Số liệu thống kê về hoạt động du lịch ở2 điểm

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 34)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.3.Số liệu thống kê về hoạt động du lịch ở2 điểm

2.2.3.1. Tại Sa Pa

* Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

tàu từ Hà Nội đi Lào Cai và ngược lại. Các tuyến đường giao thông trong huyện đang được nâng cấp và tu sửa, đặc biệt là các tuyến đường từ thị trấn đến các xã.

- Hệ thống thông tin liên lạc: Sa Pa có trạm phát sóng vi ba, có bưu điện thị trấn, từ nhà nghỉ, khách sạn du khách có thể liên lạc với bất cứ nơi đâu trong nước và quốc tế.

- Hệ thống cung cấp điện: Sa Pa hiện có hệ thống điện quốc gia với đường dây dẫn 35KV và nhiểu trạm biến áp có thể cung cấp đủ cho nhu cầu sử dụng điện. Đã có khoảng 80% các xã của huyện đã được đáp ứng nhu cầu sử dụng điện.

- Hệ thống cung cấp nước: vấn đề nước sinh hoạt ở Sa Pa còn là vấn đề cần khắc phục. Ở Sa Pa hiện đang sử dụng nhiều nguồn nước khác nhau.

Hệ thống nước do người Pháp xây dựng với đường ống dẫn chính Ø100 đã bị vỡ nhiều nơi, hiện chỉ đủ cung cấp nước cho ¼ nhu cầu nước ở Sa Pa. Hệ thống do UNICEF tài trợ xây dựng từ 1992-1993, gồm nhiều bể chứa và các vòi nước tự chảy cho các cụm dân cư, sau 2 năm hoạt động các bể chứa và các vòi tự chảy đã mất nước, hệ thống đường ống hỏng nặng do mở rộng mặt đường số 4Đ từ Sa Pa đi Bình Lư.

Hệ thống nước tự chảy do nhân dân tự tạo, lấy nước từ các núi đá vôi Hàm Rồng. Hệ thống này không ổn định, phụ thuộc vào mùa và dễ bị ô nhiễm. Hiện nay ở một số khách sạn và người dân Sa Pa sử dụng nguồn nước này. Nguồn nước máy được cung cấp từ nhà máy nước với công suất sử dụng đạt 3.000m3/ngày đêm. Nguồn nước này lấy từ Thác Bạc qua xử lý và chủ yếu cung cấp cho thị trấn. Ngoài ra, ở Sa Pa còn sử dụng nước mưa và nước giếng đào. Chất lượng nước ở Sa Pa nói chung đảm bảo vệ sinh, nhưng vào mùa khô khoảng tháng 2, nguồn nước thường cạn kiệt, nước không đủ dùng cho sinh hoạt, các nhà hàng, cơ sở lưu trú.

Đến giữa năm 2009, về nâng cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, huyện đã hoàn thiện dự án hệ thống thoát nước đường Mường Hoa, sân thi đấu tenis Sa Pa; đang triển khai các dự án: Dự án Đường Viôlét; Các Dự án Chợ văn hóa, bến xe khách Sa Pa, Dự án mỏ đất đang tiến hành triển khai. Một số dự án nâng cấp khu vực nội thị đang sử dụng theo kế hoạch được triển khai vào năm 2009 từ nguồn vốn vay

của Cơ quan Phát triển Pháp – AFD như dự án chỉnh trang đô thị Sa Pa từ nguồn vốn thu phí du lịch.

Đối với các dự án đầu tư về du lịch – dịch vụ của các doanh nghiệp, việc thu hút các dự án đầu tư vào cơ sở vật chất, kỹ thuật du lịch có dấu hiệu tốt; nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đã đến khảo sát, đăng ký đầu tư và đang triển khai các dự án về khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại Sa Pa như: Công ty Đầu tư Xây dựng Việt Nam (Secoin); Công ty du lịch Saigòn Tourism; Tập đoàn Dầu Khí Việt Nam…

*Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

- Về hệ thống cơ sở lưu trú: cùng với việc đầu tư cơ sở hạ tầng nói chung, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch Sa Pa đã phát triển mạnh với sự tham gia đầu tư của các thành phần kinh tế. Hiện nay trên địa bàn huyện có 141 cơ sở lưu trú, với 2.128 phòng, 3.988 giường, tăng 11 cơ sở và 117 phòng so với cùng kỳ. Đầu năm 2009, Sở VH – TT – DL tiến hành thẩm định mới 79 cơ sở lưu trú (đạt tiêu chuẩn tối thiểu), thẩm định lại 06 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn 2 sao.

Số cơ sở lưu trú tại gia ở các thôn, bản hiện nay trên địa bàn huyện có 83 cơ sở, tăng 12 cơ sở so với năm 2007, thuộc các xã Bản Hồ có 31 hộ (tăng 02 cơ sở), Xã Tả Van có 40 hộ (tăng 10 hộ), Thanh Phú có 05 hộ, thôn Sín Chải xã San Sả Hồ có 03 hộ, Tả Phìn 04 hộ, đáp ứng nhu cầu khách tham quan và nghỉ qua đêm tại bản. 79 6 2 1 37 14 2

Cơ sở đạt tiêu chuẩn tối thiểu Cơ sở 2 sao

Cơ sở 3 sao Cơ sở 4 sao

Chưa thẩm định xếp loại Nhà khach ngành Khu resort

- Về kinh doanh lữ hành: Tính đến hết năm 2008, trên địa bàn huyện có 18 Công ty, chi nhánh, văn phòng đại diện đủ điều kiện kinh doanh lữ hành, trong đó 02 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 16 đơn vị kinh doanh lữ hành nội (được phép đưa khách quốc tế đi các tuyến du lịch làng bản), với 240 hướng dẫn viên, trong đó có 95 hướng dẫn viên là người dân tộc thiểu số (chiếm 39,5%), tăng 50 HDV so với năm 2006.

- Về phương tiện vận chuyển khách du lịch: Đến nay toàn tỉnh đã có hàng trăm xe ô tô các loại của các thành phần kinh tế tham gia vào lĩnh vực vận chuyển khách du lịch. Phương tiện vận chuyển chính ở Sa Pa là ô tô và xe máy.

- Cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ khác: Hệ thống các cơ sở vui chơi giải trí (công viên, vũ trường, cơ sở vật lý trị liệu, dịch vụ ẩm thực…) đã hình thành nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu: ít về số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu; chất lượng thấp, chưa hấp dẫn, đơn điệu, đặc biệt vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm còn nhiều bất cập. Khách đến Sa Pa chủ yếu tham quan cảnh quan thiên nhiên, các phiên chợ vùng cao, cuộc sống tại các bản làng mà ít có cơ hội sử dụng các dịch vụ vui chơi giải trí. Các dịch vụ này hầu như không có, các nhà hàng ẩm thực cổ truyền mang tính đặc trưng của Âu, Á cũng chưa được đầu tư nhiều. Đã xuất hiện các cửa hàng lưu niệm và nhà hàng nhưng sản phẩm đơn điệu, nghèo nàn, chưa thể hiện được bản sắc dân tộc.

* Kết quả hoạt động du lịch

Lượng khách đến trên địa bàn huyện Sa Pa năm 2008 đạt 281.839 lượt, khách Việt Nam: 180.917 lượt, khách nước ngoài: 100.922 lượt, bằng 92% so với cùng kỳ, đạt 78% so với kế hoạch. Năm 2008 số đoàn đi tham quan các tuyến du lịch làng bản đạt 20.000 đoàn khách với 84.500 lượt khách, tăng 3.410 đoàn bằng 17.920 lượt khách.

Bảng 2.2. Biểu tổng hợp kết quả hoạt động du lịch của Sa Pa giai đoạn 2006 –2008

Chỉ tiêu Đơn vị

tính Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Doanh thu từ du lịch Triệu đồng 100.000 150.000 172.000

2. GDP % 60 61

3. Doanh thu phí du

lịch Triệu đồng 1.087 1.715 1.600 4. Tổng lượt khách Lượt người 259.079 305.907 281.839

- Nội địa Lượt người 193.724 206.868 180.917

- Quốc tế Lượt người 65.355 99.039 100.922 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Cơ sở KD lưu trú Cơ sở 127 130 141

6. Lao động trực tiếp Người 1.000 1.500 1.600

(Nguồn: Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sa Pa, 2009)

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 350000 Lượt khách 65068 91000 120587 170000 200000 259079 305907 281839 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008

Hình 2.4. Lượt khách tới Sa Pa giai đoạn 2001 - 2008

Sáu tháng đầu năm 2009, số lượt khách là: 159.522 lượt bằng 111% so với cùng kỳ và bằng 42% so với kế hoạch, trong đó khách nội địa đạt: 116.041 lượt bằng 121% so với cùng kỳ; quốc tế đạt: 43.481 lượt bằng 91% so với cùng kỳ. 6 tháng đầu năm cấp thẻ đi tham quan các tuyến du lịch làng bản cho: 4.619 đoàn

2.2.3.2. Tại Bắc Hà

* Hệ thống kết cấu hạ tầng du lịch

- Hệ thống giao thông từ Lào Cai đi Bắc Hà còn nhiều khó khăn, đường bộ đã xuống cấp nghiêm trọng, giao thông đi lại khó khăn. Cả tuyến tỉnh, huyện, xã chủ yếu là đường đất hoặc trải đá cấp phối, nền đường nhỏ đi bộ là chính. Mạng lưới thông tin hầu như mới chỉ đến các trung tâm xã, chưa mở rộng đến các tuyến, điểm du lịch bản làng nên ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ du lịch.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch: Nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực du lịch có tăng, nhưng chủ yếu mới tập trung đầu tư vào hệ thống kết cấu hạ tầng, chưa chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật chuyên ngành du lịch. Vì vậy, huyện còn thiếu rất nhiều các cơ sở phục vụ du lịch có quy mô và chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, nhất là các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn từ 2 sao trở lên.

- Về cơ sở lưu trú: Năm 2006, toàn huyện Bắc Hà có 13 cơ sở lưu trú với 149 phòng. Năm 2007 số cơ sở lưu trú và số phòng chưa có sự thay đổi, nhà nghỉ khuôn viên nhỏ thiếu sân đỗ xe; số phòng nghỉ chưa đủ đáp ứng nhu cầu, đặc biệt là các hội nghị lớn của tỉnh tổ chức tại huyện, các khách sạn chưa có phòng, hội trường để hội họp - hội thảo; dịch vụ phục vụ có 17 nhà hàng ăn uống, các món ăn còn đơn điệu theo phong cách bình dân, đội ngũ nhân viên phục vụ chưa qua đào tạo.

- Cơ sở vui chơi giải trí và dịch vụ khác: Chợ văn hóa quy mô nhỏ chật hẹp, hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường hạn chế, thiếu bãi đỗ xe, thiếu khu buộc, mua bán ngựa theo tập quán của đồng bào dân tộc vùng cao; di tích lịch sử văn hóa; làng văn hóa Bản Phố đã được hỗ trợ xây dựng, xong quy mô chưa đồng bộ, giao thông đi lại nội làng khó khăn, vệ sinh môi trường yếu kém, trình độ đội ngũ hướng dẫn viên du lịch của làng không được đào tạo cơ bản, chưa thể hiện hết tính cộng đồng, các sản phẩm của làng văn hóa nghèo nàn, chưa thể hiện hết bản sắc văn hóa dân tộc; các điểm du lịch khác như hang Tiên Cốc Ly, động Tả Van Chư và các khu rừng nguyên sinh (Rừng gỗ Cốc Ly, rừng chè cổ thụ xã Hoàng Thu Phố...) hiện nay chưa có sự đầu tư tác động tôn tạo, để tăng sự hấp dẫn, các dịch vụ phục vụ như nghỉ ngơi, ăn uống ở những nơi này không có.

* Kết quả hoạt động du lịch

Khách du lịch trong năm 2006 đạt khoảng 55.000 lượt khách, trong đó khách nước ngoài chiếm khoảng 60%. Khách du lịch đến Bắc Hà trong năm 2006 không chỉ đến thăm các phiên chợ mà đã mở rộng các loại hình du lịch khác như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, tham quan tìm hiểu bản sắc văn hoá truyền thống các dân tộc huyện Bắc Hà. Trong năm 2007 khách du lịch đến Bắc Hà đạt 61.790 lượt người, đạt 103% kế hoạch (tăng 6790 lượt người với năm 2006). Tổng số khách du lịch lưu trú trên địa bàn 8.150 lượt người, trong đó khách nước ngoài lưu trú 3810 lượt người tăng 1.147 lược so năm 2007. Số lượng khách trong và ngoài nước đến tham quan du lịch Bắc Hà năm 2008 là 73.870 lượt người, tăng 12.870 lượt, đạt 103% kế hoạch, trong đó khách quốc tế chiếm 65% (riêng Tuần Văn hóa – Du lịch Bắc Hà 2008 thu hút 16.000 lượt khách đến tham quan du lịch, có khoảng 35 % là du khách nước ngoài); lượng khách lưu trú đạt 4.142 lượt, tăng 1.205 lượt so với năm 2007, từ đầu năm 2009 đến nay là 64 nghìn lượt. Cùng đó, mạng lưới thương mại - dịch vụ được mở mang, doanh thu chín tháng năm 2009 đạt gần 100 tỷ đồng, tăng 25 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2008.

0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 Năm t khá ch Khách quốc tế 33000 38309 48015 Khách trong nước 22000 23481 25855 2006 2007 2008

Hình 2.5. Sơ đồ lượt khách tới Bắc Hà giai đoạn 2006 - 2008 2.3. Thực trạng môi trường tự nhiên của Sa Pa và Bắc Hà

lĩnh vực du lịch chủ yếu chú trọng tới lợi nhuận nhiều hơn đã dẫn tới nhiều tác động và biểu hiện của những tác động tiêu cực từ du lịch tới môi trường tự nhiên. Ngoài ra, sự phát triển về du lịch dẫn tới sự gia tăng về lực lượng lao động ở hai điểm du lịch này, làm ô nhiễm nguồn nước, đất ở các khu vực phụ cận. Nếu Sa Pa là một điểm đến mà những tác động tiêu cực từ du lịch ngày một thể hiện rõ thì Bắc Hà, được coi như một điểm đến đầy tiềm năng của Lào Cai, các dấu hiệu ô nhiễm môi trường tự nhiên chưa biểu hiện nhưng trong tương lai cần có những biện pháp tích cực để tránh bị ô nhiễm, suy thoái nguồn tài nguyên môi trường.

2.3.1. Kiến trúc cảnh quan

Khí hậu, cảnh quan, sự nguyên sơ của văn hóa bản địa, cộng thêm những yếu tố thuận lợi của sự phát triển du lịch khu vực khiến Sa Pa trở thành một điểm đến không thể thiếu trong các chương trình du lịch phía Bắc, nhất là các chương trình du lịch nghỉ dưỡng và mạo hiểm dành cho khách châu Âu.

Với hơn 20 vạn lượt khách mỗi năm, gần 50% trong số đó là khách nước ngoài, và những dịch vụ phục vụ nhu cầu phức tạp của du khách đã khiến Sa Pa với gần 200 ngôi biệt thự do người Pháp xây từ những năm 20 của thế kỷ trước không đủ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Sự gia tăng của lượng khách du lịch dẫn tới nhu cầu phát triển các loại hình cơ sở lưu trú và cơ sở dịch vụ phục vụ du lịch. Đối với các cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn cao như 4 sao, 3 sao đều có kiến trúc tương đối phù hợp với không gian, môi trường tự nhiên, văn hóa của Sa Pa. Tuy nhiên, kiến trúc thị trấn Sa Pa đang bị phá vỡ bởi sự gia tăng của nhà nghỉ, khách sạn tư nhân có kiến trúc theo dạng nhà ống. Sự gia tăng ồ ạt, thiếu kiểm soát về số lượng, mật độ, kiến trúc các cơ sở lưu trú đã khiến thị trấn đánh mất vẻ đẹp hoang sơ, gần gũi với thiên nhiên.

Một yêu cầu cần thiết là kiến trúc phải phù hợp với tự nhiên, tôn vinh thêm vẻ đẹp tự nhiên của địa hình và phong cảnh của Sapa. Kiến trúc không được đối lập với vẻ đẹp tự nhiên của Sapa, không được phá vỡ tự nhiên và nó phải hài hoà với tự nhiên. Năm 2004, với quyết tâm xây dựng và phát triển khu du lịch Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã hợp tác với vùng Aquitaine của Pháp để quy hoạch lại thị trấn: Sa Pa được

phân chia rõ ràng thành khu đô thị và khu du lịch. Để giữ được vẻ cổ kính, hài hòa với thiên nhiên thì những ngôi nhà không được phép xây dựng quá cao, tối đa là 12 m, những phần chồi lên phải nằm khuất trong khối công trình. Theo quy hoạch này, Sa Pa sẽ không còn những công trình ốp men sứ, khung cửa kim loại, sơn màu quá sáng, sẫm mầu giữa quần thể kiến trúc Pháp cổ như hiện nay. Những mái nhà bằng tôn, ngói xi măng gạch thẻ cũng sẽ được thay thế. Thay vào đó, vật liệu của các công trình phải gần gũi và mang dáng vẻ của thiên nhiên như đá, gỗ, gạch, tre, trúc, ngói nung... Tuy nhiên, dự án này đang trong quá trình thực hiện và chưa thực sự hiệu quả. Các nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng vẫn xuất hiện ngày càng nhiều và chưa có sự quản lý, kiểm tra chặt chẽ về mặt kiến trúc; các công trình kiến trúc cần phải sửa chữa theo quy hoạch chưa được thực hiện.

Theo ông Hà Quốc Trung – Giám đốc Trung tâm Thông tin Du lịch tỉnh Lào Cai, môi trường cảnh quan của Sa Pa hiện nay đã bị ảnh hưởng, suy thoái nặng nề và khó có khả năng phục hồi. Cảnh quan của Sa Pa không chỉ bị ảnh hưởng bới kiến trúc các cơ sở lưu trú, nhà hàng mà còn bởi hiện tượng bán hàng rong, quy hoạch

Một phần của tài liệu Phát triển du lịch và vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên tại Sa Pa và Bắc Hà, Lào Cai (Trang 34)