Nhân sự

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng của công ty cổ phần nhựa đồng nai đến năm 2020 (Trang 49)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.3Nhân sự

Lao động là một yếu tố không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp bởi vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất. Cho dù có được trang bị máy móc hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến nhưng nếu thiếu lao động có trình độ tổ chức thì cũng không thực hiện sản xuất được. Nhất là đối với ngành ống nhựa đòi hỏi phải có lao động có kỹ năng kiểm tra chất lượng sản phẩm, mỗi người lao động đóng vai trò như một nhân viên kiểm tra chất lượng và cần có sức khỏe vì đối với loại sản phẩm này thường có kích thước và tải trọng lớn.

Ngoài ra công tác đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho người lao động luôn được Công ty quan tâm với nhận thức nguồn lực là yếu tố quyết định thúc đẩy sự phát triển, do đó trong một thời gian dài từ năm 2010 đến nay, Công ty luôn tạo điều kiện cho việc học tập, nâng cao trình độ cho người lao động, thu hút lực lượng lao động giỏi từ bên ngoài vào. Bên cạnh đó Công ty còn có chế độ ưu đãi đối với những lao động giỏi có chuyên môn, tay nghề. Hàng năm, thông qua các hội chợ, triển lãm, Công ty tổ chức cho cán bộ quản lý đi thăm quan, khen thưởng, tặng quà nhằm khích lệ tinh thần làm việc cho các anh em công nhân viên.

Một điểm mạnh là ban lãnh đạo Công ty có tầm nhìn xa, chiến lược và năng động, sáng tạo và uy tín cao, tạo được mối quan hệ rộng khắp từ địa phương, đoàn thể đến các chủ đầu tư lớn cho các ngành ống cấp thoát nước,…dùng cho xây dựng, v.v…

Tính đến nay hầu hết nhân sự ở các phòng ban chức năng có trình độ Cao đẳng và Đại học, bố trí công việc phù hợp. Tỷ lệ lao động phổ thông có trình độ, tay nghề.

Tuy nhiên với một doanh nghiệp ngành ống nhựa như Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai thì với đội ngũ lao động như đã nêu ở bảng dưới đây còn quá ít, chưa đủ

để phát triển mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong thời gian tới, trong khi hiện nay với nguồn lực có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong ngành này ngày càng khan hiếm sẽ trở thành thách thức cho công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai phát triển nhân lực trong thời gian tới.

Bảng 2.3. Cơ cấu lao động Công ty phân theo trình độ năm 2012

STT Chỉ tiêu Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 1 Thạc sỹ 3 0.82 % 2 Đại học 30 8.20 % 3 Cao đẳng 25 6.83 % 4 Trung cấp 32 8.74 % 5 Lao động phổ thông 276 75.41 % Tổng cộng 366 100 %

Nguồn: Phòng nhân sự Công ty

Nhận xét:

- Đội ngũ lao động trình độ thạc sỹ, đại học của công ty chiếm tỷ lệ tương đối, giữ vai trò hết sức quan trọng. Họ có trình độ chuyên môn về các lĩnh vực tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, kỹ thuật công nghệ. . . Do đó họ sẽ giữ vai trò quan trọng trong việc quản lý sản xuất, thực hiện hoạt động thu mua, nhập khẩu nguyên liệu và tiêu thụ hàng hoá, giúp cho quá trình sản xuất được tiến hành liên tục. Chính vì vậy để phát triển thị trường đòi hỏi lực lượng này phải không ngừng tìm tòi thị trường, sử dụng các biện pháp Marketing, tìm kiếm và ký kết các hợp đồng kinh tế với khách hàng.

- Đội ngũ lao động trực tiếp có vai trò quyết định tới số lượng và chất lượng sảm phẩm làm ra. Để mở rộng thị trường thì Công ty phải nâng cao uy tín của mình thông qua chất lượng sản phẩm, dịch vụ và tiến độ giao hàng. Chính vì vậy Công ty phải tuyển dụng thêm nhân sự, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân nhằm giảm đến mức tối thiểu sản phẩm hỏng và đảm bảo chất lượng của sản phẩm, nâng cao năng suất lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng của công ty cổ phần nhựa đồng nai đến năm 2020 (Trang 49)