Các hình thức KDNH cơ bản của NHTM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp (Trang 38)

2.2.3.1 Kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tiền gửi

Nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tiền gửi là hình thức KDNH của NH dựa trên cơ sở huy động ngoại tệ để tiến hành cho vay với mục đích có lãi thông qua công cụ lãi suất. Nghiệp vụ kinh doanh này lại được phân ra thành: nghiệp vụ kinh doanh truyền thống và nghiệp vụ kinh doanh theo dự đoán thay đổi lãi suất:

Nghiệp vụ kinh doanh truyền thống là đi vay với lãi suất thấp và cho vay với lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí trong hoạt động kinh doanh và có lãi. Nghiệp vụ

này chỉ có hiệu quả khi lãi suất ổn định, và có hiệu quả hơn khi lãi suất tiền gửi ngắn hạn giảm.Tuy nhiên trong thực tế nghiệp vụ này ít hiệu quả, thường rủi ro khi lãi suất tăng đột biến.

Nghiệp vụ kinh doanh theo dự đoán thay đổi về lãi suất là nghiệp vụ đi vay và cho vay của NH với những thời hạn khác nhau. Cơ sở của nghiệp vụ này bao gồm nghiệp vụ đi vay ngắn hạn và cho vay dài hạn, nghiệp vụ đi vay dài hạn và cho vay ngắn hạn. Nghiệp vụ đi vay ngắn hạn và cho vay dài hạn được gọi là mở một trạng thái âm, theo đó khi khoản vay hết hạn, NH có thể thiếu vốn để bù đắp cho các khoản cho vay dài hạn, NH phải tiếp tục đi vay hoặc nhận tiền gửi. Trong nghiệp vụ này, nếu lãi suất giảm NH sẽ đi vay với lãi suất thấp hơn và vì vậy sẽ thu được lợi nhuận lớn hơn, nhưng nếu lãi suất đi vay cao hơn lãi suất mà NH đã cho vay dài hạn, NH sẽ lỗ. Đối với nghiệp vụ đi vay dài hạn và cho vay ngắn hạn được gọi là mở một trạng thái dương, theo nghiệp vụ này thì khi khoản cho vay đến hạn NH sẽ thừa vốn và cần phải cho vay tiếp. Nếu lãi suất tăng NH sẽ lãi, ngược lại nếu lãi suất giảm xuống bằng hoặc nhỏ hơn mức NH đã đi vay dài hạn, NH sẽ bị lỗ.

Trong KDNH, việc xác định lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố quan trọng rất được quan tâm, vì thế khi thực hiện các nghiệp vụ đóng trạng thái mở âm và đóng trạng thái mở dương người ta phải xác định lãi suất hoà vốn để quyết định hướng kinh doanh sao cho có lợi nhất. Lãi suất hoà vốn cân bằng tình trạng đầu tư về các khoản đi vay và cho vay của NH trong một thời gian nhất định. Lãi suất hoà vốn cho phép kiểm tra các trạng thái mở âm và mở dương ở chỗ: đối với trạng thái mở âm, nếu lãi suất sau thời điểm đóng trạng thái mở âm bằng hoặc lớn hơn lãi suất hoà vốn thì kinh doanh của NH bị lỗ, ngược lại có lãi, điều này lý giải tại sao NH mở trạng thái âm, khi dự đoán lãi suất giảm; đối với trạng thái dương: nếu lãi suất sau thời điểm đóng trạng thái mở lớn hơn lãi suất hoà vốn, NH sẽ có lãi và ngược lại.

2.2.3.2 Nghiệp vụ giao ngay

Nghiệp vụ giao ngay là nghiệp vụ cơ sở bởi vì tỷ giá áp dụng cho các hợp đồng giao ngay được hình thành trực tiếp từ quan hệ cung cầu và luôn có sẵn trên thị trường; trong khi đó, các nghiệp vụ khác là phái sinh, bởi vì tỷ giá áp dụng cho

các hợp đồng này không được hình thành trực tiếp theo quan hệ cung cầu trên thị trường, mà được hình thành từ các thông số có sẵn trên thị trường như tỷ giá giao ngay và mức lãi suất các đồng tiền.

Giao ngay là giao dịch 2 bên thực hiện mua bán một lượng ngoại tệ theo tỷ giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo. Ngày có giá trị hiệu lực của hợp đồng là hai ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày ký hợp đồng. Tuy nhiên, để có thể trở thành ngày có giá trị hiệu lực thì phải là ngày làm việc thông thường của quốc gia có đồng tiền tham gia vào giao dịch.

Giao dịch giao ngay có thể được thực hiện bằng ngoại tệ tiền mặt hay séc du lịch hoặc bằng đồng tiền ghi sổ qua các tài khoản NH. Nghiệp vụ này được thực hiện trên cơ sở tỷ giá giao ngay .Tỷ giá giao ngay là tỷ giá được xác định và có giá trị tại thời điểm giao dịch theo quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối liên NH.

Các NHTM thực hiện nghiệp vụ kinh doanh giao ngay với hai mục đích: một là kiếm lời qua kinh doanh chênh lệch tỷ giá trên các thị trường khác nhau, hai là dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng bán lẻ để hưởng phí.

2.2.3.3 Nghiệp vụ Arbitrage

Nghiệp vụ arbitrage là một dạng biến tướng của nghiệp vụ kinh doanh giao ngay, giao dịch này là giao dịch trực tiếp ngoại tệ với ngoại tệ mà không thông qua đồng bản tệ. Nói một cách khác nghiệp vụ arbitrage là mua bán ngoại tệ theo nguyên tắc mua ở nơi rẻ nhất và bán ở nơi đắt nhất do đó đây là một nghiệp vụ kinh doanh cho bản thân NH để thu lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá. Vì vậy nghiệp vụ này còn có tên là arbitrage không gian.

Người ta chia nghiệp vụ arbitrage không gian thành hai loại là arbitrage hai điểm và arbitrage ba điểm hay arbitrage tam giác. Arbitrage hai điểm được thực hiện khi có sự chênh lệch rõ ràng về tỷ giá của hai đồng tiền.Trong trường hợp Arbitrage tam giác, nhìn bề ngoài chưa thấy được sự khác nhau trong tỷ giá giữa các thị trường nhưng thực ra có thể nhận thấy sự chênh lệch tỷ giá thông qua tỷ giá chéo.

vì việc mua và bán xảy ra đồng thời cùng một thời điểm nên không tạo ra trạng thái thiếu hay thừa ngoại tệ. Tuy nhiên việc thực hiện các nghiệp vụ arbitrage trên có xu hướng cân bằng tỷ giá ở các thị trường ngoại hối khác nhau. Hơn nữa với các phương tiện thông tin hiện đại ngày nay, thị trường ngoại hối trở nên thông suốt trên phạm vi toàn cầu, người bán và người mua có thể dễ dàng biết được giá cả và tiếp cận với nhau từ nhiều địa điểm nên nghiệp vụ arbitrage ngoại tệ không còn cơ hội phát triển.

2.2.3.4 Nghiệp vụ kỳ hạn

Nghiệp vụ kinh doanh kỳ hạn là việc ký kết hợp đồng, thanh toán và giao nhận ngoại hối không xảy ra đồng thời các điều kiện về giá cả, số lượng, thời điểm giao nhận ngoại tệ được xác định tại thời điểm hiện tại nhưng sẽ được thực hiện tại một thời điểm cụ thể trong tương lai. Do vậy hợp đồng kỳ hạn thường được sử dụng để cố định hay đảm bảo khoản thu nhập hay chi trả theo một tỷ giá cố định đã biết trước được gọi là tỷ giá hối đoái kỳ hạn, bất chấp sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường.

Nếu căn cứ vào các bên tham gia hợp đồng thì có hai loại:

•Hợp đồng kỳ hạn outright là sự thoả thuận giữa một NH và khách hàng không phải là NH nhằm mục đích phòng chống rủi ro hối đoái cho khách hàng và NH thu phí, về nguyên tắc trước khi hợp đồng hết hạn chưa có việc chuyển giao tiền tệ giữa các bên tham gia hợp đồng.

•Hợp đồng kỳ hạn kiểu swap là sự thoả thuận giữa hai NH theo đó hai bên hoán đổi một số lượng ngoại tệ nhất định vào một ngày xác định, và sau đó hoán đổi ngược lại ở một ngày trong tương lai theo một tỷ giá khác với tỷ giá hoán đổi lần đầu. Như vậy, hợp đồng kỳ hạn swap gồm hai lần hoán đổi ngoại hối, trong đó phần lớn hoán đổi lần đầu là giao dịch giao ngay và hợp đồng kỳ hạn swap như vậy gọi là hợp đồng hoán đổi giao ngay có thời hạn, tuy nhiên cũng có hợp đồng kỳ hạn hoán đổi trong đó lần đầu và lần sau đều là giao dịch kỳ hạn. Trong nghiệp vụ này, thông thường NH yết tỷ giá mua và tỷ giá bán kỳ hạn bằng mức chênh lệch số điểm

căn bản giữa tỷ giá kỳ hạn và tỷ giá giao ngay tương ứng.

2.2.3.5 Nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ

Hoán đổi tiền tệ là việc trao đổi một khoản nợ bằng một đồng tiền này cho một khoản nợ bằng một đồng tiền khác. Một giao dịch hoán đổi tiền tệ được tiến hành theo các bước như sau:

(1) Hai bên trao đổi một khoản nợ ban đầu bằng hai đồng tiền khác nhau theo tỷ giá giao ngay;

(2) Hai bên thanh toán lãi suất cho nhau (lãi suất hoặc cố định hoặc thả nổi) bằng đồng tiền đã được hoán đổi của họ cho khoảng thời gian hoán đổi được xác định trước;

(3) Hai bên lại trao đổi khoản nợ trên vào ngày đáo hạn theo tỷ giá giao ngay ở giai đoạn (1).

Đôi khi giai đoạn (1) được bỏ qua, giai đoạn (2) lại được thay thế bằng việc một bên trả cho bên kia “séc khác biệt” có trị giá đúng bằng mức chênh lệch lãi suất.

Có thể thấy, giao dịch hoán đổi tiền tệ gắn liền với hoán đổi lãi suất. Tuy nhiên có sự khác biệt ở hai công cụ này: hoán đổi lãi suất là trao đổi thanh toán lãi suất của hai loại lãi suất khác nhau (ví dụ hoán đổi lãi suất cố định cho lãi suất thả nổi) nhưng bằng một đồng tiền thống nhất, mà không có sự trao đổi khoản nợ ban đầu. Còn hoán đổi tiền tệ về mặt khái niệm lại là hoán đổi lãi suất bằng nhiều đồng tiền khác nhau. Mục đích của hoán đổi tiền tệ cũng giống như mục đích của hoán đổi lãi suất. NH sử dụng hoán đổi tiền tệ nhằm đa dạng hoá và phân tán các khoản nợ ở các thị trường vốn khác nhau, hoặc để thay đổi một dòng tiền mặt từ ngoại tệ này sang ngoại tệ khác.

2.2.3.6 Nghiệp vụ tương lai

Giao dịch tương lai là một thoả thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tại thời điểm hợp đồng có hiệu lực và việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai đã được xác định bởi sở giao dịch.

Mọi hoạt động mua bán tương lai được tiến hành ở sở giao dịch đối với một số ngoại tệ nhất định, trong đó NH không thể ký kết hợp đồng trực tiếp với các khách hàng của mình mà phải thông qua mua bán với sở giao dịch. Tức là muốn giao dịch hối đoái tương lai, NH phải đặt lệnh mua hay lệnh bán một số lượng ngoại tệ cố định trước cho các nhà môi giới ở sở giao dịch đồng thời có một khoản ký quỹ bắt buộc cho người môi giới đó để nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng. Trên sở giao dịch các lệnh đặt mua được đối chiếu với lệnh bán và được khớp với nhau. Hiện nay, hoạt động KDNH tương lai diễn ra rất sôi động ở các sở giao dịch lớn như sở giao dịch Chicago, sở giao dịch tiền tệ quốc tế Singapore, hội đồng thương mại Philadelphia, sở giao dịch tài chính tương lai quốc tế Tokyo, sở giao dịch tài chính tương lai quốc tế London…

Hợp đồng tương lai thực chất là hợp đồng kỳ hạn nhưng được tiêu chuẩn hoá về loại ngoại tệ giao dịch và chuyển giao ngoại tệ. Đồng thời, các hợp đồng tương lai có tính thanh khoản cao hơn so với hợp đồng kỳ hạn, bởi vì trong hợp đồng kỳ hạn bắt buộc phải được kết thúc bằng việc giao nhận hàng hoá thật vào ngày đáo hạn còn trong các giao dịch tương lai, khách hàng có thể kết thúc hợp đồng vào bất cứ lúc nào bằng cách ký một hợp đồng khác mua (nếu hợp đồng trước là hợp đồng bán) hoặc bán (nếu hợp đồng trước là hợp đồng mua) với cùng một số tiền và cùng ngày thanh toán. Và giá cả của hai hợp đồng này là khác nhau nếu giá mua lớn hơn giá bán khách hàng sẽ thu được một khoản lãi, ngược lại khách hàng sẽ phải chịu lỗ và khoản chênh lệch này sẽ được hai bên thanh toán ngay khi có quyết định kết thúc hợp đồng tức là khi ký kết hợp đồng thứ hai, khoản chênh lệch này là khoản nhằm bù trừ cho những rủi ro tỷ giá hối đoái đối với các giao dịch thật làm cơ sở cho các giao dịch tương lai. Trong thực tế hầu hết các giao dịch tương lai đều kết thúc theo kiểu này. Đó chính là một dạng giao dịch khống, một công cụ bảo hiểm chống lại rủi ro hối đoái.

Cũng như các nghiệp vụ khác, giao dịch tương lai được tiến hành trên cơ sở tỷ giá tương lai. Tỷ giá này được ấn định trước và thường cao hơn tỷ giá trong các giao dịch kỳ hạn do chi phí giao dịch tương lai cao hơn. Ngoài ra người giao dịch

còn phải trả một khoản phí cho người môi giới.

2.2.3.7 Nghiệp vụ quyền lựa chọn mua bán ngoại tệ

Hợp đồng quyền lựa chọn là một công cụ tài chính cho phép người mua có quyền được mua hay được bán một ngoại tệ ở một tỷ giá và thời hạn xác định trước. Bởi vì quyền chọn là một tài sản tài chính nên nó có giá trị và người mua phải trả một khoản phí nhất định khi mua nó. Phí hợp đồng quyền chọn là một khoản phí phải trả ban đầu. Vì vậy, cần tính tới chi phí này khi xác định kết quả hợp đồng quyền chọn. Trong giao dịch quyền chọn mua bán ngoại hối, các bên tham gia có thể lựa chọn quyền thực hiện hợp đồng hoặc cũng có thể lựa chọn quyền huỷ hợp đồng, nếu có lợi.

Người bán quyền chọn mua hoặc chọn bán ngoại tệ thường dựa vào dự đoán sự biến động của mình mà đưa ra một số phí hợp đồng quyền chọn. Đây chính là khoản lợi nhuận mà người bán quyền chọn mua hoặc chọn bán hy vọng có được để đổi lại rủi ro mà mình tự nguyện gánh chịu. Khi hợp đồng được thực hiện mà khoản phí hợp đồng quyền chọn mua hoặc chọn bán không đủ bù đắp cho khoản lỗ của hợp đồng, người bán quyền chọn mua hoặc chọn bán sẽ bị lỗ.

Tỷ giá được áp dụng trong hợp đồng quyền chọn mua hoặc chọn bán ngoại tệ là tỷ giá quyền chọn. Điểm khác biệt giữa tỷ giá quyền chọn với tỷ giá trong các nghiệp vụ giao ngay, kỳ hạn, tương lai là tỷ giá này không những được hình thành theo quan hệ cung cầu mà còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn là cao hay thấp. Vì vậy tỷ giá quyền chọn có thể thấp hơn hoặc cao hơn đáng kể so với tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn hay tỷ giá tương lai.

Hợp đồng quyền chọn mua và chọn bán có thể được thoả thuận trực tiếp giữa người mua và người bán hoặc được tiêu chuẩn hoá và mua bán trên sở giao dịch. Ưu điểm của các hợp đồng quyền chọn được tiêu chuẩn hoá là tính thanh khoản cao, rủi ro thấp do có hệ thống trung tâm thanh toán, thông tin thông suốt và hoạt động kinh doanh được kiểm soát dễ dàng hơn, giảm thời gian giao dịch. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều NH cung cấp hợp đồng quyền chọn mua theo yêu cầu. Ưu điểm của các hợp đồng loại này là cơ chế được điều chỉnh để thích hợp với yêu cầu của

từng khách hàng cụ thể. Tuy nhiên, tính thanh khoản của nó thấp và mất nhiều thời gian thoả thuận.

Hiện nay, trên thế giới có hai kiểu hợp đồng quyền chọn đó là kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu. Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ cho phép thực hiện hợp đồng ở bất cứ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn. Còn hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu chỉ cho phép thực hiện hợp đồng khi hết hạn.

2.2.3.8 Nghiệp vụ kinh doanh các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ

Các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ là phương tiện truyền tải và dự trữ giá trị bằng ngoại tệ do những đơn vị được phép phát hành hợp pháp như kỳ phiếu, hối phiếu, lệnh phiếu, trái phiếu, tín phiếu… Những chứng từ này được luật pháp thừa nhận và là tài sản của những người sở hữu. Khi chưa đến hạn thanh toán, người sở hữu có thể mang những giấy tờ có giá này bán hoặc cầm cố tại NHTM. Việc mua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Phát triển kinh doanh ngoại hối tại Vietinbank Chi nhánh Đồng Tháp (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w