Tổng quan về ngành nhựa xây dựng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng của công ty cổ phần nhựa đồng nai đến năm 2020 (Trang 36)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

1.4Tổng quan về ngành nhựa xây dựng

Sản lượng nhựa:

Theo báo cáo triển vọng ngành nhựa của xây dựng của Hiệp hội nhựa Việt Nam (2012) ngày 06/05/2012 cho biết: Ngành Nhựa Việt Nam nhìn chung phát triển thiếu tập trung. Theo thống kê của Bộ Công Thương, hiện nay nước ta có khoảng 2000 doanh nghiệp sản xuất nhựa, trong đó hiện có khoảng 460 doanh nghiệp sản xuất nhựa bao bì và khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất nhựa xây dựng, 80% doanh nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam, còn lại tập trung ở khu vực miền Bắc (15%). Nhựa bao bì hiện có thị phần lớn nhất với 39%, nhựa xây dựng, nhựa gia dụng và nhựa kỹ thuật lần lượt có thị phần 21% và 19% tổng sản lượng sản phẩm nhựa sản xuất. Tỷ trọng của các phân ngành ngày càng đồng đều, với phân ngành nhựa bao bì vẫn có vai trò, ngành chủ đạo cả về sản lượng.

Biểu đồ 1.1. Biểu đổ tỷ lệ ngành nhựa

Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam (2012)

Ngành nhựa nước ta vẫn đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ bên ngoài. Bên cạnh đó, những chi phí đầu vào như: xăng, điện, nước, nguyên vật liệu… ngày càng tăng đang là gánh nặng với các doanh nghiệp ngành nhựa, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ bởi việc tiếp cận vốn ngân hàng của các doanh nghiệp này không thuận lợi như những đơn vị lớn... Mà đặc thù của ngành hầu hết là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy mà trong bối cảnh hiện nay, khó khăn nhất của doanh nghiệp ngành nhựa vẫn là vấn đề về vốn. Tuy có tốc độ tăng trưởng tốt về kim ngạch, nhưng trên thực tế, lợi nhuận thu được lại không tương xứng do chi phí đầu vào cao trong khi đầu ra không thể tăng mạnh. Do vậy, thời gian qua đã có khoảng trên 20% trong tổng số các doanh nghiệp của ngành đã phải đóng cửa do không đủ vốn để duy trì hoạt động sản xuất.

Từ những khó khăn trên cộng với tình hình kinh tế thế giới còn gặp nhiều khó khăn, trong năm 2013, kim ngạch xuất khẩu của ngành dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại, khoảng từ 11-13,5% so với năm 2012.

Tuy nhiên, trong thời gian tới ngành nhựa vẫn có tiềm năng phát triển tốt bởi tính cạnh tranh của các sản phẩm nhựa Việt Nam ngày càng được nâng cao trong khi nhu cầu tiêu dùng nhóm sản phẩm này trên thế giới ngày càng tăng mạnh. Ngành nhựa Việt Nam đang hướng tới trở thành ngành công nghiệp tiên tiến, sản xuất những sản phẩm chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, có tính cạnh tranh cao, thân thiện với môi trường, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, có khả năng xuất khẩu những sản phẩm có giá trị gia tăng cao với sản lượng ngày càng lớn. Trong quy hoạch đến năm 2020, mục tiêu của ngành là chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật.

2294 3200 3800 4200 4800 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2008 2009 2010 2011 2012

Hình 1.1 : Sản lượng nhựa Việt Nam giai đoạn 2008-2012 (đơn vị: nghìn tấn)

Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam (2012)

Công nghệ sản xuất nhựa:

Công nghệ sản xuất nhựa sử dụng thanh Profile (Profile Technology): Ở Việt Nam, công nghệ này được sử dụng để làm các sản phẩm như ống thoát nước PVC, ống cấp nước PE, ống nhôm nhựa, cáp quang, cửa ra vào PVC, khung hình, tấm lợp, phủ tường, v.v…

Nói chung, rất nhiều công nghệ sản xuất nhựa tiên tiến đang được áp dụng tại Việt Nam, tuy nhiên chưa được phổ biến. Từ năm 2005, nhiều nhà sản xuất nhựa tại Việt Nam đã đầu tư đáng kể vào việc nâng cấp trang thiết bị sản xuất và máy móc của họ để cải thiện sản phẩm nhựa của họ về chất lượng và thiết kế, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh tại thị trường trong nước và quốc tế. Ví dụ, một vài công ty lớn

đang sản xuất sản phẩm nhựa chất lượng và công nghệ cao sử dụng thiết bị tiên tiến và máy móc nhập khẩu từ Đức, Italy và Nhật Bản. Xu hướng này sẽ tiếp tục khi mà ngành công nghiệp nhựa Việt Nam phấn đấu để duy trì khả năng cạnh tranh của mình và mở rộng năng lực thâm nhập trên thị trường thế giới.

Các doanh nghiệp nhựa:

Đến nay, có khoảng 2.000 doanh nghiệp nhựa, chủ yếu ở miền Nam. Số

lượng doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương và Long An chiếm 80% tổng số lượng doanh nghiệp nhựa trên cả nước trong khi số lượng doanh nghiệp ở miền Bắc và miền Trung chỉ chiếm 15% và 5%. Trong khoảng 2.000 doanh nghiệp trong ngành nhựa, hầu hết là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghệp tư nhân (chiếm 90%).

Các nhà cung cấp chính

Hiện nay, vật liệu nhựa PVC và PET có thể được đáp ứng trong nước. Có hai nhà sản xuất PVC với công suất tổng hợp 200.000 tấn/năm, trong đó 30% là dành cho xuất khẩu và 70% là dành cho thị trường trong nước. Đó là Công ty TPC Vina và Công ty Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ. Ngoài ra, còn có Công ty Formusa Việt Nam, công ty 100% vốn của Đài Loan với công suất sản xuất nguyên liệu nhựa PET là 145.000 tấn/năm. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu 70 – 80% nguyên liệu nhựa, chủ yếu là PP, PE, PS và Polyester và hầu hết các thiết bị và máy móc cần thiết cho sản xuất sản phẩm nhựa.

Biển đồ 1.2. Các nước cung cấp chính nguyên liệu nhựa cho Việt Nam

Việt Nam nhập khẩu khoảng 95% các loại thiết bị và máy móc sản xuất nhựa. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu máy móc và thiết bị sản xuất nhựa khoảng 363,760 triệu USD. Các nước mà Việt Nam nhập khẩu chính các loại thiết bị và máy móc sản xuất nhựa năm 2008 là Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Biểu đồ 1.3: Các nhà cung cấp máy móc và thiết bị sản xuất nhựa cho Việt Nam

Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam (2012)

Triển vọng ngành nhựa:

Do nhu cầu cấp thiết cần phải nâng cấp công nghệ sản xuất và đa dạng hóa sản phẩm để duy trì và tăng khả năng cạnh tranh trong và ngoài nước, Việt Nam đã nhập khẩu nhiều trang thiết bị và máy móc sản xuất nhựa tiên tiến hơn cũng vật liệu nhựa chất lượng cao hơn.

Chính Phủ đã phê duyệt về quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020; trong đó tập trung vào các dự án sản xuất nguyên liệu nhựa. Hiện nay, nhiều dự án nguyên vật liệu cho ngành nhựa được đầu tư xây dựng như: nhà máy sản xuất PP1, PP2, nhà máy sản xuất PE… Nếu các dự án mới này đuợc thực hiện đúng tiến độ thì đến hết năm 2020 thì các nhà máy mới này có thể nâng tổng công suất sản xuất thêm 1.2 triệu tấn/năm. Do đó có thể giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong nguồn cung nguyên liệu đầu vào và giảm rủi ro biến động giá nguyên liệu và rủi ro về tỷ giá.

Tóm tắt nội dung chƣơng 1

Ở chương này, tác giả đã trình bày một số khái niệm liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu về mở rộng thị trường. Đồng thời đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài, bên trong của tổ chức để đánh giá thực trạng kinh doanh của Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai. Từ đó xây dựng các ma trận hình ảnh cạnh tranh, ma trận SWOT…Thông qua các ma trận này tác giả có thể xây dựng và lựa chọn các giải pháp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ống nhựa cho Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ THỊ TRƢỜNG VÀ MỞ RỘNG THỊ TRƢỜNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHỰA ĐỒNG NAI 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Nhựa Đồng Nai (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty

1975: Công ty Nhựa Đồng Nai, tiền thân là Công ty Diêm Đồng Nai, được thành lập từ năm 1975 với tư cách là doanh nghiệp quốc doanh trực thuộc Bộ Công Nghiệp.

1996: Bắt đầu sản xuất ống nhựa từ 1996 và là thành viên của Tổng Công ty Nhựa Việt Nam cùng với Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong.

2004: Công ty CP hóa thành công ty đại chúng được niêm yết trên sàn HNX với mã cổ phiếu là DNP.

2006: Xây dựng nhà máy thứ 2 (Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai Miền Trung) tại tỉnh Quảng Nam.

2008: Nhựa Đồng Nai trở thành nhà sản xuất ống nhựa đầu tiên tại Việt Nam sản xuất ống HDPE có đường kính 1000mm.

2009: Đầu tư nâng cấp khả năng sản xuất toàn diện: ống uPVC 21mm – 500mm, ống HDPE 25mm – 1000mm và nâng công suất nhà máy lên 3000 tấn/tháng.

2010: Nhựa Đồng Nai trở thành nhà sản xuất ống nhựa có quy mô doanh thu hàng năm 500tỷ VNĐ với tổng tài sản 350 tỷ VNĐ.

2012: Thành lập chi nhánh Hà Nội.

Tên Công ty: CÔNG TY CP NHỰA ĐỒNG NAI Tên giao dịch: DONAPLAST

Biểu tượng (logo):

Địa chỉ: Đường 9, KCN Biên Hòa 1, Đồng Nai Website: Donaplast.com.vn

ĐT: (061) 38 36 269 Fax: (061) 38 36 174

Nguồn: Phòng nhân sự

2.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai

Nguồn: Phòng nhân sự

Nhận xét sơ đồ:

Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức trên có thể thấy bộ máy quản lý của công ty khá mạnh, tất cả các phòng ban đều có ban lãnh đạo quản lý trực tiếp cấp cao, có phòng kiểm soát nội bộ chịu trách nhiệm quản lý chặt các chi phí, vật tư dùng cho sản xuất của các phòng ban khác nhằm tiết giảm những chi phí phát sinh không cần thiết.

Tổng giám đốc P.TGĐ Tài chính P.TGĐ Kỹ thuật P.TGĐ Kinh Doanh Hội đồng quản trị Phòng chất lượng Xí nghiệp Bao bì Xí nghiệp Nhựa Phòng kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng nhân sự Phòng xuất nhập khẩu P. tài chính kế toán Phòng kiểm soát nội bô

2.1.3. Giới thiệu về sản phẩm nhựa xây dựng của Công ty

Sản phẩm nhựa xây dựng của Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai được chia làm 3 nhóm sản phẩm chính:

Nhóm 1:Các sản phẩm ống nhựa u.PVC

Nhóm sản phẩm ống nhựa u.PVC, phụ tùng, keo dán và zoăng cao su phục vụ cho cấp thoát nước sinh hoạt, nông nghiệp, công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, ống luồn cáp điện và ống phục vụ cho ngành bưu điện... là sản phẩm chủ lực của Công ty. Các loại ống nhựa u.PVC có sự đa dạng phong phú về chủng loại, bao gồm: ống nong trơn (ống dán keo) và ống nong Phần lan (ống có khớp nối gioăng cao su) với đường kính từ  21mm đến  500mm.

Sản phẩm ống u.PVC của Công ty được sản xuất theo tiêu chuẩn BS3505:1986, ISO 4422:1996 (TCVN 6151:2002), ISO 1442:1999. Ống nhựa u.PVC ngày càng được sử dụng nhiều trong cuộc sống, dần dần thay thế các loại ống gang, thép, xi măng vì nó có nhiều ưu điểm hơn:

- Nhẹ nhàng, dễ vận chuyển;

- Mặt trong, ngoài ống bóng, hệ số ma sát nhỏ;

- Chịu được áp lực cao;

- Lắp đặt nhẹ nhàng, chính xác, bền không thấm nước; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ bền cơ học và độ chịu va đập cao;

- Sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật, độ bền không dưới 50 năm;

- Giá thành rẻ, chi phí lắp đặt thấp so với các loại ống khác;

- Độ chịu hoá chất cao (ở nhiệt độ 00C đến 450C chịu được các hoá chất axit, kiềm muối.

Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty

Nhóm 2: Các sản phẩm ống nhựa HDPE

Sản phẩm ống nhựa HDPE được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu của các hãng sản xuất nguyên liệu hàng đầu thế giới như BASEL, BOROUGE, DEAHLIM... trên các thiết bị hiện đại nhất của các nước Đức, Italy...

Ống HDPE được sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 4427:2007. Trong các loại ống nhựa, ống nhựa HDPE ngày càng được sử dụng nhiều do những đặc tính của nó hơn hẳn tính chất của các loại ống nhựa khác:

- Nhẹ nhàng, dễ vận chuyển.

- Mặt trong, ngoài ống bóng, hệ số ma sát nhỏ.

- Có hệ số chuyền nhiệt thấp (nước không bị đông lạnh).

- Độ bền cơ học và độ chịu va đập cao.

- Sử dụng đúng yêu cầu kỹ thuật độ bền không dưới 50 năm.

- Có độ uốn cao, chịu được sự chuyển động của đất (động đất).

- ở dưới 60oC

chịu được các dung dịch axit, kiềm, muối...

- Chịu được nhiệt độ thấp tới -40oC

(sử dụng tại nơi có khí hậu lạnh).

- Chịu được ánh nắng mặt trời không bị ion hóa dưới tia cực tím của ánh sáng mặt trời.

- Giá thành rẻ, chi phí lắp đặt thấp so với các loại ống khác.

Ngoài ra: Nhựa Đồng Nai là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đầu tư dây chuyền

sản xuất ống HDPE cỡ lớn lên đến 1000mm theo công nghệ Châu âu.

Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty

Nhóm 3: Các sản phẩm phụ tùng u.PVC; HDPE

Để cung cấp sản phẩm một cách toàn diện và đồng bộ cho khách hàng, Công ty luôn đầu tư để trang bị khuôn mẫu chất lượng cao, cung cấp phụ tùng lắp ghép đầy

đủ theo yêu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm phụ tùng của Công ty đa dạng về chủng loại, đẹp về mẫu mã và thuận tiện trong việc ghép nối.

Các sản phẩm phụ tùng hiện tại của Công ty có đường kính từ 20-500; chịu áp lực từ 4bar đến 16bar.

Trong đó:

- Phụ tùng ép phun PVC từ  21-200mm.

- Phụ tùng ép phun HDPE từ  20-110mm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phụ tùng nong hàn u.PVC và HDPE từ  21-500mm.

Công ty đang có kế hoạch tiếp tục đầu tư máy ép phun cỡ lớn để đảm bảo sản xuất các sản phẩm phụ tùng ép phun có đường kính lớn hơn.

Bên cạnh đó, Công ty cũng sản xuất các sản phẩm phụ trợ như: keo dán, gioăng cao su dùng để nối ghép, các sản phẩm phục vụ cho ngành xây dựng, cấp thoát nước... đảm bảo nhu cầu đa dạng của thị trường.

Công ty có năng lực sản xuất lớn khoảng 10.000 tấn sản phẩm/năm, với mức tăng sản lượng từ 10% đến 15%/năm. Các sản phẩm chủ yếu của Công ty được bán rộng rãi trên thị trường bao gồm: ống nhựa PVC, PE, phụ tùng lắp ráp.

Nguồn: Phòng kỹ thuật công ty

2.2. Hoạt động của công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai từ năm 2010 đến năm 2012. 2012.

2.2.1. Hoạt động kinh doanh

Căn cứ vào báo cáo kết quả kinh doanh (Bảng 2.1), tiến hành phân tích kết quả kinh doanh bằng cách so sánh chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh giữa các năm.

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2010 đến 2012 Chỉ tiêu ĐVT Thực hiện năm 2010 Thực hiện năm 2011 Kế hoạch năm 2012 Thực hiện năm 2012 2011 /2010 2012 /2011 (%) (%) Tổng doanh thu Tỷ đồng 327,38 356,53 320 305,98 150 86

Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 10,6 15,16 8,90 143 59

Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 8,81 12,52 6,8 8,24 142 66

Lãi cơ bản trên cổ phiếu Đồng 2.58 3.602 2.323 140 64

Sản lượng Ống Tấn 3.702 3.23 3.200 2.657 87 82

Nguồn: Công ty cổ phần Nhựa Đồng Nai (2010, 2011, 2012)

Nhận xét:

Nhìn lại một năm với đầy những tác động gây khó khăn cho các doanh nghiệp nói chung và công ty nói riêng, bằng sự chỉ đạo định hướng và thực hiện chiến lược của Hội đồng Quản trị, năng lực quản lý, điều hành sáng tạo của Ban Tổng Giám đốc, phát huy sáng kiến của người lao động. Đặc biệt trong đó có sự bổ sung nguồn nhân lực chất lượng cao đã có kinh nghiệm qua các vị trí các Tập đoàn lớn tham gia vào Hội Đồng Quản Trị, Ban Tổng Giám Đốc đã đưa công ty có những hướng phát triển mở rộng thị trường Bắc, Trung, Nam cũng như liên kết với đối tác quan trọng trong khu vực Đông Nam Á giúp cho sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh Một số giải pháp nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhựa xây dựng của công ty cổ phần nhựa đồng nai đến năm 2020 (Trang 36)