Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động KDNH cơ bản của các NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp (Trang 46)

2.2.4.1 Mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền

Trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước tương đương như nhau, chế độ quản lý ngoại hối tự do, tỷ giá đồng tiền nước A so với nước B là XXXA/YYYB. Mức lạm phát ở nước A là x và lạm phát ở nước B là y thì giá cả một mặt hàng ở nước A nếu không có lạm phát là 1 và sau lạm phát là 1+x và ở nước B là XXXA/YYYB+y. Do đó tỷ giá của hai đồng tiền sau khi có lạm phát sẽ là (XXXA/YYYB+y)/(1+x). Qua đó có thể nhận thấy tỷ giá hối đoái biến động do lạm phát phụ thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền yết giá và định giá. Và do vậy ảnh hưởng đến hoạt động KDNH. Các nhà đầu cơ ngoại hối có thể lợi dụng mức chênh lệch lạm phát này để tiến hành đầu cơ ngoại hối kiếm lợi nhuận.

2.2.4.2 Mức chênh lệch lãi suất

Chênh lệch lãi suất giữa hai nước càng lớn bao nhiêu sẽ tạo ra cung tạm thời ngoại tệ vào nước có lãi suất lớn hơn. Nước có lãi suất ngắn hạn cao hơn nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nước đó nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra. Do đó sẽ làm cho cung ngoại hối tăng lên, cầu ngoại hối giảm đi. Tác động của hiện tượng này là tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống và do vậy ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hối.

Các nhân tố có thể ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối có trên thị trường ngoại hối có thể là:

•Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân thanh toán quốc tế dư thừa thì có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu ngoại hối. Ngược lại, thì cầu ngoại hối lớn hơn cung ngoại hối.

Nếu Cung > cầu thì giá ngoại tệ giảm

Cán cân thanh toán quốc tế dư thừa hay thiếu hụt:

+ Nếu thu > chi, thị trường dư thừa ngoại tệ dẫn đến cung > cầu

+ Và ngược lại nếu thu < chi thiếu hụt ngoại tệ sẽ xảy ra, Chính phủ phải thu ngoại tệ để trả nợ nước ngoài tác động đến cung cầu ngoại tệ làm cho cầu > cung

•Thu nhập thực tế tính theo đầu người của nước đó tăng hay giảm cũng ảnh hưởng đến cung cầu ngoại hối. Nếu thu nhập thực tế tăng lên sẽ làm tăng nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu, do đó làm nhu cầu ngoại hối để thanh toán hàng nhập khẩu tăng lên.

+Nếu GDP tăng, điều này sẽ tác động đến cầu ngoại hối rõ rệt: đi du lịch, mua hàng xa sỉ... làm cho cầu ngoại tệ tăng.

•Nhu cầu, khả năng cung cấp ngoại hối bất thường xảy ra do điều kiện môi trường, chiến tranh... làm tỷ giá ngoại hối tăng

•Chính sách của Nhà nước cũng có thể làm thay đổi lượng cung cầu ngoại tệ.

2.2.4.4 Các Chính sách và biện pháp kinh tế của Nhà nước

Chính sách quản lý ngoại hối là một trong những công cụ quan trọng của Chính phủ nhằm kiểm soát và điều hành hoạt động của thị trường ngoại hối. Từ xưa đến nay, việc quản lý ngoại hối lúc nào cũng được các chính phủ quan tâm đặc biệt. Từ những chính sách kiểm soát ngặt nghèo đến giai đoạn nới lỏng, các Chính phủ đều nhằm quản lý ngoại hối được tốt nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho nền kinh tế. Việc quan tâm của các chính phủ thể hiện ở việc bảo đảm lượng ngoại tệ đủ lớn để cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường, tạo ra một tỷ giá hợp lý, khuyến khích

xuất khẩu, thu hút được lượng vốn nước ngoài vào trong nước và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh.

2.2.4.4.1 Chính sách tỷ giá hối đoái

Các Chính phủ thông qua sự can thiệp vào thị trường ngoại hối để đảm bảo cho đồng tiền ổn định theo định hướng đã chọn. Chính phủ quản lý tỷ giá hối đoái là nhằm:

•Làm dịu bớt các biến động tỷ giá theo mục tiêu dự kiến, làm cho các chu kỳ kinh doanh bớt thay đổi đột ngột làm giảm bớt sự lo lắng trong các thị trường tài chính và loại bỏ các hoạt động đầu cơ, từ đó ngăn chặn sự rơi tự do giá trị của đồng nội tệ.

•Thiết lập các biên độ tỷ giá hối đoái nhằm điều chỉnh hướng biên động của thị trường. Các Chính phủ nỗ lực duy trì tỷ giá hối đoái trong khoảng dao động của các biên độ chuẩn bằng cách can thiệp khi cần thiết nếu thấy có dấu hiệu tỷ giá lệch ra ngoài giới hạn biên độ dự kiến tùy thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội của từng nước. Những nước thả nổi tỷ giá tự do như Mỹ, Nhật ... không áp dụng biên độ thả nổi.

•Ứng phó với các biến động tạm thời như những biến động về giá cả một số mặt hàng tăng một cách đột biến, thị trường chứng khoán có những biến động bất lợi...

2.2.4.4.2 Chính sách lưu thông, luân chuyển và thanh toán ngoại hối

Mỗi một quốc gia với trình độ phát triển kinh tế nhất định và với lợi ích của nước đó, quy định ra các chính sách quản lý ngoại hối khác nhau, trong đó có chính sách lưu thông, luân chuyển và thanh toán ngoại hối khác nhau. Khi lượng ngoại tệ trong nước quá ít thì các nước thường có chính sách thu hút ngoại tệ vào và hạn chế lượng ngoại tệ ra. Tức là khuyến khích các tổ chức kinh tế và các cá nhân đem ngoại tệ từ bên ngoài vào và kiểm soát chặt chẽ việc mang ngoại tệ ra.

Như vậy việc thắt chặt hay nới lỏng kiểm soát tình hình đưa ngoại tệ ra hay vào một quốc gia tùy thuộc vào từng thời điểm kinh tế và phụ thuộc rất nhiều vào

trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

2.2.4.4.3 Chính sách kết hối

Chính sách kết hối ngoại tệ là chính sách do các nước áp dụng nhằm kiểm soát lượng ngoại tệ có trong thị trường trong nước, bảo đảm cho cung cầu ngoại tệ ổn định, không có đầu cơ và giữ cho khả năng thanh toán bằng ngoại tệ của nước đó không bị biến động đột ngột (bảo đảm không đưa đến tình trạng mất khả năng thanh toán bằng ngoại tệ) trong những điều kiện và hoàn cảnh kinh tế nhất định.

Chính sách kết hối ở mỗi nước có khác nhau tùy thuộc vào tình hình kinh tế và khả năng ngoại tệ hiện có trong nền kinh tế đó. Và ngay trong một nước chính sách kết hối ở mỗi thời kỳ khác nhau thì cũng khác nhau phụ thuộc vào điều kiện phát triển thực tế của các thời kỳ đó.

Thực tế khi nền kinh tế còn yếu hoặc trong tình trạng nền kinh tế có dấu hiệu khủng hoảng các nước áp dụng chính sách kết hối bắt buộc các doanh nghiệp, các chủ thể kinh tế khi có nguồn thu ngoại tệ phải bán một phần hoặc toàn bộ cho hệ thống NH nhằm tránh tình trạng đầu cơ ngoại tệ, bảo đảm cho các NH có đủ lượng ngoại tệ cần thiết để bán cho khách hàng có nhu cầu thiết thực trong kinh doanh.

Chính sách kết hối là chính sách linh hoạt trong những giai đoạn ngắn, không phải là chính sách cố định lâu dài. Tùy theo tiềm lực và trình độ phát triển của mỗi nền kinh tế mà áp dụng chính sách kết hối chặt chẽ hay nới lỏng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.4.4.4 Dự trữ ngoại tệ

Để có thể có chính sách quản lý ngoại hối ngày một thích hợp với các quy luật của cơ chế thị trường và nền kinh tế có khả năng khắc phục được các biến động, rủi ro tỷ giá, đòi hỏi các quốc gia phải có một lượng dự trữ nhất định. Dự trữ ngoại tệ này là bảo đảm cho nền kinh tế luôn có đủ ngoại tệ để can thiệp vào thị trường nhằm ổn định và cân bảng cung cầu ngoại hối trên thị trường và không gây ra biến động tỷ giá. Lượng ngoại tệ dự trữ này càng nhiều thì nền kinh tế đó càng mạnh và phát triển càng an toàn.

khác nhau, có thể là một rổ ngoại tệ được cất giữ dưới các hình thức khác nhau để sẵn sàng thanh toán khi nền kinh tế đã huy động tối đa các nguồn ngoại tệ hiện có mà vẫn không cân bằng được cung cầu ngoại tệ trên thị trường theo mục tiêu đã định.

Khi lượng vốn nước ngoài vào nhiều, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, chính phủ cần có các biện pháp thu hút và mua vào ngoại tệ để tăng dự trữ cho nền kinh tế và giữ không cho đồng nội tệ lên giá, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển ổn định theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Ngược lại khi có những biến động không tốt của nền kinh tế trong nước và thế giới gây ra thâm hụt cán cân vãng lai và cán cân thanh toán quốc tế cao, đòi hỏi các quốc gia phải đưa một phần dự trữ ngoại tệ ra để ổn định thị trường không để cho nền kinh tế mất khả năng thanh toán, đồng nội tệ mất giá và nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.

Một phần của quỹ dự trữ ngoại hối là quỹ dự trữ bình ổn hối đoái. Quỹ dự trữ bình ổn hối đoái là quỹ sử dụng thường xuyên và là một hình thức của chính sách hối đoái, mục đích của quỹ này là nhằm tạo ra một cách chủ động một lượng dự trữ ngoại hối để ứng phó với sự biến động của tỷ giá hối đoái thông qua chính sách hoạt động công khai trên thị trường.

Dự trữ ngoại tệ là nguồn lực ngoại tệ của nền kinh tế nhằm bảo đảm cho nền kinh tế có thể thích ứng được với mọi điều kiện biến động không thuận lợi ở trong nước và thế giới, tạo cho cung cầu ngoại tệ trong nền kinh tế luôn cân bằng, bảo đảm nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định.

2.2.4.4.5 Chính sách chiết khấu

Đây là chính sách của NH Trung ương dùng cách thay đổi tỷ suất chiết khấu của NH mình để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường. Khi tỷ giá hối đoái lên cao đến mức nguy hiểm muốn làm tỷ giá hạ xuống thì NH Trung ương nâng cao tỷ suất chiết khấu lên, do đó lãi suất trên thị trường cũng tăng lên. Kết quả là vốn ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ chạy vào nước mình để thu lãi cao. Lượng vốn chạy vào sẽ góp phần làm dịu sự căng thẳng của cầu ngoại hối, do đó tỷ giá hối đoái sẽ có xu hướng hạ xuống.

Chính sách chiết khấu cũng chỉ có ảnh hưởng nhất định và có hạn đối với tỷ giá hối đoái. Bởi giữa tỷ giá và lãi suất không có quan hệ nhân quả, lãi suất không phải là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động vốn giữa các quốc gia. Lãi suất biến động do tác động của quan hệ cung cầu của vốn cho vay. Lãi suất có thể biến động trong phạm vi tỷ suất lợi nhuận bình quân và trong một tình hình đặc biệt có thể vượt quá tỷ suất lợi nhuận bình quân. Còn tỷ giá hối đoái thì do quan hệ cung cầu về ngoại hối quyết định mà quan hệ này do tình hình cán cân thanh toán quốc tế dư thừa hay thiếu hụt quyết định. Như vậy là nhân tố hình thành lãi suất và tỷ giá không giống nhau nên biến động của lãi suất không nhất định đưa tỷ giá hối đoái biến động theo.

2.2.4.4.6 Các ảnh hưởng khác

 Phá giá tiền tệ: Phá giá tiền tệ là sự đánh tụt sức mua của tiền tệ nước mình so với ngoại tệ hay nâng cao tỷ giá hối đoái của một đơn vị ngoại tệ. Trong khủng hoảng kinh tế, khi sức mua của tiền tệ giảm sút mạnh và không thể đại biểu cho sức mua danh nghĩa của nó, khi mà trong suốt thời gian dài tỷ giá hối đoái biến động mạnh thì vấn đề xác định lại tỷ giá hối đoái là điều không thể tránh khỏi. Các Nhà nước thường không thừa nhận việc phá giá tiền tệ của nước mình do việc phá giá tiền tệ phụ thuộc vào mục đích kinh tế và chính trị của nước phá giá.

Tác dụng của phá giá tiền tệ:

•Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa, hạn chế nhập khẩu hàng hóa. Do dó có tác dụng khôi phục lại sự cân bằng của cán cân ngoại thương và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.

•Khuyến khích nhập khẩu vốn, kiều hối và hạn chế xuất khẩu vốn ra bên ngoài cũng như chuyển tiền ra nước ngoài. Do đó có tác dụng làm tăng khả năng cung ngoại hối, giảm nhu cầu về ngoại hối, nhờ đó tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống.

•Khuyến khích du lịch vào trong nước, hạn chế du lịch ra nước ngoài, vì vậy quan hệ cung cầu ngoại hối bớt căng thẳng.

trong tay.

Tác dụng chủ yếu của chính sách phá giá tiền tệ là nhằm cải thiện tình hình của cán cân thương mại. Tuy nhiên tác dụng cải thiện cán cân thương mại có trở thành hiện thực hay không còn phụ thuộc vào khả năng đẩy mạnh xuất khẩu của nước tiến hành phá giá tiền tệ và năng lực cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu của nước đó.

 Nâng giá tiền tệ: là việc nâng giá chính thức đơn vị tiền tệ của nước mình so với ngoại tệ. Nâng sức mua của nội tệ cao hơn sức mua thực tế của nội tệ đó. Nếu xét về hình thức, nâng cao giá nội tệ tức là hạ thấp tỷ giá hối đoái xuống thấp hơn tỷ giá hối đoái thực tế của nó.

Ảnh hưởng của nâng giá tiền tệ đối với thương mại của một nước hoàn toàn ngược lại với phá giá tiền tệ. Nâng giá tiền tệ trong những điều kiện hiện nay thường do sức ép của nước khác mà các nước này mong muốn tăng khả năng cạnh tranh hàng hóa mình vào nước có cán cân thanh toán dư thừa. Ngoài ra một số nước có nền kinh tế phát triển quá nóng muốn làm chậm lại tiến độ phát triển để tránh khủng hoảng cơ cấu thì dùng biện pháp nâng giá tiền tệ để giảm xuất khẩu hàng hóa, giảm đầu tư vào trong nước và do đó dẫn đến giảm cung ngoại hối.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp (Trang 46)