Các công cụ để xây dựng các giải pháp khả thi có thể chọn lựa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng của công ty cổ phần nhựa đồng nai đến năm 2020 (Trang 34 - 36)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.3.4 Các công cụ để xây dựng các giải pháp khả thi có thể chọn lựa

SWOT là một trong những kỹ năng hữu ích nhất. Nhờ công cụ này, nhà lãnh đạo làm việc hiệu quả, giảm thiểu stress, cải tiến khả năng quyết định, tối đa hóa hiệu quả cá nhân và còn nhiều hơn nữa. Phân tích SWOT là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định điểm mạnh và điểm yếu để từ đó tìm ra được cơ hội và nguy cơ.

Theo Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2010, tr.158, 157) Ma trận điểm yếu - điểm mạnh, cơ hội – nguy cơ là công cụ kết hợp quan trọng có thể giúp cho nhà quản trị phát triển 4 loại giải pháp sau:

Các giải pháp điểm mạnh-cơ hội (SO): Các giải pháp này nhằm sử dụng

những điểm mạnh bên trong của công ty để tận dụng những cơ hội bên ngoài.

Các giải pháp điểm yếu-cơ hội (WO): Các giải pháp này nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong để tận dụng các cơ hội bên ngoài.

Các giải pháp điểm mạnh-đe dọa (ST):Các giải pháp này sử dụng các điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài.

Các giải pháp điểm yếu-đe dọa (WT): Các giải pháp này nhằm cải thiện điểm yếu để tránh khỏi hay giảm bớt ảnh hưởng của các mối đe dọa bên ngoài.

Theo Fred R.David (2006, tr.266) thì để thiết lập một ma trận SWOT cần trải qua 8 bước sau đây:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội quan trọng bên ngoài công ty.

Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh quan trọng bên trong công ty. Bước 4: Liệt kê các điểm yếu bên trong công ty.

Bước 5: Kết hợp điểm mạnh với cơ hội để hình thành giải pháp SO và ghi kết

quả vào ô thích hợp.

Bước 6: Kết hợp điểm yếu với cơ hội để hình thành giải pháp WO và ghi kết quả vào ô thích hợp.

Bước 7: Kết hợp điểm mạnh với đe dọa để hình thành giải pháp ST và ghi kết

quả vào ô thích hợp.

Bước 8: Kết hợp điểm yếu với đe dọa để hình thành giải pháp WT và ghi kết quả vào ô thích hợp.

Bảng 1.4: Ma trận SWOT

O: Cơ hội: (Opportunities)

O1. O2. O3. O4.

T: Đe doạ: (Threatens)

T1. T2. T3. T4. S: Điểm mạnh: (Strenghts) S1. S2. S3. S4. S+O Tận dụng các cơ hội để phát huy tối đa các điểm mạnh.

S+T

Tìm cách phát huy các điểm mạnh làm giảm các

mối đe dọa bên ngoài.

W: Điểm yếu: (Weaknesses) W1. W2. W3. W4. W+O Khắc phục các điểm yếu bằng cách phát huy tối đa

các điểm mạnh.

W+T

Xây dựng kế hoạch phòng thủ nhằm chống lại các rủi ro, tránh các tác hại của điểm yếu.

Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2010, tr.160)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng của công ty cổ phần nhựa đồng nai đến năm 2020 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)