Liệt kê các đối thủ cạnh tranh của dịch vụ cho thuê tàu dịch vụ dầu khí

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2009 2015 (Trang 88)

- Dịch vụ cung ứng thuyền viên:

2.4.1.2.Liệt kê các đối thủ cạnh tranh của dịch vụ cho thuê tàu dịch vụ dầu khí

b. Nhu cầu về thị trường tàu dịch vụ dầu khí tại Việt Nam

2.4.1.2.Liệt kê các đối thủ cạnh tranh của dịch vụ cho thuê tàu dịch vụ dầu khí

dầu khí

Là một loại hình dịch vụ khá mới ở Việt Nam và đòi hỏi một sự đầu tư lớn về, vì thế nếu xét trong phạm vi các công ty Việt Nam cung cấp dịch vụ tàu cho ngành dầu khí thì Công ty hiện là đơn vị dịch vụ duy nhất tại Việt Nam cung cấp đa dạng các loại hình tàu dịch vụ dầu khí. Vietssovpetro (VSP) cũng là 1 đơn vị có tàu dịch vụ nhưng chủ yếu đội tàu của VSP là để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh chính của VSP nên chưa đưa ra cho thuê bên ngoài. Nếu nhu cầu sản xuất của VSP giảm xuống thì để duy trì sản xuất và tận dụng năng lực của đội tàu, VSP có thể áp dụng phương án đưa tàu ra thuê ngoài để cạnh tranh với Công ty. Đây cũng là cơ sở để các công ty môi giới phát triển, liên kết để sử dụng tàu của VSP chào hàng cạnh

tranh với Công ty. Tuy nhiên, hiện khả năng này chưa thể xảy ra vì Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam đã có Nghị quyết chỉ đạo Công ty PTSC Marine làm đầu mối cho mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực tàu dịch vụ phục vụ ngành dầu khí tại Việt Nam và tinh thần Nghị quyết trên đã được quán triệt tới toàn thể các đơn vị trong ngành. Tuy vậy, để làm rõ hơn bức tranh cạnh tranh trong lĩnh vực này khi chính sách có sự thay đổi, tôi lựa chọn VSP làm đại diện điển hình cho nhóm đối thủ cạnh tranh trong nước có khả năng uy hiếp đến thị phần của Công ty để phân tích.

Trên thị trường nước ngoài, Công ty hiện đang có nhiều sức ép cạnh tranh của chính các chủ tàu hoặc công ty dịch vụ, môi giới. Một số công ty dịch vụ, môi giới là những công ty gia đình, có mối quan hệ khá chặt với khách hàng tại Việt Nam (như Zanetservice). Các chủ tàu nước ngoài có đội tàu mạnh, trẻ, đa dạng, số lượng lớn đã tham gia cạnh tranh trực tiếp với Công ty. Với chính sách tự do cạnh tranh, một số chủ tàu khi nhận được hồ sơ mời thầu của khách hàng sẵn sàng chào trực tiếp như Farstard Shipping, CH Offshore, Emas, Pacific Richfield, Gulf Marine, .... Tổng hợp lại tôi xin được đưa ra 3 đối thủ cạnh tranh điển hình để làm cơ sở so sánh khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường tàu dịch vụ dầu khí như sau:

Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Vietsovpetro (VSP):

VSP là một liên doanh lớn nhất về khai thác dầu khí tại Việt Nam, đồng thời các Công ty Dịch vụ trực thuộc cũng được trang bị các thiết bị hiện đại nhất phục vụ cho công tác khai thác dầu khí, khảo sát và sửa chữa các công trình dầu khí biển, dịch vụ vận tải biển và công tác lặn, quản lý và khai thác các công trình khí... Hiện VSP đang sở hữu và quản lý 12 giàn khoan khai thác cố định, 10 giàn nhẹ, các giàn công nghệ trung tâm, 04 trạm rót dầu không bến, các giàn bơm ép nước. Riêng đối với đội tàu, hiện VSP đang sở hữu một đội tàu gồm 17 chiếc, trong đó có 3 tàu cẩu chuyên dùng, 9 tàu dịch vụ, 1 tàu cứu hoả, 1 tàu làm neo, 2 tàu dịch vụ lặn biển và 1 tàu dịch vụ tại cảng.

Công ty Bourbon Offshore:

Bourbon Offshore là một tập đoàn đa quốc gia, kinh doanh nhiều lĩnh vực trong đó có dịch vụ tàu biển. Đây là một chủ tàu mạnh, có đội tàu tương đối mới

(khoảng 155 tàu dưới 5 tuổi). Hiện chủ tàu này có một chiến lược thâm nhập thị trường Việt Nam một cách rõ ràng bằng việc đóng mới hàng loạt các tàu dịch vụ cạnh tranh cho thị trường Việt Nam. Các tàu dịch vụ phục vụ cho thị trường Châu Á, được đóng chủ yếu tại Trung Quốc và mỗi năm đều có tàu mới hạ thuỷ. Dự kiến công ty này đang mở một xưởng đóng tàu tại Long An để đóng các tàu dịch vụ phục vụ cho thị trường Việt Nam. Đây được coi là một trong những đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Công ty trong tương lai.

Công ty Swire Pacific Pte:

Là một chủ tàu mạnh hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực, có trụ sở chính đặt tại Hồng Kông, có đội tàu đa dạng về chủng loại hoạt động ở hầu khắp các khu vực trên thế giới với tuổi tàu trẻ (sở hữu khoảng 300 con tàu các loại, trong đó tàu dịch vụ khoảng 200 chiếc, tuổi tàu trung bình khoảng 10 tuổi). Mặc dù công ty này vẫn có xu hướng chào tàu qua PTSC Marine khi được yêu cầu chào, tuy nhiên khi có cơ hội làm việc trực tiếp với khách hàng thì họ vẫn tranh thủ tận dụng tối đa khả năng này để cạnh tranh lại với Công ty. Những xu hướng này là không thể tránh khỏi khi mà xu hướng mở cửa thị trường đang tới gần, vì vậy các công ty như thế này chính là những đối thủ cạnh tranh điển hình nhất.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2009 2015 (Trang 88)