Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất, tỷ giá và chỉ số chứng khoán

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2009 2015 (Trang 62)

- Dịch vụ cung ứng thuyền viên:

2.3.1.3.Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất, tỷ giá và chỉ số chứng khoán

2.3.1.Phân tích môi trường kinh tế

2.3.1.3.Phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất, tỷ giá và chỉ số chứng khoán

chứng khoán

Trong nền kinh tế thị trường sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá, và chỉ số chứng khoán có ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp và tác động trực tiếp đến đời sống của người dân, vì hầu hết các Doanh nghiệp dù ít hay nhiều khi kinh doanh đều phải đi vay vốn của Ngân hàng hoặc huy động bằng trái phiếu, cổ phiếu, còn người dân Việt Nam trong thời buổi nền kinh tế thị trường hội nhập sâu với kinh tế quốc tế, ngoài thói quen gửi tiền tiết kiệm ở Ngân hàng để sinh lợi hoặc tích trữ ngoại tệ mạnh, cũng đã bắt đầu chú ý đến việc đầu tư cổ phiếu, chứng khoán trên thị trường chứng khoán.

Hiện nay, cơ chế điều hành và kiểm soát lãi suất được thực hiện theo hướng tự do hoá lãi suất kinh doanh của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Ngân hàng Nhà nước tiếp tục công bố lãi suất cơ bản để định hướng lãi suất thị trường và các Tổ chức tín dụng tham khảo khi ấn định lãi suất kinh doanh, sử dụng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu đóng vai trò lãi suất “trần” và “sàn” trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất thị trường mở nằm trong khoảng chênh lệch giữa 2 lãi suất nêu trên và đóng vai trò điều tiết lãi suất thị trường liên ngân hàng, từ đó tác động đối với lãi suất kinh doanh của Tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, trong quá trình điều hành chính sách tiền tệ đã phát sinh một số bất cập về mối quan hệ giữa các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Đó là lãi suất tái cấp vốn và chiết khấu thấp hơn lãi suất huy động và cho vay trên thị trường tiền tệ, nên các Ngân hàng Thương mại thiếu vốn đều muốn tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, từ tháng 3/2003, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh các mức lãi suất của Ngân hàng Nhà nước nhằm hình thành khung lãi suất, định hướng lãi suất thị trường. Theo đó, lãi suất tái cấp vốn đóng vai trò lãi suất trần, lãi suất tái chiết khấu là lãi suất sàn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng (có áp dụng hạn mức chiết khấu để hạn chế tình trạng lợi dụng nguồn vốn rẻ từ nghiệp vụ chiết khấu) và lãi suất thị trường mở điều hành linh hoạt trong khung lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu. Ngân hàng Nhà nước đã hoàn thành quá trình tự do hóa lãi suất, tạo sân chơi bình đẳng cho các Tổ chức tín dụng, góp phần khơi thông thị trường tiền tệ, đưa vốn từ nơi dư thừa đến nơi thiếu vốn. Cơ chế kiểm soát lãi suất của Ngân hàng Nhà nước đã được hình thành, là một công cụ điều hành chính sách tiền tệ quan trọng, góp phần tác động có hiệu quả đến phát triển, ổn định hệ thống tài chính và kinh tế vĩ mô. Cơ chế điều hành được xác lập, vận hành chủ động, theo cơ chế thị trường, phù hợp với mục tiêu, định hướng chính sách tiền tệ, điều kiện thực tế thị trường tiền tệ, tín dụng trong nước và thông lệ quốc tế. Cơ chế điều hành lãi suất đã giữ được mặt bằng lãi suất thị trường tương đối ổn định, tạo thuận lợi cho các Tổ chức tín dụng mở rộng huy động vốn và cho vay có hiệu quả, phục vụ tăng trưởng kinh tế.

Việc điều hành chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước bước đầu đã tạo được quan hệ tương đối phù hợp giữa lãi suất của Ngân hàng Nhà nước - lãi suất thị

trường liên ngân hàng - lãi suất thị trường sơ cấp, giữa lãi suất với các chỉ tiêu tiền tệ với các biến số kinh tế vĩ mô. Tỷ lệ vốn huy động/GDP và tín dụng/GDP liên tục tăng và ở mức cao, góp phần tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội. Mối quan hệ giữa lãi suất VND, lãi suất USD và tỷ giá được bảo đảm phù hợp đã hạn chế sự chuyển dịch luồng vốn từ VND sang USD, duy trì được mức tăng trưởng và cơ cấu đồng tiền ổn định trong tổng nguồn vốn huy động cho vay. Chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay của các Tổ chức tín dụng đối với khách hàng được duy trì ở mức phù hợp so với các biến số kinh tế vĩ mô cũng như mức chênh lệch của các Ngân hàng thương mại trong khu vực, độ sâu tài chính được cải thiện.

Mặc dù đã có thay đổi căn bản trong việc điều hành lãi suất theo hướng tự do hóa nhưng việc điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước vẫn còn một số hạn chế. Lãi suất của Ngân hàng Nhà nước mới dừng ở chỗ phát tín hiệu về chủ trương điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước nhưng khả năng tác động, kiểm soát lãi suất thị trường còn yếu. Khi Ngân hàng Nhà nước thay đổi lãi suất tái cấp vốn, chiết khấu, lãi suất giao dịch trên thị trường mở thì chưa tác động tức thời đối với lãi suất thị trường. Mối liên hệ giữa các loại lãi suất như lãi suất cơ bản, tái cấp vốn, tái chiết khấu, lãi suất thị trường mở và lãi suất liên ngân hàng qua đêm chưa chặt chẽ, nhiều khi tách rời nhau, biến động chưa phù hợp với cung cầu vốn trên thị trường. Cơ chế trần - sàn chưa phát huy được vai trò định hướng lãi suất thị trường, biên độ dao động lãi suất còn tương đối hẹp (hiện nay là 2%) trong điều kiện mức độ phát triển còn thấp của thị trường tiền tệ và hiệu quả điều tiết còn hạn chế của nghiệp vụ thị trường mở. Lãi suất trên nghiệp vụ thị trường mở chưa thực sự đóng vai trò là lãi suất chủ đạo, điều tiết lãi suất thị trường. Tại một số thời điểm, lãi suất thị trường mở biến động vượt khỏi khung lãi suất và đôi khi biến động không cùng chiều với lãi suất thị trường. Lượng tiền cung ứng cho mục tiêu tín dụng do Chính phủ khống chế hàng năm và nhằm mục tiêu chính là kiềm chế lạm phát, cho nên tác dụng của lãi suất tái cấp vốn trong điều hành lãi suất thị trường bị hạn chế.

Thị trường nội tệ liên ngân hàng chưa được củng cố theo hướng tập trung các thông tin về giao dịch để phản ánh chính xác lãi suất thị trường. Ngân hàng Nhà nước khó có thể thực hiện một cách hiệu quả vai trò là người cho vay cuối cùng và kiểm soát lãi suất thị trường. Ngân hàng Nhà nước cũng chưa xác định được lãi suất

bình quân giao dịch trên thị trường liên ngân hàng để làm lãi suất định hướng trong điều hành và kiểm soát lãi suất thị trường. Lãi suất ngân hàng và lãi suất tín phiếu, trái phiếu kho bạc chưa có sự thống nhất theo mục tiêu chung của chính sách tài chính - tiền tệ. Lãi suất tín phiếu kho bạc do Bộ Tài chính chỉ đạo thường thấp hơn lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cùng kỳ hạn đã không thu hút được các thành viên tham gia. Vì thế, lãi suất trúng thầu tín phiếu kho bạc chưa phản ánh đúng lãi suất thị trường, chưa là lãi suất chuẩn cho các trung gian tài chính ấn định lãi suất kinh doanh của mình như thông lệ thị trường tài chính - tiền tệ.

Để đối phó với mức lạm phát cao, đối với bất cứ quốc gia nào, biện pháp chủ yếu vẫn là thắt chặt tiền tệ. Mà thắt chặt tiền tệ, dù bằng tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay tăng lãi suất chỉ đạo của ngân hàng trung ương, đều dẫn tới làm tăng lãi suất trên thị trường. Ngày 11/6/2008 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định điều chỉnh lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam sẽ được tăng từ 12%/năm lên 14%/năm; lãi suất tái cấp vốn cũng điều chỉnh tăng thêm 2% lên 15%/năm; lãi suất tái chiết khấu tăng từ 11% lên 13%/năm.

Việc tăng lãi suất là cơ hội cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm và tạo cơ hội cho Ngân hàng khi huy động được số lượng lớn tiền nhàn rỗi trong dân, khuyến khích hạn chế việc tiêu dùng trong ngắn hạn để hưởng lợi từ tiết kiệm chi tiêu.

Tuy nhiên đó lại là mối đe dọa cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư vì đương nhiên khi vay vốn, chi phí trả lãi cao hơn, buộc họ phải cân nhắc nên vay vốn đầu tư hay không, vào những dự án nào để có thể hoàn trả nợ với mức lãi suất mới. Từ đó làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp không có lợi thế về vốn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đầu tư mở rộng sản xuất. Đối với những người đã đầu tư và đã vay vốn, chi phí kinh doanh tăng và lợi nhuận giảm bớt làm họ buộc phải tiết giảm các chi phí khác để có thể tồn tại và cạnh tranh tốt trên thị trường.

Nhu cầu vốn lớn, khả năng đáp ứng hạn chế. Và theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, để giải quyết vấn đề này, chỉ còn cách nâng lãi suất để huy động vốn. Nâng lãi suất huy động vốn thì buộc phải tăng lãi suất cho vay nhiều hơn để bảo đảm có lãi. Vòng nghịch lý này đã tồn tại lâu nay và hiện vẫn chưa giải quyết được.

Tóm lại: Việc tăng lãi suất của Ngân hàng Nhà nước là nguy cơ cho sự phát triển của Công ty PTSC Marine, vì định hướng phát triển của Công ty trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai là tổ chức đầu tư đóng mới và mua mới các trang thiết bị phục vụ sản xuất để bổ sung cho các thiết bị cũ hiện không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường, như: mua và đóng mới tàu dịch vụ, mua các tàu khảo sát địa chấn, địa chất 2D, 3D,... với số tiền đầu tư lớn lên đến hàng trăm triệu USD và một phần trong đó phải đi vay từ Ngân hàng.

Khi đồng USD bắt đầu thời kỳ xuống giá vào năm 2002, việc duy trì một biên độ tỷ giá hẹp đã giúp Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu nhiều hàng mặt hàng, trong đó có hàng dệt may và hàng điện tử. Đồng VND khi đó được định giá thấp so với USD khiến hàng hóa của Việt Nam rẻ hơn đối với người tiêu dùng Mỹ so với hàng hóa từ các nước khác như Thái Lan, Malaysia và Philippines. Một phần nhờ xuất khẩu tăng trưởng mạnh, kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng mạnh mẽ ở mức bình quân 7,5% kể từ năm 2000 tới nay. Sau đó, xu hướng mất giá của VND theo USD đã làm gia tăng áp lực lạm phát ở Việt Nam, do giá nhiên liệu và các hàng hóa khác tăng cao. Thêm vào đó, tốc độ phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam cũng bắt đầu có một số ảnh hưởng bất lợi. Tháng 2/2008 vừa qua, giá cả ở Việt Nam tăng 15,7% so với cùng kỳ năm ngoái, cao nhất kể từ năm 1995, khiến các cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện một loạt biện pháp hút tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng. Một trong số những biện pháp này là nới rộng biên độ tỷ giá giữa VND và USD. Sau một thời gian xem xét, Ngân hàng Nhà nước đã nâng biên độ tỷ giá từ mức +/- 1% lên mức +/-2%. Theo một chuyên gia của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, việc nới lỏng biên độ tỷ giá sẽ giúp VND lên giá so với USD, và như thế, sẽ làm Việt Nam có lợi hơn trong việc nhập khẩu xăng dầu và các hàng hóa khác, và như thế giảm bớt áp lực lạm phát.

Việc Ngân hàng Nhà nước luôn duy trì và giữ ổn định tỷ giá USD/VND trong khoảng +/-1% trong những năm gần đây và vừa rồi mới điều chỉnh tăng lên +/-2% trong khi lạm phát đã tăng khoảng 33% trong thời gian 3 - 4 năm trở lại đây đã khiến cho dẫn đến hậu quả tất yếu là thâm hụt thương mại và thâm hụt vãng lai ngày càng lớn, từ đó tạo sức ép tăng cầu ngoại tệ, tăng tỷ giá hối đoái. Trong khi đó, vì lạm phát cao, Ngân hàng không dám điều chỉnh tăng tỷ giá hối đoái và càng để

lâu tình trạng không nới lỏng này thì càng hàm chứa một cú sốc về tỷ giá. Đó là một rủi ro tiềm ẩn.

Theo dự đoán, lãi suất và tỷ giá còn tiếp tục tăng, bởi lãi suất bình quân tháng vẫn thấp hơn tốc độ tăng giá tiêu dùng. Mặc dù Cục Dự trữ liên bang Mỹ FED trong thời gian gần đây đã liên tiếp 7 lần cắt giảm lãi suất nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế và hiện nay đang duy trì ở mức 2% nhưng khả năng FED tăng lãi suất đồng USD khi nền kinh tế Mỹ có tín hiệu khả quan trong ngắn hạn là hoàn toàn có khả năng xảy ra. Khi lãi suất USD trên thị trường quốc tế tăng sẽ đẩy lãi suất cho vay USD của các ngân hàng trong nước tăng theo, khiến các doanh nghiệp vay USD để nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu cho sản xuất bị đội giá thành sản phẩm, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa. Tỷ giá tăng làm cho xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm đi một cách tương đối, nhập siêu vì thế sẽ giảm hoặc không tăng về tỷ lệ so với xuất khẩu. Nhưng tỷ giá tăng sẽ làm cho nhập khẩu bị đắt lên, kéo theo chi phí đầu vào và giá bán sản phẩm đầu ra tăng lên theo, trong khi giá tiêu dùng trong nước đã tăng cao.

Trong thời gian vừa qua (tháng 5, tháng 6 năm 2008) đã có thời điểm tỷ giá USD trên thị trường tự do tăng đột biến, thời điểm cao nhất giá USD bán ra đạt trên 18.000 VND, cao nhất từ trước đến nay, trong khi đó giá niêm yết của NHNN vẫn duy trì ở mức trên 16.200 VND một chút. Trước diễn biến này, có hiện tượng người dân “đổ xô” đi mua ngoại tệ để đầu cơ. Diễn biến này càng đẩy giá đồng tiền xanh này lên cao. Nguyên nhân chính đẩy giá USD trên thị trường tự do tăng mạnh là do nhu cầu mua từ một bộ phận dân cư, tâm lý này bắt nguồn từ những thông tin không thuận lợi như tỷ lệ lạm phát tiếp tục tăng cao trong tháng 5 vừa được cơ quan quản lý Nhà nước công bố và một phần do yếu tố đầu cơ.

Tuy tỷ giá VND/USD trên thị trường tự do tăng mạnh cũng có những xáo trộn đến tâm lý của dân cư và doanh nghiệp, gây xáo trộn phần nào đến các hoạt động huy động vốn ngoại tệ và nội tệ nhưng do quy mô của thị trường tự do so với thị trường chính thức là rất nhỏ nên không thể gây nên những xáo trộn đối với hoạt động tài chính, tiền tệ và sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Mặt khác, với việc công bố mức dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đạt 20,7 tỷ USD vào ngày 19/6/2008 đã cho thấy Ngân hàng Nhà nước có đủ khả năng can thiệp và bình ổn được thị trường ngoại tệ.

Tóm lại: Việc tỷ giá hối đoái ổn định và tăng không đáng kể dưới chính sách điều hành quyết liệt và mạnh tay của Ngân hàng Nhà nước trong thời gian vừa qua đã không tác động nhiều đến hoạt động kinh doanh chung của Công ty PTSC Marine.

Chỉ số giá chứng khoán là thông tin rất quan trọng đối với hoạt động của thị trường, đối với nhà đầu tư và đánh giá kinh tế bởi nó thể hiện tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán. Chỉ số giá chứng khoán được coi là nhiệt kế để đo tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế, xã hội. Thông thường, nền kinh tế tăng trưởng thì chỉ số này tăng và ngược lại. Tuy nhiên, giá chứng khoán nói riêng, hay giá của thị trường nói chung, đều là kết quả được tổng hợp từ hàng loạt yếu tố như: các yếu tố

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH tàu dịch vụ dầu khí giai đoạn 2009 2015 (Trang 62)