Phân tích sự ảnh hưởng của chính sách luật pháp

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2009 2015 (Trang 77)

- Dịch vụ cung ứng thuyền viên:

2.3.4.Phân tích sự ảnh hưởng của chính sách luật pháp

2.3.1.Phân tích môi trường kinh tế

2.3.4.Phân tích sự ảnh hưởng của chính sách luật pháp

Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực Đông Nam Á, chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực để hội nhập nền kinh tế Việt Nam với thế giới thông qua việc ban hành và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển nền kinh tế.

Với chính sách mở cửa và sự ra đời của Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã thực sự khuyến khích các Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư mạnh vào lĩnh vực Dầu khí

và như chúng ta đã chứng kiến sự tăng trưởng của ngành Dầu khí trong các lĩnh vực thăm dò và khai thác các mỏ dầu của Việt Nam trong những năm vừa qua là rất lớn.

Luật Đầu tư được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 có 10 chương với 89 điều. Ưu điểm của Luật Đầu tư lần này là đã đáp ứng được những đòi hỏi cấp thiết từ thực tế, đáp ứng được yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển, ví dụ như về nội dung bảo đảm đầu tư, Luật Đầu tư quy định, Nhà nước bảo vệ nhà đầu tư đối với vốn và tài sản của họ; bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; bảo đảm mở cửa thị trường và đầu tư liên quan đến thương mại; bảo đảm giá phí do Nhà nước kiểm soát được áp dụng một cách thống nhất; bảo đảm lợi ích chính đáng và hợp pháp của các nhà đầu tư trong trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách, pháp luật và giải quyết tranh chấp. Luật tái khẳng định, tài sản hợp pháp của nhà đầu tư không bị quốc hữu hoá, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp vì lý do an ninh, quốc phòng, Nhà nước trưng thu, trưng mua tài sản của nhà đầu tư phải tuân thủ trình tự, thể thức và thủ tục của pháp luật, nhà đầu tư được thanh toán và bồi dưỡng thoả đáng trên cơ sở không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. Còn trong trường hợp có sự thay đổi về chính sách, luật pháp, những quy định của Luật Đầu tư thể hiện tính nhất quán trong việc thực hiện cam kết của Nhà nước Việt Nam đối với lợi ích nhà đầu tư, vừa thoả mãn nguyên tắc không phân biệt đối xử, vừa thể hiện chữ tín của Nhà nước trong chính sách kêu gọi đầu tư.

Các chế tài của Luật không hàm chứa những phân biệt đối xử bất hợp lý và xoá bỏ những đối xử mang tính không bình đẳng, bất hợp lý giữa các nhà đầu tư, các nhà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, giữa các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, Luật vẫn bảo lưu một số phân biệt đối xử hợp lý và hợp luật giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài như quy định về loại hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và hộ kinh doanh mà nhà đầu tư chưa được thành lập hoặc quy định về những lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh và địa bàn đầu tư trước mắt chỉ có các nhà đầu tư trong nước được đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn bao gồm các lĩnh vực đầu tư theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đây là những phân biệt cần thiết, hợp lý của một đất nước có chủ quyền và cũng là các phân biệt đối xử được áp dụng phổ biến ở nhiều quốc gia nhằm bảo vệ lợi ích đặc biệt của đất nước, bảo đảm an ninh và chủ quyền, bảo hộ hợp pháp nền sản

xuất trong nước. Những phân biệt này được giới hạn và giảm dần theo lộ trình tại các cam kết song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia hoặc là thành viên.

Về thủ tục gia nhập thị trường, Luật Đầu tư quy định nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư mới được thành lập tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đồng thời mọi dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô đến 300 tỷ đồng (trừ dự án đầu tư có điều kiện) đều phải đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đầu tư, các dự án có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng trở lên và dự án có điều kiện phải thẩm tra được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Trong khi đó những dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn từ 15 tỷ đồng đến dưới 300 tỷ đồng (trừ dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực, ngành nghề đầu tư có điều kiện) mới phải đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư. Chỉ những dự án đầu tư có điều kiện và những dự án có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng trở lên mới phải tiến hành thẩm tra và cấp giấy chứng nhận đầu tư. Còn tất cả các dự án đầu tư trong nước khác có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.

Luật Đầu tư (chung) tạo ra những điểm hấp dẫn bằng chính việc loại bỏ những điểm kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài trong pháp luật về đầu tư nước ngoài hiện hành của Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không còn bị khống chế bởi duy nhất một loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn hay bởi cách tổ chức quản lý và điều hành công ty theo cách áp đặt có lợi cho “chủ nhà”. Hơn thế nữa, các biện pháp hỗ trợ, ưu đãi đầu tư sẽ được áp đụng chung cho tất cả các nhà đầu tư không phân biệt quốc tịch, số lượng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện được thu hẹp một cách đáng kể và nhiều ngành dịch vụ sẽ mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Với các quy định mới trong Luật Đầu tư (2005), chúng ta kỳ vọng sẽ góp phần cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam, tác động tích cực trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam.

Luật Dầu khí ra đời năm 1993 nhằm bảo vệ, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên dầu khí nhằm phát triển kinh tế quốc dân, mở rộng hợp tác với nước ngoài. Luật này quy định về hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí trong phạm vi lãnh thổ, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng

hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động dầu khí phải sử dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, an toàn cho người và tài sản, thực hiện tất cả các biện pháp để ngăn ngừa ô nhiễm, loại trừ ngay các nguyên nhân gây ra ô nhiễm và có trách nhiệm khắc phục hậu quả do sự cố ô nhiễm môi trường gây ra.

Luật Dầu khí sửa đổi bổ sung được ban hành vào tháng 6/2000 đã cải thiện rất nhiều để phù hợp với thông lệ quốc tế trong ngành công nghiệp dầu khí, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước, nước ngoài và cả doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia đầu tư vốn vào ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam.

Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thì việc sửa đổi Luật Dầu khí là hết sức cần thiết, bởi các hợp đồng về dầu khí đã ký đến thời điểm này chỉ là những hợp đồng tại các vùng biển nước nông, có độ sâu mực nước đến 200m, chiếm khoảng 25% diện tích thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Phần diện tích còn lại chủ yếu nằm ở độ sâu từ trên 200 - 1000m đến nay vẫn chưa được thăm dò, khai thác. Do đó, nếu chúng ta không điều chỉnh những nội dung của Luật Dầu khí liên quan đến khuyến khích đầu tư vào việc thăm dò, khai thác ở những khu vực mới thì sẽ không thu hút được đầu tư nước ngoài.

Ngày 12/6/2008, Chủ tịch nước đã ký lệnh công bố Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dầu khí đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ ba thông qua ngày 3-6-2008, có hiệu lực thi hành ngày 1-1-2009. Mục đích trực tiếp của việc sửa đổi lần này là để tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài vào các hoạt động dầu khí, đảm bảo vấn đề an ninh năng lượng cho quốc gia.

So với Luật Dầu khí hiện hành thì luật sửa đổi, bổ sung có 17 điểm mới. Trong đó có một số điểm nổi bật, có tác động trực tiếp đến thu hút đầu tư vào hoạt động dầu khí. Chẳng hạn, trước đây Luật Dầu khí chỉ điều chỉnh đến các sản phẩm dầu khí được tích tụ trong các tầng chứa trầm tích, đá vôi hoặc đá móng nứt nẻ. Thế nhưng, theo khảo sát, hiện có rất nhiều khí metan nằm trong các vỉa than. Đây là một dạng năng lượng rất cần được thăm dò và khai thác để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt ở khu vực phía bắc, tại đồng bằng sông Hồng.

Hiện Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO. Theo lộ trình thời gian, các đối tác nước ngoài có quyền được “nhảy” vào lĩnh vực dịch vụ dầu khí của Việt Nam. Do đó, nếu không kịp thời tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính thì sẽ làm yếu các doanh nghiệp Việt Nam, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ thiệt hại ngay trên sân nhà. Dự thảo Luật Dầu khí sửa đổi lần này chủ yếu đề cập đến vấn đề giải quyết các vướng mắc về thủ tục hành chính. Đối với những ưu đãi để khuyến khích đầu tư thì trong thời gian tới, chúng ta sẽ điều chỉnh lại một số nghị định theo hướng tạo thêm nhiều ưu đãi. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, thì trong lần sửa đổi các nghị định sắp tới, chúng ta dự kiến nghiên cứu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền ban hành quy định về việc phân cấp quản lý dầu khí rõ ràng để các nhà thầu, nhà đầu tư thuận tiện trong việc xin cấp phép cũng như giải quyết những vấn đề phát sinh, tránh tình trạng phải chạy lòng vòng như hiện nay.

Cũng theo dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí có đề cập đến việc bãi bỏ liên quan đến vấn đề thuế trong dầu khí. Điều này đã gặp phải sự phản đối của một số nhà đầu tư nước ngoài. Trong dự thảo luật sửa đổi lần này, Ban soạn thảo đã thống nhất bãi bỏ 5 điều (từ điều 32 -36) liên quan đến thuế. Lý do là bởi vào thời điểm ban hành Luật Dầu khí năm 1993, chúng ta chưa có đầy đủ các văn bản pháp luật về thuế. Nhưng đến thời điểm này, chúng ta đã có Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản pháp luật về thuế khác, trong đó có quy định cụ thể về thuế áp dụng đối với lĩnh vực dầu khí. Hoạt động dầu khí thực chất là hoạt động kinh tế nên phải tuân thủ các quy định của luật thuế của Nhà nước. Vì vậy, theo tôi bãi bỏ một số điều liên quan đến thuế là hợp lý và điều này sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi ích của các nhà đầu tư.

Tóm lại: Sự thay đổi về các chính sách kinh tế, luật pháp, các văn bản luật đã ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ nền kinh tế, trong đó có ngành Dầu khí và Công ty PTSC Marine. Các thay đổi này vừa tạo ra những cơ hội nhưng cũng có cả những thách thức đến sự hoạch định phát triển của ngành Dầu khí nói chung và Công ty PTSC Marine nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2009 2015 (Trang 77)