0
Tải bản đầy đủ (.doc) (136 trang)

Các biện pháp để thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ GIAI ĐOẠN 2009 2015 (Trang 117 -117 )

: Giá thuê tàu dịch vụ của Công ty tăng

3. Chiến lược liên hợp kinh doanh: là chiến lược phối hợp các điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài để tạo ra những ưu thế hơn hẳn đối thủ, tranh thủ lợ

3.5. Các biện pháp để thực hiện giải pháp

Để có thể thực hiện các giải pháp trên, sẽ cần áp dụng một loạt các biện pháp sau vào các loại hình dịch vụ của Công ty:

Biện pháp thứ nhất: Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm phương tiện, thiết bị, cơ sở vật chất để tăng năng lực dịch vụ, đảm bảo đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.

Vấn đề vốn cho đầu tư sản xuất kinh doanh là vấn đề khó khăn chung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù có ưu thế hơn các doanh nghiệp khác về vấn đề thu xếp vốn do là đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam - một tập đoàn kinh tế mạnh của đất nước nhưng Công ty cũng không thể một lúc đầu tư một cách đồng bộ và hiện đại về cơ sở vật chất được mà phải tiến hành từng phần, ưu tiên theo mức độ quan trọng và cần thiết, phù hợp với từng thời kỳ phát triển. Để cạnh tranh thành công trên thị trường, Công ty cần dựa vào lợi thế công nghệ, phương tiện, thiết bị do đó nên có những định hướng như sau:

- Cần xây dựng chiến lược công nghệ trong dài hạn để định hướng, đưa ra những giải pháp về nguồn lực dành cho công nghệ và sử dụng công nghệ. Chiến lược này có liên hệ chặt chẽ với chiến lược kinh doanh của Công ty.

- Cần đầu tư nhiều hơn nữa cho hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D). Mặc dù kết quả hoạt động này được thể hiện dưới dạng tài sản vô hình nhưng vô cùng ích lợi cho kinh doanh.

- Tăng cường năng lực quản lý công nghệ của bộ phận quản lý để lựa chọn công nghệ phù hợp với khả năng vốn và mức độ sản xuất kinh doanh, khai thác có hiệu quả công nghệ mới.

- Tăng cường trình độ tiếp cận, sử dụng tốt công nghệ của đội ngũ sản xuất trực tiếp và gián tiếp để đảm bảo sử dụng công nghệ có hiệu quả.

- Cập nhật thường xuyên thông tin công nghệ và thông tin thị trường, là những thông tin quan trọng cho nhu cầu đổi mới công nghệ.

- Tăng cường đầu tư chiều sâu về cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện, thiết bị nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường năng lực cạnh tranh. Công tác đầu tư chủ yếu phục vụ công tác đồng bộ phương tiện, thiết bị sản xuất, bổ sung trang thiết bị phục vụ công tác quản lý điều hành sản xuất. Do đó, nếu không chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật thì khi thực hiện dịch vụ sẽ luôn bị động và làm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ cũng như chất lượng dịch vụ, giảm khả năng cạnh tranh của Công ty.

Thực tế, trong những năm vừa qua, vấn đề đầu tư phương tiện, thiết bị đã được Công ty coi trọng và được Tổng Công ty PTSC và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hỗ trợ rất tích cực. Tuy nhiên vì là ngành dịch vụ đặc thù nên việc đầu tư mua mới phương tiện, thiết bị rất tốn kém, trị giá các phương tiện, thiết bị lên đến hàng chục triệu đô la. Ví dụ tàu dịch vụ đa năng công suất 8000 – 10000 BHP mới có giá từ 35 - 40 triệu USD, tàu đa năng công suất 5000 – 7000 BHP mới có giá từ 25 – 28 triệu USD, ...Với giá trị phương tiện lớn như thế, bên cạnh đó nhu cầu dịch vụ hỗ trợ cho công tác khoan, thăm dò dầu khí ngày càng tăng, để có thể mua mới phương tiện, thiết bị kịp thời để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của khách hàng, Công ty phải tính đến phương thức liên kết với các công ty dầu khí nước ngoài khác có tiềm lực tài chính mạnh và kinh nghiệm lâu năm. Cụ thể trong giai đoạn 2009 - 2015

Công ty sẽ vẫn tiếp tục duy trì việc liên kết với các chủ tàu cung cấp tàu cho Công ty hiện tại để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường...

Dựa vào kết quả nghiên cứu nhu cầu dịch vụ của thị trường trong những năm tới, nhằm phát triển nhanh đội tàu dịch vụ dầu khí theo định hướng bền vững, đa dạng hoá chủng loại tàu và hiện đại hoá trang thiết bị để tạo ra sức mạnh cạnh tranh trên thị trường cung cấp tàu dịch vụ, đảm bảo cung cấp đầy đủ và toàn bộ các tàu trực mỏ, tàu phục vụ công tác khoan khai thác, tàu vận chuyển hàng hoá, tàu hỗ trợ công tác offtake, kéo tàu dầu, tàu kéo thả neo, ... cho các nhà thầu dầu khí đang khai thác ngoài khơi vùng biển Việt Nam, Công ty đã xác định nhu cầu cần tập trung đầu tư các loại tàu dịch vụ dầu khí đa năng AHTS phân loại theo hạng công suất như sau:

- Tàu loại 2.000 – 3.000 BHP: phục vụ lặn, khảo sát, tàu dẫn đường trong công tác bảo vệ tàu địa chấn

- Tàu loại 4.000 – 5.000 BHP: thực hiện công tác vận chuyển hàng hoá, lặn khảo sát, hỗ trợ offtake, phục vụ khoan, trực chống cháy và spot charter, ...

- Tàu loại 5.500 – 7.000 BHP: thực hiện công tác trực mỏ, khảo sát ROV, phát triển mỏ, kéo thả neo, hỗ trợ offtake, ...

- Tàu loại 8.000 – 10.000 BHP: thực hiện công tác hỗ trợ khoan thăm dò và khai thác, kéo giàn, kéo thả neo, trực mỏ, ...

- Đầu tư 01 tàu khoan khảo sát địa chất công trình và địa vật lý, tiếp tục đầu tư tàu 2D, 3D để chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra khu vực Đông Nam Á và Châu Á.

Cụ thể hơn, trong từng giai đoạn tới, Công ty sẽ thực hiện đầu tư theo định hướng sau:

Giai đoạn 2009 đến năm 2010:

- Đầu tư mua, đặt hàng đóng mới, liên kết cùng sở hữu tàu nhằm bổ sung thêm cho đội tàu hiện có, phấn đấu giai đoạn này đầu tư thêm được ít nhất 10 tàu dịch vụ và tàu khảo sát địa chất công trình

- Đầu tư thêm cầu cảng phục vụ công tác sửa chữa, bảo dưỡng đội tàu của Công ty.

- Đầu tư mở rộng hệ thống kho bãi, nhà xưởng tại khu mở rộng Cảng hạ lưu có diện tích 3.5 ha, với quy mô phù hợp với sự phát triển của đội tàu.

Giai đoạn từ 2011 đến 2015:

- Đầu tư mua, đặt hàng đóng mới, liên kết sở hữu tàu, phấn đấu giai đoạn này đầu tư thêm được 30 tàu dịch vụ dầu khí, tàu khảo sát địa chất công trình, tàu địa chấn 2D, 3D

- Phát triển cầu cảng riêng đủ lớn, phù hợp, có cơ sở sửa chữa và bảo dưỡng tàu hiện đại cùng trung tâm quản lý và huấn luyện thuyền viên.

Một vấn đề mà Công ty cần xem xét là hiện nay tất cả các tàu dịch vụ dầu khí đóng mới, mua mới hoặc mua lại đều được mua từ nước ngoài. Trong khi đó ngành đóng tàu trong nước đã có sự phát triển đáng kể, điển hình như công ty đóng tàu Vinashin đã nhận được rất nhiều đơn đặt hàng của nước ngoài để đóng tàu với trọng tải lớn. Tuy kỹ thuật đóng tàu dịch vụ dầu khí đòi hỏi công nghệ hiện đại và kỹ thuật cao nhưng việc đẩy mạnh công nghiệp đóng tàu trong nước là phù hợp với đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ Việt Nam. Vinashin và PetroVietnam đã hợp tác với nhau vì sự phát triển chung của đất nước. Quán triệt chủ trương đó, trong thời gian tới Công ty cũng cần nghiên cứu để cùng hợp tác với các công ty đóng tàu trong nước thực hiện đóng mới tàu dịch vụ dầu khí tại Việt Nam để tiết kiệm chi phí mua tàu, góp phần thúc đẩy công nghiệp đóng tàu trong nước phát triển thêm một tầm cao mới. Bên cạnh đó, để phát triển nhanh số lượng đội tàu dịch vụ, Công ty có thể áp dụng hình thức đàm phán mua trực tiếp lại tàu của các chủ tàu đang hợp tác với Công ty hoạt động tại Việt Nam (nếu thành công, hình thức này có tác dụng rất lớn trong việc rút ngắn thời gian chờ đi vào hoạt động sản xuất vì tàu mua về có thể hoạt động được ngay mà không mất thời gian cho kiểm định, giới thiệu năng lực với khách hàng) hoặc áp dụng hình thức liên danh với một số công ty dầu khí của Malaysia và Singapore - những nước có nền công nghiệp đóng tàu phát triển - để đặt hàng đóng các loại tàu dịch vụ hỗ trợ như tàu kéo, tàu lai dắt, tàu trực mỏ, ... để hỗ trợ công tác khảo sát, thăm dò và khai thác dầu khí được kịp thời. Ngoài ra, lĩnh vực tàu khảo sát 2D, 3D cũng được Công ty quan tâm đầu tư mua mới để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Trong giai đoạn 2009-2015, Công ty tiếp tục duy trì thực hiện hợp đồng dài hạn cung cấp dịch vụ tàu phục vụ công tác khoan, khảo sát, trực mỏ, chống cháy, ... của các công ty dầu khí như JVPC, Petronas, Cửu Long JOC, ... Mở rộng cung cấp cho

các nhà thầu khác đang chuẩn bị tham gia vào công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí ở Việt Nam.

Khi biện pháp đầu tư được thực hiện hiệu quả, sẽ là nhân tố quan trọng làm tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường trong nước và quốc tế vì nó có tác dụng:

- Tạo điều kiện cho Công ty tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại của thế giới từ khâu quản lý, kinh doanh đến sản xuất.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng tỷ trọng giá trị gia tăng trong mỗi công việc thực hiện.

- Tăng năng suất lao động

- Giảm được chi phí sản xuất do ít tiêu hao nguyên nhiên liệu và tiết kiệm chi phí nhân công.

- Giảm bớt ô nhiễm môi trường

Biện pháp thứ hai: Nâng cao hiệu quả công tác marketing và khả năng quản lý dự án

Việc nghiên cứu và có chiến lược thích hợp để giành được các hợp đồng cả trong nước và nước ngoài là vấn đề sống còn với Tổng Công ty PTSC nói chung và Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí nói riêng, đặc biệt là các gói thầu liên quan đến cung cấp tàu dịch vụ vì đây là các dịch vụ đem lại doanh thu rất cao cho Công ty. Để có thể trúng thầu cần rất nhiều các biện pháp, một trong các biện pháp quan trọng là tăng cường công tác marketing, trong đó tập trung vào các khách hàng có các hoạt động trong lĩnh vực phát triển mỏ và khai thác dầu khí như Vietsovpetro, Petronas, JVPC và BP, Cửu Long JOC, Hoàng Long/Hoàn Vũ JOC,.... Là một đơn vị thành viên của Tổng công ty PTSC nên Công ty được thừa hưởng hình ảnh thương hiệu PTSC - một thương hiệu có uy tín được đánh giá cao trên thị trường trong nước và trong khu vực – do đó Công ty cần khai thác thế mạnh sẵn có của mình về thương hiệu.

Do sản phẩm dịch vụ của Công ty là sản phẩm chuyên ngành nên vấn đề chiêu thị cũng có đặc điểm riêng. Công ty không nên tổ chức chiến dịch chiêu thị rầm rộ mà chỉ thực hiện khuyến mãi, hoa hồng hoặc chiết khấu cho khách hàng tuỳ theo giá trị công trình. Công ty cũng không nên thực hiện quảng cáo trên phương

tiện thông tin đại chúng như tivi và các loại báo chí phổ thông mà chỉ quảng cáo trên các loại tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí công nghiệp, Tạp chí hàng hải, Tạp chí Dầu khí, ... Ngoài ra, Công ty nên thực hiện các bài phóng sự chuyên ngành qua đài truyền hình hoặc tham gia các hội chợ triển lãm ngành dầu khí, ngành hàng hải.

Một số biện pháp marketing có thể áp dụng là:

- Quảng cáo: Thiết nghĩ, việc tạo ấn tượng thương hiệu mạnh mẽ cũng có ảnh hưởng đến những khách hàng trực tiếp của Công ty. Các phương tiện quảng cáo nên áp dụng: internet, báo, truyền hình, Brochure. Nội dung quảng cáo cần súc tích, ấn tượng hơn là dài dòng, nhiều câu, nhiều chữ.

- Hội chợ triển lãm: Công ty nên sàng lọc và tham gia các hội chợ quan trọng đúng ngành cả ở trong nước và quốc tế. Nhân sự được cử tham gia phải tinh thông về sản phẩm, dịch vụ và phải có ít nhất một cán bộ có chức năng hiện diện để có thể đàm phán với đối tác trong trường hợp cần thiết vì việc trả lời qua loa với khách hàng hoặc hẹn giải đáp sau trong những tình huống đơn giản sẽ gây cảm giác mất tin tưởng của khách hàng.

- Chiêu thị: Các hình thức chiêu thị như khuyến mãi, hoa hồng, quà biếu, chiết khấu ... cho khách hàng nếu có thể nên hình thành một quy chế của Công ty để tạo uy tín hơn với khách hàng.

Song song với công tác marketing, Công ty cần tổ chức triển khai tốt các dự án đã trúng thầu, tập trung nghiên cứu phát triển mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ sang các nước trong khu vực. Giai đoạn 2009-2015, Công ty cần có định hướng phát triển cung cấp tàu dịch vụ hỗ trợ thực hiện khảo sát ROV, khảo sát địa chấn 2D, 3D sang thị trường ASEAN, đặc biệt là thị trường Malaysia vì Malaysia và Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác thương mại giữa tập đoàn Petronas và Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam để phát triển và khai thác khả năng về dầu khí giữa hai quốc gia. Để có thể thực hiện tốt mục tiêu này, Công ty cần tập trung vào các vấn đề dưới đây:

- Cần mời các trung tâm đào tạo có uy tín trên thế giới hoặc các công ty có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực vận hành tàu dịch vụ, khảo sát 2D, 3D để đào tạo các kỹ năng cũng như kinh nghiệm cho đội ngũ thuyền viên, nhân viên thực hiện dự án và đội ngũ kỹ sư kỹ thuật cao.

- Cần thiết đầu tư chi phí và thời gian để nghiên cứu thị trường về các khách hàng mới cũng như các đối thủ có thể gặp tại thị trường này.

Biện pháp thứ ba : Thành lập các văn phòng đại diện xúc tiến thương mại và nghiên cứu thị trường tại các nước trong khu vực nhằm thực hiện giải pháp khai thác thị trường mới trong chiến lược quốc tế hóa kinh doanh

Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO, điều này có nghĩa các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp dầu khí nói riêng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh rất gay gắt của các đối thủ mới gia nhập, vì thế để giữ vững được thị phần hiện có và tăng khả năng mở rộng thị phần cung cấp dịch vụ dầu khí sang các nước trong khu vực, Công ty cần xem xét thành lập các văn phòng đại diện tại các nước Malaysia, Indonesia, Thái Lan – là những nước có tiềm năng lớn để Công ty cung cấp các dịch vụ của mình. Theo đánh giá của PetroVietnam, tổng trữ lượng dầu khí của các phát hiện từ các hợp đồng đầu tư ra nước ngoài hiện có khoảng 120 triệu mét khối quy dầu, trong đó phần mang về nước (tính theo tỉ lệ PetroVietnam tham gia) khoảng 80 triệu mét khối quy dầu. Giai đoạn 2005-2010, Petro Vietnam tập trung đẩy nhanh tiến độ tìm kiếm dự án mới ở nước ngoài để có thể ký được 6-7 dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác. Đầu năm 2007, PetroVietnam đã hoàn thành mục tiêu có sản lượng khai thác dầu ở nước ngoài. Dự đoán đến năm 2010, sản lượng dầu khí khai thác từ nước ngoài ổn định ở mức 1-2 triệu tấn quy dầu; đến năm 2015 đạt từ 3-4 triệu tấn và 5-6 triệu tấn từ sau năm 2020. PetroVietnam cũng đang đề nghị Chính phủ có cơ chế và hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài để hoạt động này sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY TNHH TÀU DỊCH VỤ DẦU KHÍ GIAI ĐOẠN 2009 2015 (Trang 117 -117 )

×