Phân tích ảnh hưởng của các sự kiện chính trị

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2009 2015 (Trang 73)

- Dịch vụ cung ứng thuyền viên:

2.3.2.Phân tích ảnh hưởng của các sự kiện chính trị

2.3.1.Phân tích môi trường kinh tế

2.3.2.Phân tích ảnh hưởng của các sự kiện chính trị

Sự thay đổi của các sự kiện chính trị trong nước và quốc tế đều có những ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia. Trong thời gian vừa qua sự kiện chính trị có ảnh hưởng lớn và nổi bật nhất đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và Công ty TNHH Tàu Dịch vụ Dầu khí nói riêng chính là sự kiện vào ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sau gần 11 năm nỗ lực đàm phán xin gia nhập tổ chức này.

Việc gia nhập WTO đã mang lại cho kinh tế Việt Nam những luồng gió mới. Đó là, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng, nhiều mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam đã được thế giới biết đến, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng

được đẩy mạnh hơn… Nhưng theo nghiên cứu của GS Claudio Dordi - Trường Đại học Bocconi (Ý), tác động lớn nhất từ WTO đối với Việt Nam chính là môi trường pháp lý của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Uy tín của Việt Nam đã tăng lên nhờ hệ thống pháp luật quy định rõ ràng và minh bạch hơn theo sân chơi chung của WTO. Còn theo nghiên cứu của TS Lê Đăng Doanh, Chuyên gia kinh tế cao cấp, quan hệ giữa Chính phủ với khu vực kinh tế tư nhân đã có thay đổi tích cực, bằng chứng là Chính phủ thừa nhận kinh tế tư nhân đóng một vai trò quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế Việt Nam. Liên quan đến hải quan - lĩnh vực được doanh nghiệp phàn nàn nhiều nhất trước khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp cho biết đã có sự cải thiện đáng kể nhờ sức ép của WTO.

Đối với ngành Dầu khí, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo nhiều cơ hội để thu hút các công ty dầu khí lớn của nước ngoài tham gia đầu tư trong lĩnh vực thăm dò khai thác, chế biến và kinh doanh các sản phẩm dầu khí, cũng như tạo điều kiện cho các công ty Dầu khí trong nước đầu tư ra nước ngoài. Riêng đối với Công ty PTSC Marine, đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách thức. Khi nền kinh tế hội nhập sẽ tạo điều kiện cho Công ty hoàn thiện hơn thương hiệu của mình để có thể cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, có cơ hội tiếp cận các công nghệ tiên tiến của các quốc gia khác, đồng thời có khả năng mở rộng hơn trong việc cung cấp các dịch vụ của Công ty ra các quốc gia khác trong khu vực như Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan… Tuy nhiên thách thức đối với Công ty cũng không nhỏ vì các lĩnh vực tàu dịch vụ dầu khí, dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất mà Công ty được giao đến nay vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam và đòi hỏi kỹ thuật công nghệ, kinh nghiệm lâu năm cũng như độ tin cậy cao, đặc biệt là sức ép lớn về vốn đầu tư và chất lượng nhân lực cao cho lĩnh vực này. Do đó đã tạo ra một rào cản và khó khăn ngày càng lớn cho Công ty trong quá trình duy trì và mở rộng thị phần, đặc biệt khi trong điều kiện các rào cản thương mại dần được gỡ bỏ theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO, Công ty không những phải đối mặt với các nguy cơ cạnh tranh trực tiếp của các Công ty dịch vụ dầu khí sừng sỏ của nước ngoài có ưu thế vượt trội hơn hẳn mà còn phải đối mặt với cả các công ty trong nước, trong ngành nếu như những công ty này cũng có cơ chế có thể đóng mới hoặc mua tàu dịch vụ mới để tham gia chia thị trường với Công ty.

Ngoài ra, nước ta còn có một lợi thế lớn đó là có hệ thống chính trị ổn định vững chắc, có hình thái xã hội tiến bộ do nhân dân lựa chọn, do đó là cơ sở vững chắc củng cố lòng tin cho các nhà đầu tư nước ngoài trong việc lựa chọn địa điểm đầu tư.

Tóm lại: Việc Việt Nam gia nhập WTO cùng một hệ thống chính trị ổn định vững chắc vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đối với sự hoạch định chiến lược phát triển của Công ty PTSC Marine.

2.3.3. Phân tích ảnh hưởng của điều kiện văn hóa - xã hội

Hiện nay nhu cầu đi lại của người dân Việt Nam phát triển rất mạnh không những ở khu vực thành thị mà ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Người dân Việt Nam có nhu cầu di chuyển bằng phương tiện cá nhân (ô tô, xe máy) là chủ yếu. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ xăng dầu của cả nước sẽ tăng lên, tạo điều kiện cho ngành Dầu khí tăng cường cung cấp các sản phẩm dầu khí của mình đến với người dân, đặc biệt khi các dự án lọc hóa dầu Dung Quất (Quảng Ngãi), nhà máy lọc dầu Long Sơn (Bà Rịa –Vũng Tàu), nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (Thanh Hóa) chính thức đi vào hoạt động, Việt Nam có thể tự cung cấp xăng cho thị trường nội địa, hạn chế nhập khẩu. Nhu cầu sử dụng gas trong sản xuất cũng như trong sinh hoạt của người dân Việt Nam đang tăng mạnh vì gas (PLG) là một trong những nguồn nguyên liệu sạch có giá thành rẻ trong thị trường nhiên liệu hiện nay. Ngày càng có nhiều người tiêu dùng chọn sử dụng gas như một giải pháp tối ưu cho các hoạt động cần dùng năng lượng nhiệt. Khi đó, các thiết bị bổ trợ có điều kiện phát triển mạnh mẽ, và như một phản ứng dây chuyền, khâu hạ nguồn phát triển sẽ kích thích các khâu thượng nguồn và trung nguồn phát triển theo tương ứng: điều này có nghĩa là các hoạt động tìm kiếm, thăm dò các mỏ dầu, khí sẽ được đẩy mạnh và các ngành dịch vụ liên quan như dịch vụ khảo sát địa chấn, địa chất, dịch vụ tàu sẽ phát triển theo.

Trình độ dân trí của Việt Nam so với mặt bằng chung của thế giới vẫn còn thấp, tuy nhiên trong thời gian gần đây đang từng bước tăng lên rõ rệt. Chúng ta đang bước vào thế kỷ XXI, với dự báo là trình độ khoa học kỹ thuật thế giới sẽ phát triển như vũ bão và đất nước ta cũng trên đường tiến mạnh lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Để giành được mục tiêu đó, có lẽ một trong những việc phải được ưu

tiên đầu tư đó là xây dựng nguồn nhân lực, trong đó cần thiết phải trang bị và không ngừng nâng cao trình độ nghề nghiệp cho người lao động, xem đó là điểm tựa của hệ thống đòn bẩy để thực hiện các chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Nhà nước cũng đã ưu tiên dành một nguồn kinh phí tương đối cho công tác đào tạo nghề, đầu tư cả cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc dạy nghề, cơ sở thực tập; đào tạo giáo viên dạy nghề.

Theo Báo cáo thống kê tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2008 của Tổng cục Thống kê thì về mặt xã hội trong 6 tháng đầu năm 2008, thu nhập bình quân một tháng của lao động khu vực Nhà nước đạt 2,3 triệu đồng, tăng 21,1% so với cùng kỳ năm trước; gồm có: lao động khu vực Nhà nước do trung ương quản lý đạt 2,7 triệu đồng, tăng 12,5%; lao động khu vực Nhà nước địa phương quản lý đạt 2,1 triệu đồng, tăng 31,2%. Tuy nhiên, trừ một số ngành có thu nhập cao còn thu nhập thực tế của phần lớn lao động trong khu vực Nhà nước chưa được cải thiện đáng kể. Đối với khu vực nông thôn, tuy được mùa và giá cả lương thực, thực phẩm tăng nhưng giá tiêu dùng tăng cao nên đời sống vẫn còn rất khó khăn, nhất là đối với những hộ có thu nhập thấp ở vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang, vùng biên giới và vùng đồng bào các dân tộc ít người.

Về mặt giáo dục, trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và bổ túc trung học phổ thông năm 2008,cả nước có 1.024.000 học sinh dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tăng 13% so với năm học trước. Theo báo cáo sơ bộ của 64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đợt 1 đạt 75,96%, tăng 9% so với năm học trước, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ tốt nghiệp cao nhất với 84,6%; tiếp theo là vùng Đông Nam Bộ đạt 80,7% và vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 76,09%; Tây Bắc là vùng có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất với 58,9%. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ tốt nghiệp trên 90% là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình và Thành phố Hồ Chí Minh; các tỉnh có tỷ lệ tốt nghiệp dưới 50% là Cao Bằng (40,56%) và Bắc Kạn (43,18%). Cũng trong năm học này, khối bổ túc trung học phổ thông có 155 nghìn học sinh dự thi tốt nghiệp, tăng 3,6% so với kỳ thi năm trước, tỷ lệ tốt nghiệp đạt 42,42%, tăng 16%. Số thí sinh bỏ thi trong kỳ thi tốt nghiệp năm nay là 8,7 nghìn thí sinh, tăng 40,72% so với kỳ thi năm trước, bao gồm 4,4 nghìn thí sinh trung học phổ thông và 4,3 nghìn thí sinh bổ

túc trung học phổ thông. Công tác phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đã được các địa phương tích cực triển khai. Tính đến 15/3/2008, cả nước có 42 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và 39 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Cùng với tốc độ phát triển của nền kinh tế và nhu cầu xã hội, lao động qua đào tạo nghề ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng. Hệ thống đào tạo đã mở rộng rải khắp các tỉnh thành trong cả nước, với 600 trung tâm dạy nghề (ngắn hạn), hơn 300 trường trung cấp và cao đẳng và gần 500 các trường có hệ trung cấp chuyên nghiệp. Theo số lượng thống kê, từ năm 2001 đến năm 2006 cả nước đã có khoảng 6,6 triệu người được đào tạo nghề, bình quân hàng năm tăng 6,5%. Số người được đào tạo nghề năm sau cao hơn năm trước.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật, tỷ lệ LLLĐ cả nước đã qua đào tạo là 24,8% (tăng thêm 2,2% so với thời điểm 1/7/2004); trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo nghề nói chung là 15,2% (tăng 1,8%), tỷ lệ tốt nghiệp THCN là 4,3%; tỷ lệ tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học và trên Đại học là 5,3% (tăng 0,4%). Đông Nam Bộ là vùng lãnh thổ có tỷ lệ LLLĐ đã qua đào tạo cao nhất trong 8 vùng lãnh thổ với 37,4%, thấp nhất là vùng Tây Bắc với 13,5%.

Trình độ dân trí được tăng lên là cơ hội cho các ngành du lịch, dịch vụ, văn hóa giáo dục phát triển. Riêng đối với ngành dầu khí là ngành cần trình độ lao động có tay nghề cao thì trình độ dân trí tăng cao cũng là cơ hội để các Doanh nghiệp Dầu khí lựa chọn nguồn nhân lực có chất lượng cao.

Tóm lại: Sự thay đổi về các điều kiện xã hội đã phân tích ở trên là cơ hội cho ngành Dầu khí nói chung, Công ty PTSC Marine nói riêng trong việc hoạch định chiến lược phát triển trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2009 2015 (Trang 73)