Nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ theo hướng chuyên môn hóa và đa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp (Trang 97)

dạng hóa, tăng khả năng cạnh tranh nhằm thu hút khách hàng

 Đối với nghiệp vụ KDNH

•Cần hoàn thiện tổ chức hoạt động của bộ phận kinh doanh ngoại tệ của phòng khách hàng doanh nghiệp. Lựa chọn cán bộ qua cơ chế thi tuyển, cán bộ đủ

điều kiện đi học trực tiếp tại Sở Giao dịch.

•Từng bước triển khai mô hình KDNH tại chi nhánh:

+ Kinh doanh vốn trên thị trường tiền tệ: giữ nguyên mô hình quản lý kinh doanh tập trung tại Trụ sở chính (Sở quản lý kinh doanh vốn và ngoại tệ).

+ Kinh doanh ngoại tệ trên thị trường ngoại hối quốc tế.  Đối với dịch vụ chi trả kiều hối

•Phải đề ra được chương trình đào tạo cán bộ kiểm ngân ngoại tệ cho chi nhánh và phòng giao dịch. Một trong những giải pháp nâng cao tay nghề của cán bộ kiểm ngân là tiến hành tổ chức hội thi tay nghề kiểm ngân ngoại tệ để khuyến khích nâng cao tay nghề và nhân rộng mạng lưới điểm giao dịch thu chi ngoại tệ trong toàn chi nhánh. Trên cơ sở những cán bộ đạt giải lựa chọn cán bộ kiểm ngân giỏi trình độ ngoại ngữ cử đi bồi dưỡng thành chuyên gia về kiểm định ngoại tệ của Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp.

•Ban giám đốc phải tập trung nghiên cứu chiến lược khuyến mại đối với các sản phẩm dịch vụ mới mà Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp cung cấp ra thị trường và hướng dẫn cho các nhân viên thực hiện các hình thức khuyến mại đối với khách hàng có quan hệ giao dịch ngoại hối với Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp.

•Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp cần lựa chọn tại mỗi địa bàn từ thị xã đến huyện trong địa bàn tỉnh Đồng Tháp để xây dựng thành điểm chi trả Western Union với quy mô lớn hiện đại nhằm tăng khả năng thu hút khách hàng nhận kiều hối.

 Đối với dịch vụ tư vấn đầu tư: Để tạo uy tín đối với khách hàng, công tác tiếp thị sản phẩm đòi hỏi chiều sâu nghiệp vụ. Cán bộ Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp phải thể hiện chuyên nghiệp, có khả năng cung cấp dịch vụ tư vấn về ngoại hối đối với khách hàng ( tư vấn đầu tư tiền gửi, tư vấn phòng ngừa rủi ro lãi suất, tỷ giá, tư vấn đầu tư dự án sản xuất kinh doanh, tư vấn lựa chọn phương thức thanh toán, tư vấn hợp đồng…). Để làm được điều này, chi nhánh phải hình thành bộ phận chuyên trách hỗ trợ khách hàng, với yêu cầu đội ngũ cán bộ có trình độ, được đào tạo kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết phục khách hàng. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần chú ý tới công tác đào tạo cho khách hàng trong quá trình thực hiện chính

sách khách hàng, phải có chính sách hỗ trợ đào tạo cho các khách hàng có hoạt động xuất nhập khẩu, ưu tiên khách hàng có nguồn thu xuất nhập khẩu lớn.

4.2.4 Cải thiện vị thế và nâng cao năng lực tài chính của Vietinbank Chi nhánhĐồng ThápĐồng Tháp Đồng Tháp

Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp là một NHTM có số vốn lớn tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp hiện nay. Tuy nhiên nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ so với Vietcombank Chi nhánh Đồng Tháp lại chiếm một vị trí khá khiêm tốn. Chính vì vậy, Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp luôn trong tình trạng khan hiếm ngoại tệ. Những giải pháp nhằm tăng quy mô nguồn vốn ngoại tệ của Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp:

* Xác định các địa bàn trọng điểm về ngoại tệ để có định hướng đầu tư

Với lợi thế về mạng lưới, Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp cần khai thác thế mạnh riêng của huyện, thị xã. Cần thiết và xây dựng một đề án riêng phù hợp nhằm xác định mức độ ưu tiên đầu tư (cán bộ, công nghệ, cơ sở vật chất…) và triển khai các dịch vụ sản phẩm trong thời gian tới. Định hướng phát triển sản phẩm, nghiệp vụ ở mỗi nơi như sau:

•Tại các khu kinh tế cửa khẩu tập trung buôn bán là những nơi chưa đòi hỏi tính đa dạng về nghiệp vụ nhưng cần phải có kế hoạch chuẩn bị nhân sự và đào tạo nhằm từng bước mở ra các nghiệp vụ KDNH như thu đổi ngoại tệ tại cửa khẩu.

•Tại địa phương: các công ty Imexpharm, công ty CP chế biến thủy hải sản Hiệp Thanh, Công ty TNHH Hùng Cá, Công ty TNHH MTV thương mại Dầu Khí Đồng Tháp…là các công ty cung cấp nguồn ngoại tệ chủ yếu. NH cần chú trọng nâng cao chất lượng các nghiệp vụ thanh toán quốc tế (hàng xuất khẩu) và kinh doanh ngoại tệ, rút ngắn thời gian đòi tiền xuất khẩu, tiết giảm chi phí cho khách hàng. Để thực hiện được yêu cầu này cần lập quy hoạch đào tạo cán bộ chuyên sâu từng nghiệp vụ.

•Những làng nghề truyền thống có xuất khẩu sản phẩm, khu vực xuất khẩu lao động, doanh nghiệp địa phương có kinh doanh xuất nhập khẩu như hợp tác xã chiếu thảm Thanh Bình.

* Khơi tăng nguồn vốn ngoại tệ huy động từ dân cư

Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp cần thúc đẩy triển khai huy động tiết kiệm và chi trả kiều hối bằng ngoại tệ mặt tại 100% điểm giao dịch trong chi nhánh, không phân biệt cấp chi nhánh hay phòng giao dịch. Chi nhánh phải khẩn trương tự tổ chức đào tạo kỹ năng nhận biết ngoại tệ mặt ( tối thiểu hai loại USD và EUR) đến 100% cán bộ kiểm ngân và cán bộ giao dịch 1 cửa. Không chấp nhận lý do sợ không phân biệt được ngoại tệ giả để không tổ chức thu chi ngoại tệ mặt.

Vào mỗi dịp tết Nguyên Đán, NH đã sớm có kế hoạch triển khai chương trình khuyến mại quà tặng đối với khách hàng nhận kiều hối và gửi tiết kiệm tại Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp. Hàng năm NH đều tổ chức bình chọn giải thưởng cho các phòng giao dịch, trụ sở chính có doanh số chi kiều hối nhiều nhất trong năm và giao dịch viên kiều hối xuất sắc nhất. Trong thời gian tới cần tiếp tục triển khai các chương trình như vậy để thu hút, lôi kéo khách hàng và tạo động lực làm việc cho nhân viên NH.

Nghiên cứu đa dạng các hình thức huy động tiết kiệm như tiết kiệm ngoại tệ tự chọn ( khách hàng gửi tiết kiệm bằng USD có thể chuyển đổi số dư tiết kiệm sang ngoại tệ khác hoặc ngược lại), nhận kiều hối tự chọn (khách hàng nhận tiền kiều hối có thể chuyển sang bất kỳ đồng tiền nào có lợi hơn về tỷ giá, không bắt buộc nhận bằng loại tiền gốc)…

Tổ chức mạng lưới điều hòa ngoại tệ mặt trong toàn chi nhánh để hỗ trợ phát triển các nghiệp vụ khác như chi trả kiều hối, huy động tiết kiệm, thu đổi ngoại tệ, phát triển đại lý thu đổi tạo nguồn ngoại tệ kinh doanh và đáp ứng nhu cầu thanh toán quốc tế.

4.2.5 Đổi mới công tác tiếp thị và thực hiện chính sách khách hàng

Trong khi các NH khác đã tìm được cách đi sâu sát vào từng khách hàng thì Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp vẫn đang loay hoay tìm kiếm và đưa ra chính sách khách hàng phù hợp. Trong thời đại ngày nay, công tác quảng cáo và tiếp thị

chiếm một vị trí vô cùng quan trọng quyết định sự thành công của công ty thì đến tận bây giờ nhiều khách hàng vẫn không biết Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp cũng cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngoại hối mà chỉ biết đến Vietcombank Chi nhánh Đồng Tháp là nhiều. Để tạo dựng được thương hiệu Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp hiện đại cung cấp những sản phẩm ngoại hối hoàn hảo thì giải pháp quan trọng trong giai đoạn này là:

•Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo thương hiệu, quảng bá các sản phẩm dịch vụ NH đang cung cấp trên thị trường. Chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị nhằm phát triển các nghiệp vụ liên quan đến ngoại hối:

+ Các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ cần đẩy mạnh công tác tiếp thị khách hàng. Tư vấn cho khách hàng giúp họ hiểu được những lợi ích mà họ nhận được khi thực hiện giao dịch với Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp.

+ Đẩy mạnh tiếp thị cho hoạt động chi trả kiều hối, tận dụng thế mạnh của Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp là có mạng lưới chi nhánh rộng khắp trong toàn tỉnh để tiếp cận đến từng hộ gia đình có thân nhân ở nước ngoài, giới thiệu cho họ về dịch vụ của NH nhanh chóng, an toàn, chi phí thấp.

•Nghiên cứu và xây dựng chính sách khách hàng trong từng giai đoạn cụ thể.

•Để cạnh tranh được với các NH hoạt động tại địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhằm thu hút khách hàng có nguồn ngoại tệ, đặc biệt là khách hàng xuất khẩu, dựa trên hiệu quả hợp tác kinh doanh toàn diện với từng khách hàng như Petimex, chi nhánh được phép tổ chức chương trình đào tạo dành riêng cho khách hàng xuất nhập khẩu, hoặc tổ chức các hoạt động tiếp thị chung…

4.3 Một số kiến nghị đối với NHNN, Vietinbank

4.3.1 Một số kiến nghị đối với NHNN

4.3.1.1 Từng bước thông thoáng chính sách ngoại hối

Trong thời gian qua, chính sách quản lý ngoại hối đã từng bước được đổi mới cho phù hợp với tiến trình đổi mới nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung quan

liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, với xu thế hội nhập quốc tế với chính sách đối ngoại đa dạng hóa quan hệ, đa phương hóa hợp tác và là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO, thì chính sách ngoại hối cần phải đổi mới để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Đây chính là một xu thế tất yếu khách quan. Để tạo điều kiện thuận lợi cho KDNH phát triển Nhà nước cần phải nghiên cứu và cải thiện hơn nữa các chính sách quản lý ngoại hối theo hướng:

•Tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn ngoại tệ vào Việt Nam:

+ Khuyến khích mọi cá nhân và tổ chức kinh tế ở nước ngoài đưa ngoại tệ vào trong nước không đánh thuế và không cản trở bởi bất kỳ lý do nào.

+ Mọi tổ chức kinh tế, mọi cá nhân có quyền hạn nhận ngoại tệ chuyển từ nước ngoài về và được quyền sử dụng số ngoại tệ đó theo mục đích và kế hoạch của mình, không bắt buộc phải bán hoặc khai báo với bất kỳ tổ chức nào.

+ Nâng cao năng lực của NH để có thể đảm đương được các nhiệm vụ chuyển tiền, thanh toán ngoại hối cho khách hàng một cách thuận lợi nhất.

•Tạo môi trường thông thoáng cho mọi cá nhân và tổ chức kinh tế có nhu cầu thanh toán và đưa ngoại tệ ra nước ngoài một cách chính đáng thì đều được đáp ứng đầy đủ và được phép, không cản trở và gây phiền hà.

•Nghiên cứu cơ chế chính sách để tiến tới tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị kinh tế được thu hút ngoại tệ thông qua việc phát hành trái phiếu và cổ phiếu ra thị trường vốn quốc tế, cũng như phát hành cổ phiếu trên thị trường trong nước huy động bằng ngoại tệ.

Cụ thể:

* Về quản lý ngoại hối

NHNN Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý ngoại hối trong thời gian tới theo hướng có lợi cho sự phát triển kinh tế đất nước. Đặc biệt cần chú trọng:

hối quốc tế và với yêu cầu phát triển của thị trường, không quy định quá chi tiết và cụ thể như hiện nay gây khó khăn cho các NH trong quá trình thực hiện.

Thứ hai: tiếp tục có các biện pháp hạn chế tình trạng đôla hóa bằng cách chỉ có người được hưởng kiều hối lĩnh ra bằng ngoại tệ tiền mặt kể cả tiết kiệm tiền mặt khi có nhu cầu chi trả, thanh toán có liên quan đến nước ngoài bằng ngoại tệ. Cá nhân mang chuyển ngoại tệ ra nước ngoài phải hạn chế về đối tượng và mức tiền cho chuyển, hạn chế đối tượng được mua và mức mua để mang chuyển ra nước ngoài.

Thứ ba: nghiên cứu và ban hành Pháp lệnh về quản lý ngoại hối thay cho nghị định 63/1998/NĐ-CP đang áp dụng hiện nay đã trở nên lỗi thời. Trong đó cho phép các NHTM được tham gia đầy đủ vào tất cả các nghiệp vụ KDNH trên thị trường. Pháp lệnh quản lý ngoại hối chỉ nên điều chỉnh tầm vĩ mô không nên hướng dẫn quá cụ thể, can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của các NH.

* Về quản lý dự trữ ngoại hối

Quản lý dự trữ ngoại hối của NHNN phải đảm bảo ba nguyên tắc: an toàn, tạo vốn khả dụng và tạo thu nhập. Đồng thời những quyết định về số lượng thành phần và cơ cấu thời hạn của dự trữ ngoại hối có thể thay đổi theo thời gian phù hợp với những điều kiện cụ thể bên trong và ngoài nước.

Thứ nhất: cần lựa chọn chiến lược đầu tư phù hợp để đạt được các mục tiêu của quản lý dự trữ ngoại hối. Việc duy trì dự trữ ngoại hối, về mặt kinh tế bao hàm các “chi phí cơ hội” nếu nhìn từ góc độ sử dụng tiền dự trữ ngoại hối đó vào mục đích khác trong nước. Chính vì vậy mà mục tiêu quan trọng trong quản lý dự trữ ngoại hối là làm sao để có thể bù lại các chi phí đó bằng cách quản lý dự trữ ngoại hối một cách hết sức an toàn cao và có lợi nhuận cao ở mức có thể đạt được. Bên cạnh đó cần phải đảm bảo tính khả dụng của quỹ dự trữ ngoại hối bởi lẽ nó là tấm đệm cho một quốc gia trong việc ổn định tỷ giá hối đoái và đồng thời sẵn sàng thỏa mãn các nhu cầu về thanh toán trong ngắn hạn.

giữ một đồng tiền và được chấp nhận một cách rộng rãi. Điều đó xem ra chỉ có đồng USD. Nhưng khi có những biến động đáng kể về tỷ giá việc giữ một số lượng đồng USD có thể chịu hậu quả về rủi ro tỷ giá và sẽ gây tổn thất lớn. Để xác định một cơ cấu đồng tiền thích hợp trong dự trữ ngoại hối cần phải tính tới các nhân tố khác như điều kiện thương mại và thanh toán, đặc biệt là những đồng tiền cần thiết cho thanh toán và trả nợ nước ngoài của một quốc gia. Dù trong điều kiện nào thì quan điểm chung đều cho rằng “nếu bỏ tất cả trứng của mình vào một cái giỏ là điều không khôn ngoan”. Các nhân tố khác cũng có thể đòi hỏi NHNN phải lựa chọn cơ cấu dự trữ ngoại hối sao cho hợp lý nhất. Chẳng hạn khi người ta có nhu cầu về phương tiện thanh toán, điều quan trọng là khoản dự trữ ngoại hối phải dễ dàng chuyển đổi được trên thị trường. Với mục tiêu này NHNN cần hướng tới các đồng tiền của những quốc gia có thị trường vốn và ngoại tệ rộng lớn, tập trung cao và hiệu quả. Hơn nữa, do việc quản lý dự trữ ngoại hối có liên quan đến rủi ro tỷ giá đối với đồng bản tệ, việc đa dạng hóa cao độ dự trữ ngoại hối của mình gồm các đồng tiền chủ chốt trên thế giới là điều cần thiết.

* Về quản lý trạng thái ngoại tệ

NHNN đã quy định tổng trạng thái ngoại tệ nghĩa là đã kiểm soát được trạng thái của ngoại tệ bao gồm cả USD, vì vậy để tạo sự linh hoạt và chủ động hơn cho các NHTM trong kinh doanh NHNN nên xem xét chỉ quy định tổng trạng thái ngoại tệ tối đa ở mức 40% vốn tự có là thích hợp (tức không quy định trạng thái ngoại tệ riêng biệt đối với USD). Đồng thời, có thể căn cứ vào đặc điểm kinh doanh , quy mô hoạt động của từng NHTM để quy định trạng thái ngoại tệ cho phù hợp trong từng thời kỳ.

NHNN cần tiếp tục nghiên cứu trạng thái ngoại tệ theo tỷ lệ phần trăm trên tài sản có ngoại tệ, cố định chung cho tất cả các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên cũng cần nhấn mạnh rằng đây cũng chỉ là biện pháp tình thế trong lúc vốn tự có của các NHTM còn nhỏ bé và hoạt động mang tính đặc thù. Về giải pháp lâu dài phải từng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w