Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp, việc làm

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2009 2015 (Trang 68)

- Dịch vụ cung ứng thuyền viên:

2.3.1.4.Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp, việc làm

2.3.1.Phân tích môi trường kinh tế

2.3.1.4.Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ thất nghiệp, việc làm

Đối với mọi quốc gia, tăng trưởng kinh tế nhanh, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư - các chuyên gia thường gọi là "tứ giác" mục tiêu. Đối với Việt Nam thì mục tiêu giảm nghèo còn được coi là một đỉnh thứ năm và "tứ giác" mục tiêu chung trở thành "ngũ giác" mục tiêu.

Năm 2007, kinh tế toàn cầu tăng trưởng 4,9%, số người thất nghiệp giữ ở con số 189,9 triệu người (chiếm khoảng 6% số người trong độ tuổi lao động), tăng không đáng kể so với các năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp ở độ tuổi 15-24 chiếm 25% lực lượng lao động toàn cầu, tăng gần gấp 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp ở những người cao tuổi hơn. Dự báo trong năm 2008, tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu sẽ tăng ở mức 6,1%.

Tuy nhiên tại Việt Nam trong những năm gần đây tỷ lệ thất nghiệp đã liên tục giảm xuống (năm 1998 là 6,9%, năm 1999 còn 6,7%, năm 2000 còn 6,4%, năm 2001 còn 6,3%, năm 2002 còn 6%, năm 2003 còn 5,8%, năm 2004 còn 5,6%, năm 2005 còn 5,3%, năm 2006 còn 4,8%, năm 2007 còn 4,6%). Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đứng thứ 39 trong tổng số 75 nước và vùng lãnh thổ có số liệu so sánh.

Bảng 2.4: Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam qua các năm 2005-2008

Năm 2005 2006 2007 2008 (dự kiến)

Tỷ lệ thất nghiệp (%) 5,3 4,8 4,6 4,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê các năm 2006 - 2008)

Thất nghiệp giảm rất có ý nghĩa, bởi trong ba yếu tố đầu vào thì vốn phải đi vay, phải trả cả vốn và lãi (thậm chí còn là lãi kép, tức là lãi suất tính bằng ngoại tệ và tỷ giá VND/ngoại tệ tăng), thiết bị - công nghệ còn phải đi mua, mà không phải lúc nào cũng mua được công nghệ nguồn (thậm chí còn mua phải thiết bị - công nghệ cũ, lạc hậu), trong khi lao động là nội lực hiện có số lượng khá dồi dào (thậm chí đến mức dư thừa). Thất nghiệp giảm còn có ý nghĩa là việc làm tăng, cũng có ý nghĩa thu nhập và sức mua có khả năng thanh toán gia tăng, làm gia tăng tiêu thụ - một yếu tố quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế.

Theo báo cáo kết quả điều tra, trong lực lượng lao động từ độ tuổi 15 trở lên: khu vực thành thị 94,6% có việc làm và 5,4% thất nghiệp; khu vực nông thôn có 98,9% có việc làm và 1,1% thất nghiệp. Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị năm 2007 đã giảm còn 4,6%, giảm không đáng kể so với năm 2006 (4,8%), khu vực nông thôn còn 1,1%; thời gian lao động được sử dụng cũng tăng lên.

Với việc giảm tỷ lệ thất nghiệp qua các năm như số liệu phân tích ở trên nhưng với tỷ lệ 4,6% thất nghiệp, chủ yếu là ở khu vực thành thị thì vẫn là con số đáng lo ngại. Vì với tỷ lệ thất nghiệp cao chẳng những làm cho thu nhập thấp, sức mua và khả năng thanh toán hạn chế mà quan trọng hơn là còn gây ra các tệ nạn xã hội. Tuy nhiên đây lại là cơ hội cho các doanh nghiệp đang có nhu cầu lao động dễ dàng hơn trong việc tuyển dụng.

Riêng đối với Công ty PTSC Marine, đây không phải là cơ hội để tuyển dụng nguồn nhân lực cho Công ty, vì đặc trưng của ngành Dầu khí là cần những lao động có trình độ kỹ thuật cao, được đào tạo với chuyên môn đặc thù, tuy nhiên phần lớn

những lao động thất nghiệp lại là những người không có nghiệp vụ chuyên môn hoặc lao động có tay nghề thấp, vì thế hiện nay Công ty vẫn ở trong tình trạng thiếu lao động nhưng vẫn không tìm được người phù hợp.

Tóm lại: Tỷ lệ thất nghiệp cao không phải là cơ hội cho Công ty trong việc lựa chọn các ứng viên đáp ứng nhu cầu tuyển dụng để làm việc tại Công ty cũng như cung cấp lao động cho khách hàng.

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2009 2015 (Trang 68)