Khái niệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp (Trang 36)

2.2.1.1 Khái niệm về ngoại hối

Ngay từ xa xưa khi thương mại phát triển, mỗi quốc gia đều nhận thấy được tầm quan trọng của thông thương thì nhu cầu trao đổi hàng hóa từ nước này sang nước khác ngày càng trở nên vô cùng quan trọng. Trong điều kiện sơ khai khi mà đồng tiền dùng trong trao đổi là vàng, bạc hoặc các kim loại quý khác thì vấn đề về ngoại hối, ngoại tệ chưa được quan tâm. Nhưng khi tiền giấy ra đời, mỗi quốc gia đều có một loại tiền tệ riêng thì vấn đề sử dụng đồng tiền nào trong buôn bán với nước khác trở thành một vấn đề phức tạp. Ngày nay trong nền kinh tế mở những khái niệm về “ ngoại hối” được nhắc đến rất nhiều. Nhưng hiểu thế nào là “ ngoại hối” thì lại có nhiều cách hiểu khác nhau.

Khái niệm ngoại hối theo nghĩa cơ bản nhất đó là đồng tiền của nước này tồn tại ở nước khác. Những nhà kinh tế học có những định nghĩa khác nhau về ngoại hối, nhưng hầu hết đều thống nhất chọn định nghĩa đơn giản về ngoại hối như sau: Ngoại hối là đồng tiền của nước ngoài tồn tại trong một nước khác. Ví dụ như đồng

USD, EUR…trên thị trường Việt Nam được gọi là các đồng ngoại hối. Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các quốc gia.

2.2.1.2 Khái niệm về hoạt động KDNH

Với mỗi cách hiểu khác nhau về ngoại hối thì sẽ có những cách hiểu khác nhau về hoạt động KDNH. Tuy nhiên có thể hiểu về hoạt động KDNH như sau: Hoạt động KDNH là hoạt động mua bán, chuyển đổi, lưu ký các chứng từ ghi bằng ngoại tệ, bảo quản ngoại hối nhằm mục đích kiếm lời.

KDNH theo nghĩa rộng bao gồm việc mua bán ngoại hối đảm bảo ổn định số dư tài khoản KDNH tại nước ngoài và tìm cách thu lời thông qua chênh lệch tỷ giá và lãi suất giữa các đồng tiền khác nhau. Theo nghĩa hẹp, người ta hiểu khái niệm KDNH chỉ đơn thuần là việc mua bán số dư có trên tài khoản bằng ngoại tệ.

Có hai nguồn thu nhập từ hoạt động KDNH:

•Lãi: là chênh lệch giữa thu và chi đồng nội tệ khi nhà đầu tư bỏ vốn nội tệ mua ngoại tệ vào và bán ngoại tệ ra thu về nội tệ.

•Phí: nhà đầu tư không phải bỏ vốn. Đây chính là khoản thu nhập từ các dịch vụ chuyển đổi, lưu ký, bảo quản,…ngoại hối.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w