Đánh giá chung về thị trƣờng tiêu thụ của Công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng của công ty cổ phần nhựa đồng nai đến năm 2020 (Trang 63)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.2.3Đánh giá chung về thị trƣờng tiêu thụ của Công ty

Điểm mạnh (S):

Công ty luôn chú trọng đầu tư cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng vì nó là một trong những hoạt động có vai trò quan trọng đối với sự

tồn tại và phát triển của công ty. Bằng sự nỗ lực của ban lãnh đạo, của cán bộ công nhân viên trong triển khai thực hiện các chiến lược, chính sách đề ra nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình, trong những năm qua công ty đã đạt được một số thành công đáng khích lệ như sau:

- Hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty năm 2010 và 2011 tăng trưởng khá nhanh, sản lượng hàng hoá sản xuất ra ngày càng nhiều và chủng loại sản phẩm ngày càng đa dạng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm, tuy nhiên năm 2012 sản lượng và doanh thu giảm đáng kể so với năm 2011 do một phần khó khăn chung của nền kinh tế và một phần do Công ty tập trung đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng nhà xưởng, gặp khó khăn trong công tác công nợ khó đòi.

- Máy móc thiết bị: Công ty đầu tư trang thiết bị máy móc phòng thí nghiệm để tăng cường việc kiểm soát chất lượng sản phẩm. Đây cũng là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thực hiện chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ nói riêng và chiến lược phát triển của toàn công ty nói chung.

- Nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu có chất lượng cao: Nguyên vật liệu chính của Công ty chủ yếu là bột nhựa PVC và hạt nhựa các loại. Các loại hạt nhựa Công ty đang sử dụng bao gồm: HDPE, PVC... Ngoài ra, Công ty còn sử dụng một số nguyên phụ liệu phụ khác như: acid Stearic, parafin, cyclohexanone, dioxid titan, bột màu,... Trong quy trình sản xuất, bột nhựa sẽ được pha trộn với các loại phụ liệu khác như: chất ổn định, bột màu, CaCO3,... tạo thành hỗn hợp trước khi đưa vào máy tạo hạt hay máy tạo sản phẩm. Hầu hết các nguyên liệu phụ trợ được nhập khẩu từ nước ngoài.

- Giá cả cạnh tranh: Giá bán sản phẩm của Công ty được khách hàng đánh giá là khá hợp lý, phù hợp với khả năng tài chính của họ. Để đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như giá thành sản xuất, Công ty luôn thực hiện đấu thầu lựa chọn cạnh tranh nhằm tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu tốt nhất. Nguồn nguyên liệu của Công ty được nhập từ các công ty cung ứng trong và ngoài nước trong những năm qua tương đối ổn định. Là một trong doanh nghiệp top đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất ống nhựa, Công ty luôn lựa chọn các nhà cung cấp nguyên vật liệu chất lượng tốt, có uy tín, có năng lực đảm bảo cung ứng đầy đủ cho nhu cầu sản xuất về số lượng và chất lượng với giá cả hợp lý nhất.

- Đội ngũ cán bộ công nhân viên lành nghề, tâm huyết: Công ty hiện có đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ kỹ thuật, công nhân lành nghề, có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất ống nhựa. Đây chính là nguyên nhân chính giúp cho Công ty có được tốc độ tăng trưởng, phát triển cao và vững chắc, ngày càng nâng cao đời sống của CBCNV đồng thời không ngừng gia tăng giá trị cho các cổ đông trong thời gian qua. Qua đây có thể thấy một số điểm mạnh hiện có của Công ty như sau:

- Chất lượng sản phẩm cao và ổn định.

- Sự đa dạng của sản phẩm.

- Năng lực sản xuất khá mạnh.

- Trữ lượng nguyên liệu dồi dào.

- Mặt bằng sản xuất ống nhựa rộng.

- Công nghệ sản xuất tiến tiến, máy móc nhập từ các nước Châu âu, Đức,..

- Tinh thần làm việc của người lao động: Nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm với công việc.

Điểm yếu (W):

- Công tác nghiên cứu phát triển chưa được đầu tư triệt để.

- Hệ thống phân phối còn chưa được chú trọng đầu tư.

- Nguồn lao động và chất lượng nguồn lao động: Đội ngũ đảm nhiệm sản xuất còn thiếu về số lượng, công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới còn thiếu cả về số lượng và chất lượng (yếu về năng lực, sức sáng sạo và kinh nghiệm non trẻ).

- Khả năng tài chính: Quản lý công nợ chưa tốt, do đó nợ khó đòi có xu hướng tăng dần qua các năm, Công ty cần có giải pháp để lựa chọn khách hàng có khả năng về tài chính.

- Hoạt động bán hàng còn kém linh hoạt.

- Thương hiệu của công ty: ít người biết đến.

MA TRẬN ĐÁNH GIÁ NỘI BỘ (IFE)

Việc xây dựng ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) dựa trên cơ sở đánh giá các mặt mạnh và điểm yếu quan trọng của thị trường tiêu thụ sản phẩm ống nhựa của công ty CP Nhựa Đồng Nai nhằm giúp các nhà quản trị thấy được những mặt mạnh, mặt yếu để từ đó đưa ra các chiến lược phù hợp nhất cho doanh nghiệp.

Bảng 2.9. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

S T T

Các yếu tố bên trong Mức độ quan

trọng Phân loại Điểm quan trọng 1 Khả năng tài chính 0.06 2 0.12 2 Hoạt động bán hàng 0.09 2 0.18 3 Chất lượng sản phẩm 0.10 3 0.30 4 Sự đa dạng của sản phẩm 0.07 3 0.21

5 Thương hiệu của công ty 0.08 2 0.16

6 Năng lực sản xuất 0.09 3 0.27

7 Trữ lượng nguyên vật liệu 0.08 3 0.24 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

8 Mặt bằng sản xuất ống nhựa 0.10 3 0.30

9 Công nghệ sản xuất tiên tiến 0.09 3 0.27

10 Hệ thống phân phối 0.06 2 0.12

11 Tinh thần làm việc của người lao động 0.09 3 0.27

12 Nguồn lao động và chất lượng nguồn lao động 0.09 2 0.18

TỔNG CỘNG 2.62

Nguồn:Ý kiến chuyên gia và tác giả-xem phụ lục 2

Nhận xét:

Qua ma trận IFE cho ta thấy điểm số 2.62>2.5 cho thấy Công ty CP Nhựa Đồng Nai ở mức trên trung bình về các điểm mạnh và điểm yếu, Công ty nên tập trung vào việc phát triển kênh phân phối, áp dụng công nghệ thông tin để đưa thương hiệu Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai đến tay người tiêu dùng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động marketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng đồng thời giữ vững và phát huy những điểm mạnh hiện có.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng của công ty cổ phần nhựa đồng nai đến năm 2020 (Trang 63)