Các yếu tố của môi trƣờng tác động đến thị trƣờng và mở rộng thị trƣờng của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng của công ty cổ phần nhựa đồng nai đến năm 2020 (Trang 66)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4 Các yếu tố của môi trƣờng tác động đến thị trƣờng và mở rộng thị trƣờng của Công ty

trƣờng của Công ty

2.4.1. Môi trƣờng vĩ mô

Môi trường chính trị pháp luật

Sự ổn định của hệ thống chính trị, luật pháp, chính sách của một quốc gia có ảnh hưởng rất nhiều đến sự ổn định và khả năng phát triển của các ngành kinh tế nói chung. Ngành Nhựa Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Trong Quyết định số 2992/QĐ-BCT về Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên phát triển ngành Nhựa thành ngành kinh tế mạnh và một số chính sách khuyến khích phát triển, ngành Nhựa cũng nằm trong

danh sách các ngành công nghiệp được ưu tiên phát triển. Điều này cho thấy ngành Nhựa sẽ được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất cũng như xuất khẩu.

Mặc dù các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nhựa đã được xây dựng và ban hành, nhưng hiện nay ngành Nhựa vẫn còn thiếu quy định của Nhà nước về việc nhập khẩu phế liệu sản xuất để tái sinh nhằm hạ giá thành đầu vào cho ngành Nhựa. Điều này cũng gay khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc chủ động nguyên liệu đầu vào và giảm chi phí.

Hiện tại, mặc dù Luật pháp Việt Nam trong lĩnh vực bảo vệ thương hiệu, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệvđãvđược áp dụng nhưng cơ chế xử phạt vẫn còn nhẹ và chưa triệt để. Mặt khác, lực lượng quản lý thị trường còn quá mỏng nên không thể kiểm soát để phát hiện và xử lý kịp thời tất cả các trường hợp sai phạm về hàng giả, hàng nhái.

Với những đóng góp quan trọng của ngành nhựa vào kim ngạch xuất khẩu của cả nước trong những năm gần đây và với chủ trương khuyến khích phát triển ngành nhựa trong những năm tới nên ngành nhựa hiện nhận được một số ưu đãi nhất định, cụ thể là những ưu đãi trong việc áp dụng thuế nhập khẩu bột PVC, hạt nhựa HDPE, các khoản phụ thu ở mức thấp và đang tiến tới bãi bỏ những khoản thuế này để phù hợp với tình hình thực tế và khuyến khích sự tăng trưởng của ngành nhựa và nền kinh tế.

Nhà nước vẫn áp dụng thuế nhập khẩu đối với các loại ống nhựa PVC, HDPE là 10%, đây cũng là một lợi thế lớn cho các doanh nghiệp ngành nhựa trong nước nói chung và Công ty nói riêng trong việc cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.

Tuy nhiên theo cam kết của nước ta khi gia nhập WTO sẽ từng bước bỏ dần chính sách bảo hộ về thuế nhập khẩu trong thời gian sẽ là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp trong nước chưa có đủ sức mạnh để cạnh tranh với các đối thủ từ nước ngoài.

Môi trường kinh tế

Các sản phẩm ống nhựa của Công ty phục vụ cho nhu cầu của ngành xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, bưu chính viễn thông... Do đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như tốc độ xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình công cộng, công trình

dân cư có ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiêu thụ các sản phẩm. Kế hoạch phát triển của Công ty được xây dựng trên những đánh giá lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, nếu nền kinh tế lâm vào tình trạng khủng hoảng, tốc độ xây dựng sẽ giảm hẳn và điều này sẽ làm cho ngành sản xuất vật liệu nhựa xây dựng nói chung và sản xuất ống nhựa nói riêng bị sụt giảm nghiêm trọng.

Những năm trở lại đây, nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức khá cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2012 của Việt Nam đạt mức 5,03%, theo công bố tại cuộc họp báo chiều 24-12 của Tổng cục Thống kê. Mức này thấp hơn đáng kể so với dự báo gần nhất là 5,2- 5,3%. Cụ thể, GDP quý I tăng 4,64%, quý II tăng 4,80%, quý III tăng 5,05% và quý IV tăng 5,44%.

So với năm 2011, GDP năm nay giảm 0,86%. Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý.

Như vậy, việc đạt được mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5-7% như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011-2015 là một thách thức đáng kể. Do năm 2011, GDP chỉ ở mức 5,89%; năm 2012 là 5,03%; năm 2013, GDP dự báo khoảng 5,5% nên hai năm còn lại (2014-2015), trung bình GDP phải đạt 8-9%.

Đáng lưu ý là một số nước trong khu vực vẫn đạt mức tăng trưởng khá khả quan. Lào vẫn tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (8,3%) và trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á năm 2012.

Theo Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch Đầu tư), trong khối ASEAN, Việt Nam, Campuchia và Indonesia cùng có tốc độ tăng GDP năm 2012 thấp hơn so với năm 2011, nhưng mức giảm tăng trưởng ở Việt Nam là sâu nhất. Sự phát triển lạc quan của nền kinh tế nói chung, ngành công nghiệp và xây dựng nói riêng cóảnh hưởng tốt đến sự phát triển của Công ty.

Môi trường văn hóa - xã hội

Ống nhựa xây dựng ngày càng chứng tỏ được vai trò to lớn trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các ngành kinh tế. Nước ta có dân số đông, nên nhu cầu về xây dựng nhà ở, nước sinh hoạt rất lớn, hơn nữa cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực cấp thoát nước sinh hoạt còn rất thấp kém, cần phải cải tạo và đầu tư mới rất nhiều, đây là những lĩnh vực chính sử dụng các sản phẩm ống nhựa của Công ty. Vì vậy thị trường các sản phẩm của Công ty còn rất lớn trong tương lai.

Trong vài năm gần đây, do đời sống dân cư ngày càng tăng lên nên người dân rất chăm lo đến sức khoẻ và đang có nhu cầu sử dụng thay thế các loại ống nước bằng gang sang ống nước bằng nhựa.

Môi trường công nghệ

Nhân tố công nghệ có một tác động to lớn đến sự phát triển của ngành ống nhựa. Khoa học công nghệ phát triển đã giúp cho ngành ống nhựa từng bước thay thế cho các sản phẩm ống gang v.v…. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại đang góp phần tạo ra những sản phẩm ống nhựa có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu về sự an toàn trong sử dụng cho người tiêu dùng. Các doanh nghiệp ống nhựa Việt Nam trong những năm qua đã chú ý đến việc đầu tư đổi mới công nghệ. Vì thế các sản phẩm ống nhựa Việt Nam được đánh giá là có khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu do công nghệ đã đáp ứng được yêu cầu của thế giới. Việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị đối với ngành Nhựa hiện nay vẫn đang là một trở ngại lớn do hầu hết các thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngành đều phải nhập khẩu do đó sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp không đủ tiềm lực tài chính.

Tuy nhiên, Công nghệ gia công trong ngành nhựa trên thế giới rất phát triển, một số dây chuyền sản xuất được tự động hoá hoàn toàn, vừa đảm bảo sản xuất được các sản phẩm có chất lượng cao, vừa tăng năng suất lao động để giảm giá thành sản phẩm.

2.4.2. Môi trƣờng vi mô

Nhà cung ứng

Nguyên liệu chính của Công ty là bột nhựa PVC, hạt nhựa HDPE và một số loại phụ gia, hoá chất khác. Do đặc thù ngành nhựa là ngành gia công chất dẻo nên chi phí nguyên vật liệu chiếm tới khoảng 80% giá thành sản phẩm.

Hiện tại nước ta mới chỉ có 2 nhà máy sản xuất bột nhựa PVC với công xuất 200.000 tấn/năm, trong khi nhu cầu bột nhựa PVC năm 2012 là 256.000 tấn, vì vậy vẫn phải nhập khẩu bột PVC từ nước ngoài. Còn tất cả các loại nhựa khác phải nhập khẩu từ nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan ....

Do đặc điểm của ngành nhựa là giá cả nguyên vật liệu luôn luôn biến động bất thường, vì vậy chính sách dự trữ nguyên vật liệu hợp lý vừa đảm bảo sản xuất vừa đảm bảo lợi nhuận là yếu tố quan trọng nhất cho đem lại lợi nhuận của Công ty.

Trong việc nhập khẩu trực tiếp các máy móc thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm qua luôn bị tác động của tỷ giá hối đoái và thị trường ngoại hối. Sự tăng giảm bất thường của tỷ giá hối đoái cóảnh hưởng tới việc tính toán chi phí sản xuất của Công ty vì giá bán sản phẩm thường cố định trong một khoảng thời gian nhất định (ít nhất là 1 tháng), trong khi nguyên liệu nhập khẩu hàng tuần lại bị chi phối của tỷ giá hối đoái. Đây là một rủi ro mà Công ty không thể lường được nên nhiều thời điểm đã phải chịu thiệt hại đến lợi nhuận.

Với năng lực sản xuất và tiêu thụ hơn 10.000 tấn sản phẩm/năm, hiện nay Công ty là nhà sản xuất các sản phẩm nhựa tương đối lớn ở thị trường Việt Nam nên khả năng tiếp cận của Công ty với các nguồn cung ứng không quá khó khăn.

Bảng 2.10. Các nhà cung cấp nguyên vật liệu cho Công ty

Stt Nguyên liệu Nhà cung cấp Địa điểm

I. Nhà cung ứng trong nước:

1 Bột PVC Công ty TNHH Nhựa & Hoá chất TPC Vina TP.HCM

Công ty Liên doanh và Hoá nhựa Phú Mỹ TP.HCM

II. Nhà cung ứng nước ngoài:

2 Hạt HDPE

Daelim Corporation Itochu Plastics PTE., LTD Borouge PTE., LTD

Hàn Quốc Singapore Singapore

3 CaCO3 Surint Omya Chemicals Co., LTD

Hoá chất thành phố Hồ Chí Minh

Thái Lan Việt Nam

4 Dioxid Titan Công ty Đức Thịnh Việt Nam

5 Chất ổn định Công ty hóa chất phương nam Việt Nam

Khách hàng

Khách hàng Công ty bao gồm: Các khách hàng mua trực tiếp tại Công ty, gồm có:

- Các công ty cấp thoát nước

- Các Trung tâm nước Sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn các tỉnh ;

- Các Công ty xây dựng, Công ty thủy lợi ;

- Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, cấp thoát nước, nhà cao tầng ;

Tiềm năng phát triển của các khách hàng này rất lớn vì hệ thống cơ sở hạ tầng xây dựng, hệ thống cấp thoát nước ở các tỉnh còn rất lạc hậu, cần phải xây dựng, cải tạo lại nhiều.

Nhà thầu lớn như Nhà thầu M&E, Nhà thầu thường xuyên – Trung tâm cấp nước sạch, Nhà thầu thường xuyên cấp thoát nước, Tổng thầu…thi công cho công ty cấp nước: Viwaseen, SC5, các nhà thầu lớn cho Sawaco, các dự án lớn: SFC, SEEN, Vinaconex...

Đối thủ cạnh tranh

Hoạt động kinh doanh của Công ty CP Nhựa Đồng Nai đang gặp không ít áp lực từ các đối thủ cạnh tranh ngay càng găy gắt. Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty là những doanh nghiệp đang sản xuất trong cùng ngành ống nhựa xây dựng và các đối thủ cạnh tranh này được chia thành 3 nghóm:

Nhóm 1: Bao gồm các công ty như Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh, Công

ty Cổ Phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong:

Hai doanh nghiệp này đang chiếm thị phần lớn nhất nhì cả nước, nhưng ở đây chúng ta chỉ đề cấp tới Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh vì đây là doanh nghiệp gần như mạnh nhất ở thị trường phía Nam nói riêng và thị trường việt nam nói chung. Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh đã đầu tư xây dựng 3 nhà máy sản xuất ống nhựa với công suất thiết kế lớn hơn 20.000 tấn sản phẩm/năm. Sản phẩm mang thương hiệu nhựa Bình Minh được đưa ra thị trường vào giữa năm 2008. Đơn vị này có những điểm mạnh và điểm yếu sau:

Điểm mạnh:

- Sự nhận biết của khách hàng với công ty cao

- Công tác bán hàng rất linh động

- Quảng cáo nhiều hơn

- Thương hiệu được nhiều người tiêu dùng biết tới

- Kênh phân phối rộng khắp

- Nhà xưởng rộng

- Sử dụng tỷ lệ % chiết khấu cho khách hàng khá cao

Điểm yếu:

- Giá bán sản phẩm cao

Nhóm 2: Bao gôm Công ty hóa nhựa Đệ Nhất, nhựa Đạt Hòa, nhựa Tân Tiến. ..

Chất lượng các công ty này không ổn định. Chỉ có thể cạnh tranh với Công ty CP Nhựa Đồng Nai bằng giá cả. Trong đó Công ty hóa nhựa đệ nhất là đối thủ cạnh tranh chính.

Công ty TNHH Hóa Nhựa Đệ Nhất được thành lập vào năm 1994, là đơn vị liên doanh giữa Công ty Công Nghiệp Nhựa TaYing ( Đài Loan) và Công ty TNHH TM SX Hiệp Hưng ( Việt Nam). Sản phẩm chính của Công ty là ống nhựa và các phụ kiện ống đi kèm. Hiện Công ty có 2 nhà máy với 1 chi nhánh và 4 Văn Phòng Đại Diện tại TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang và Cần Thơ. Hiện nay đệ nhất đã và đang khẳng định ưu thế về chất lượng, nhân lực, kỹ thuật và tiến từng bước vững chắc trên thị trường ống nhựa. Đơn vị này có những điểm mạnh và điểm yếu như sau:  Điểm mạnh (S): - Chất lượng sản phẩm trung bình. - Chủng loại sản phẩm trung bình. - Nhà xưởng khá rộng. - Công tác bán hàng kém linh động.

- Sử dụng tỷ lệ % chiết khấu cho khách hàng khá cao.

Điểm yếu (W):

- Giá bán sản phẩm khá cao.

- Sự nhận biết của khách hàng đối với công ty trung bình.

Nhóm 3: Bao gồm các Công ty Cúc Phương, Hoa Sen…la các đơn vị sản xuất nhỏ, mới thâm nhập thị trường, đối thủ cạnh tranh chính là Hoa sen. Đơn vị này có những điểm mạnh và điểm yếu như sau.

Điểm mạnh(S):

- Giá bán sản phẩm trung bình.

- Chất lượng sản phẩm trung bình.

Điểm yếu(W):

- Sử dụng tỷ lệ % chiết khấu cho khách hàng thấp.

- Sự nhận biết của khách hàng với công ty ít.

- Công tác bán hàng kém linh động.

- Nhà xưởng nhỏ hẹp.

- Ít quảng cáo.

So với các đối thủ cạnh tranh thì Công ty cổ phần Nhựa có điểm mạnh, điểm yếu như sau:

Điểm mạnh(S):

- Tỷ lệ % chiết khấu cho khách hàng cao.

- Giá bán sản phẩm thấp.

- Chất lượng sản phẩm tốt và ổn định.

- Nhà xưởng rộng.

- Đơn vị mua hàng chủ yếu là các khách hàng Công Trình Cấp Nước, Trung Tâm Nước Sạch, các mảng dự án lớn, nhà thầu…

Điểm yếu (W):

- Sự nhận biết của khách hàng với công ty ít.

- Chưa có kênh phân phối.

- Thương hiệu được ít người biết tới.

MA TRẬN HÌNH ẢNH CẠNH TRANH

Qua phân tích các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng đến những mặt mạnh, mặt yếu của đối thủ ta có ma trận hình ảnh cạnh tranh như sau:

Bảng 2.11 : Ma trận hình ảnh cạnh tranh S T T Các yếu tố cạnh tranh Mức độ quan trọng Công ty CP Nhựa Đồng Nai Công ty Nhựa Bình Minh Công ty hóa nhựa Đệ Nhất Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng Hạng Điểm quan trọng 1 Thương hiệu 0.11 2 0.22 4 0.44 3 0.33 2 Chất lượng sản phẩm 0.11 3 0.33 3 0.33 2 0.22

3 Chiết khấu cho khách hàng 0.1 3 0.3 3 0.3 3 0.3

4 Công tác bán hàng 0.1 3 0.3 3 0.3 3 0.3

5 Hệ thống phân phối 0.09 2 0.18 4 0.36 3 0.27

6 Quảng cáo 0.09 2 0.18 3 0.27 2 0.18

7 Máy móc thiết bị 0.09 3 0.27 3 0.27 2 0.18

8 Sự nhận biết của khách hàng

đối với công ty 0.09 2 0.18 3 0.27 3 0.27

9 Sản lượng tiêu thụ 0.11 3 0.33 4 0.44 2 0.22

10 Cạnh tranh về giá bán 0.11 4 0.44 2 0.22 3 0.33

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng của công ty cổ phần nhựa đồng nai đến năm 2020 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)