trường, thông qua ngôn ngữ chuyên ngành chuyển thành ngôn ngữ và ý tưởng mà những người không làm khoa học có thể hiểu được. Hoạt động này được thực hiện thông qua các biển chỉ dẫn, tờ rơi, sách hướng dẫn du lịch, hướng dẫn viên. Vì vậy, để đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường đối với du khách, du khách cần được:
- Giáo dục, diễn giải về môi trường, tài nguyên khu vực, cụ thể là những hoạt động được làm, không được làm tại các điểm du lịch; ý thức bảo vệ môi trường, trân trọng các giá trị tự nhiên; tiết kiệm trong sử dụng nước, điện; tránh sử dụng các sản phẩm từ
rác thải không đúng quy định…Để thực hiện tốt hoạt động này, vai trò của hướng dẫn viên du lịch là rất lớn, bên cạnh các hình thức tuyên truyền như tờ rơi, biển báo từ các đơn vị quản lý môi trường và du lịch và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn;
- Các chương trình du lịch cần hướng tới khuyến khích du khách tham gia vào chương trình vệ sinh làm sạch điểm du lịch, trồng cây xanh góp phần làm xanh hóa điểm du lịch. Hiện nay, Trung tâm xúc tiến du lịch Sa Pa đã đưa một số nội dung, hướng du khách tới các hoạt động bảo vệ môi trường trong các tờ gấp giới thiệu chương trình du lịch tại điểm. Hình thức này cần tiếp tục đẩy mạnh trong các chương trình du lịch của các công ty du lịch, tại nhiều điểm du lịch khác.
- Phòng Văn hóa – Thông tin và Phòng Môi trường của các huyện chủ động hướng dẫn, thực hiện dán các áp phích trong các bản; các công ty lữ hành và khách sạn, nhà hàng phát các tờ rơi khuyến cáo cần thiết nhắc nhở du khách có ý thức về sự cần thiết phải bảo vệ tự nhiên, không làm ô nhiễm môi trường bằng cách bỏ rác thải đúng nơi quy định khi tham quan.
Đối với hướng dẫn viên du lịch, là người đại diện doanh nghiệp lữ hành đón tiếp, tổ chức, thực hiện các chương trình du lịch, cần phải am hiểu, có kiến thức chung về môi trường. Vì vậy, hướng dẫn viên cần được:
- Cung cấp các kiến thức pháp luật về môi trường, cụ thể như Luật Môi trường, Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn của các cơ quan Nhà nước, tổ chức và doanh nghiệp. Các hướng dẫn viên cần chủ động trong việc giới thiệu cho du khách các nội dung về trách nhiệm của du khách, quy định về bảo vệ môi trường tại điểm.
- Cung cấp các kiến thức nhất định về đặc điểm môi trường tại điểm du lịch. Những hiểu biết này ngoài việc giúp hướng dẫn viên trả lời các câu hỏi của du khách nhưng quan trọng hơn là được cung cấp các kiến thức về sinh thái môi trường học. Từ đó, hướng dẫn viên có thể dễ dàng hơn trong việc hướng dẫn, tổ chức và kiểm soát việc tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường tự nhiên của du khách, giảm thiểu tác động tiêu cực từ du khách tới môi trường.
Chính quyền địa phương và các nhà kinh doanh du lịch cần thường xuyên tổ chức các khóa học, các lớp tập huấn hướng dẫn cán bộ quản lý du lịch về phương pháp, quy trình tiến hành đánh giá tác động môi trường và kiểm soát các tác động của du lịch tới môi trường. Đối với các cơ sở lưu trú sẽ gắn thêm biển khách sạn xanh theo tiêu chuẩn quốc gia cho các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn về môi trường, từ đó tạo ý thức trách nhiệm cho các cơ sở cơ sở lưu trú.
Tuyên truyền về bảo vệ môi trường không chỉ giới hạn các nội dung như vai trò của môi trường đối với du lịch, tác động của du lịch tới môi trường, các chương trình bảo vệ môi trường mà còn phải tập trung tuyên truyền phổ biến pháp luật, các quy định về bảo vệ môi trường. Hiện nay, đại bộ phận cư dân địa phương và những cơ sở kinh doanh du lịch không nắm rõ, sâu về pháp luật. Bởi vậy, việc chấp hành pháp luật thường không nghiêm. Để nâng cao chất lượng du lịch, trong đó bao gồm chất lượng môi trường, một yêu cầu cấp bách là triển khai học tập những quy định của nhà nước về các lĩnh vực có liên quan: từ việc bảo vệ môi trường sinh thái, việc chấp hành trong quản lý đầu tư xây dựng, các quy định về xử lý chất thải trong cơ sở lưu trú, nhà hàng…Để thực hiện tốt hoạt động này, UBND các huyện cần chủ động tổ chức thực hiện, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan. UBND các huyện cũng nên có sự chỉ đạo thường xuyên việc tuyên truyền học tập, nắm vững pháp luật, trước mắt tập trung vào các đối tượng liên quan trực tiếp đến các hoạt động du lịch. Việc tuyên truyền thông qua nhiều hình thức: hội nghị, các phương tiện thông tin đại chúng, áp phích, tờ thông tin ngắn gọn, các bảng quy định…dễ hiểu và dễ chấp hành.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nhóm và tổ chức tự nguyện tập hợp thanh niên, các tổ chức quần chúng tham gia nhiều hoạt động về nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có tuyên truyền BVMT. Tuy nhiên, các nhóm này còn thiếu về số lượng cũng như tồn tại nhiều hạn chế như: thiếu kế hoạch và cách tiếp cận khoa học, khả năng tập hợp và tổ chức hoạt động bài bản, thiếu hụt kỹ năng thực hiện hoạt động môi trường…Vì vậy, cùng với tăng cường số lượng các tổ chức đoàn thể, tổ chức tình nguyện tại địa phương, chính quyền và các dự án quốc tế cần trang bị cho họ các kỹ
hiện, giám sát và đánh giá hoạt động; kỹ năng huấn luyện, truyền thông môi trường, phát triển tài liệu nâng cao nhận thức…