Tình hình hoạt động marketing của Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng của công ty cổ phần nhựa đồng nai đến năm 2020 (Trang 57 - 62)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1.2Tình hình hoạt động marketing của Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai

2.3.1.2. Tình hình hoạt động marketing của Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai Nai

Chủng loại sản phẩm

Sản phẩm nhựa xây dựng của công ty khá đa dạng về chủng loại: Ống nhựa các loại, phụ kiện, …. Nhưng ở trong bài báo cáo này tác giả tập trung đề cập tới sản phẩm chủ lực đem lại lợi nhuận lớn cho Công ty đó là các sản phẩm ống nhựa dùng cho xây dựng.

Hiện nay, công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai đang áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008, được Công ty tuân thủ nghiêm ngặt, do đó chất lượng sản phẩm của Công ty khá ổn định, được khách hàng đánh giá khá cao. Nguyên liệu dùng để sản xuất ra sản phẩm này chủ yếu được nhập từ nước ngoài từ các đơn vị cung cấp có uy tín trên thị trường, bên cạnh đó Công ty luôn cố gắng tạo mối quan hệ thân thiết, bền vững với nhà cung cấp.

Bảng 2.6: Tổng hợp ý kiến khách hàng về đảm bảo chất lượng sản phẩm

Stt Ý kiến của khách hàng Số lựa chọn Tỷ lệ (%)

1 Hoàn toàn không đồng ý 2 4

2 Không đồng ý 5 10

3 Tạm được 10 20

4 Đồng ý 20 40

5 Hoàn toàn đồng ý 13 26

Tổng cộng 50 100

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tỷ lệ(%) Tỷ lệ(%) 4 10 20 40 26 Hoàn toàn không đồng Không đồng

ý Tạm được Đồng ý Hoàn toàn

đồng ý

Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ mức độ của khách hàng về đảm bảo chất lượng sản phẩm

Nguồn: Ý kiến khách hàng và tác giả - xem phụ lục 3

Nhận xét

Qua biểu đồ trên có thể thấy phần đông khách hàng rất đồng quan điểm về việc chất lượng sản phẩm Nhựa xây dựng của Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai luôn đáp ứng được yêu cầu của họ.

Giá cả sản phẩm:

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện nay cạnh tranh về giá vẫn rất có tác dụng hữu hiệu. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển to lớn đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp. Do vậy nhu cầu về sử dụng ống Nhựa ngày càng cao, có rất nhiều doanh nghiệp và công ty đã tham gia vào kinh doanh trên lĩnh vực này. Hiện nay trên cả nước có khoảng 30 doanh nghiệp sản xuất ống Nhựa, một trong những chiến lược của các Công ty là giá cả sản phẩm luôn luôn cạnh tranh trên thị trường. Trước tình đó công ty đã đưa ra những giải pháp khá hữu hiệu để công ty có thể cạnh tranh về giá. Điển hình là hiện nay Công ty đã và đang thực hiện hai phương pháp định giá dựa vào loại hàng hóa nhập và dựa theo yêu cầu như sau:

- Định giá theo nguyên tắc địa lý:

Công ty đã định giá sản phẩm theo giá CIF tức là theo giá này công ty sẽ chịu chi phí vận chuyển đến địa điểm mà khách hàng của công ty lựa chọn. Khách hàng có quyền lựa chọn phương án giá FOB hay giá CIF phụ thuộc vào nhu cầu của họ. Công ty áp dụng giá bán thống nhất bao gồm cả chi phí vận chuyển để khuyến

khích các khách hàng ở xa mua hàng của doanh nghiệp vì thực tế các khách hàng hiện nay công ty đang duy trì hoạt động hiện nay có cả ở 3 Miền.

- Chiết khấu cho khách hàng mua khối lượng lớn:

Công ty đã thực hiện chiết khấu cho những khách hàng mua hàng với khối lượng sản phẩm lớn trong một thời gian nhất định nhằm khuyến khích họ.

Bảng 2.7: Tổng hợp ý kiến khách hàng về giá cả phù hợp

Stt Ý kiến của khách hàng Số lựa chọn Tỷ lệ(%)

1 Hoàn toàn không đồng ý 5 10

2 Không đồng ý 8 16

3 Tạm được 17 34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4 Đồng ý 15 30

5 Hoàn toàn đồng ý 5 10

Tổng cộng 50 100

Nguồn: Ý kiến khách hàng và tác giả - xem phụ lục 3

0 5 10 15 20 25 30 35 40 Tỷ lệ(%) 10 16 34 30 10 Hoàn toàn

không đồng ý Không đồng ý Tạm được Đồng ý

Hoàn toàn đồng ý

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ mức độ của khách hàng về giá cả phù hợp

Nguồn: Ý kiến khách hàng và tác giả - xem phụ lục 3

Nhận xét:

Qua biểu đồ trên có thể thấy phần lớn khách hàng của công ty rất hài lòng về giá cả của Công ty và phù hợp với khả năng kinh tế của họ.

Phân phối sản phẩm:

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ phân phối hiện nay của Công ty

Nguồn: Phòng kinh Doanh

Nhận xét:

Qua sơ đồ này có thể thấy hiện nay Công ty chưa có mạng lưới phân phối sản phẩm công ty như các đại lý, cửa hàng phân phối sản phẩm, việc bán hàng chủ yếu thông qua việc chào hàng trực tiếp hoặc qua email, điện thoại…trong khi đó các đối thủ cạnh tranh ống Nhựa của chúng ta đều có những cơ sở phân phối rộng khắp. Điều này sẽ làm Công ty gặp khó khăn nhiều hơn trong việc tìm kiếm khách hàng tiêu thụ sản phẩm và quảng bá thương hiệu của Công ty.

Bảng 2.8: Tổng hợp ý kiến khách hàng về kênh phân phối sản phẩm của Công ty

Stt Ý kiến của khách hàng Số lựa chọn Tỷ lệ(%)

1 Rất yếu 30 60 2 Khá yếu 8 16 3 Yếu 11 22 4 Khá mạnh 1 2 5 Mạnh 0 0 Tổng cộng 50 100

Nguồn: Ý kiến khách hàng và tác giả - xem phụ lục 3

Văn phòng đại diện

Khách hàng Công ty

0 10 20 30 40 50 60 70 Tỷ lệ(%) 60 16 22 2 0

Rất yếu Khá yếu Yếu Khá mạnh Mạnh

Biểu đồ 2.5: Mức độ của khách hàng về kênh phân phối sản phẩm của Công ty

Nguồn: Ý kiến khách hàng và tác giả - xem phụ lục 3

Nhận xét:

Qua biểu đồ này cho thấy phần lớn khách hàng đều cho rằng kênh phân phối hiện nay của Công ty là rất yếu, do đó trong thời gian tới công ty cần chú trọng hơn đến việc phát triển hệ thống này.

Hoạt động chiêu thị/truyền thông (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Chăm sóc khách hàng:

Thông qua dịch vụ chăm sóc sau bán hàng sẽ góp phần giúp Công ty nắm bắt được nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, từ đó ngày càng hoàn thiện và đổi mới sản phẩm của công ty.

Để nâng cao uy tín và trách nhiệm của mình đối với người tiêu dùng Công ty còn thực hiện hỗ trợ công tác sau bán hàng các dịch vụ sau bán hàng như: Hướng dẫn cách sử dụng hàng hoá, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo đảm các dịch vụ thay thế…

Đối với những khách hàng thường xuyên của Công ty, Công ty thực hiện chủ trương chăm sóc thường xuyên trao đổi, gặp gỡ nắm bắt những khó khăn của khách hàng để cùng bàn bạc tháo gỡ trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi.

Có chính sách tặng quà, gọi điện thăm hỏi khách thông qua những dịp lễ tết sẽ tạo niềm tin thân thiện ở khách hàng đối với công ty, thăm dò ý kiến của khách hàng về sản phẩm của Công ty. Tuy nhiên công tác này còn chưa thực sự được chú trọng đầu tư.

Khuyếch trương – quảng cáo

Công ty có tổ chức những chương trình quảng cáo, kích thích sự chú ý của khách hàng thông qua các phương tiện thông tin như: Báo chí, mạng Internet, cataloge, hội trợ triển lãm... nhằm thông tin về hàng hoá thu hút khách hàng về phía mình, giới thiệu về Công ty, nâng uy tín của Công ty giới thiệu cho các đối tượng khách hàng hiểu rõ về sản phẩm và thương hiệu của Công ty, nhằm tăng sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

Công ty cần đẩy thực hiện nhiều hơn các hoạt động dịch vụ, quảng cáo, khuyếch trương sẽ góp phần đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, tăng sức mạnh về cạnh tranh, tăng thị phần của Công ty trên thị trường.

Hoạt động xây dựng thương hiệu

Để tồn tại và phát triển thì một công tác không thể thiếu là việc xây dựng hình ảnh thương hiệu vững mạnh là yếu tố không thể thiếu của Công ty trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, công ty cổ phần nhựa Đồng Nai đã và đang đầu tư xây dựng thương hiệu để giữ được vị trí của mình trên thị trường thông qua việc xây dựng chính sách chất lượng, phối hợp các bộ phận phòng ban đều nhất quán trong chính sách xây dựng thương hiệu, phối hợp chặt chẽ các bộ phận, phòng ban để đảm bảo tính thống nhất trong thực hiện chính sách phát triển thương hiệu bên cạnh việc xây dựng hình ảnh thương hiệu thông qua việc quảng bá trên các kênh báo trí, hội chợ triển lãm, …

Một số tồn tại của Công ty

- Công ty vẫn chưa có mạng lưới kênh phân phối: Đại lý bán buôn, bán lẻ sản phẩm ống Nhựa.

- Khách hàng mua ống Nhựa còn hạn chế.

- Dịch vụ sau bán hàng chưa thực sự được chú trọng đầu tư.

- Công tác quảng cáo sản phẩm, quảng bá thương hiệu còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng của công ty cổ phần nhựa đồng nai đến năm 2020 (Trang 57 - 62)