6. Kết cấu khóa luận
1.3.1. Nhân tố chủ quan
1.3.1.1. Từ phía ngân hàng
(a) Chính sách tín dụng của ngân hàng (M1)
Chính sách tín dụng của ngân hàng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc mở rộng hoặc hạn chế tín dụng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ. Nếu chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp sẽ thu hút đƣợc khách hàng, mở rộng quy mô cho vay, đảm bảo đƣợc khả năng sinh lời trên cơ sở tuân thủ pháp luật và có thể phân tán đƣợc rủi ro.
(b) Công tác tổ chức của ngân hàng (M2)
Công tác tổ chức là việc sắp xếp các phòng ban theo đúng chức năng, nhiệm vụ và phù hợp với năng lực chuyên môn nhằm phát huy hiệu quả hoạt động cao nhất. Đồng thời tổ chức tốt là việc giao cho đúng ngƣời, đúng việc sao cho mọi ngƣời phát huy hết khả năng của mình và phải tự chịu trách nhiệm về phần công việc của mình.
(c) Quy trình tín dụng (M3)
Đây là những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm mục đích bảo toàn vốn. Quy trình tín dụng đƣợc bắt đầu từ khi ngân hàng thẩm định cho vay đến khi giải ngân, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thu hồi nợ. Trong đó thẩm định cho vay là khâu quan trọng, quyết định đến chất lƣợng tín dụng và là định hƣớng rủi ro trong cho vay. Trong quá trình khách hàng sử dụng vốn vay thì ngân hàng phải thƣờng xuyên kiểm tra xem nguồn vốn của mình có đƣợc sử dụng đúng mục đích không, rà soát và kịp thời phát hiện những sai phạm, có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế rủi ro, góp phần nâng cao chất lƣợng tín dụng.
Thu nợ và khâu thanh lý nợ là khâu để ngân hàng tồn tại và phát triển đƣợc, đây là kết quả cuối cùng của công tác cho vay, do đó cán bộ tín dụng
33
phải tích cực trong công tác thu hồi vốn và lãi tiền vay, hạn chế nợ quá hạn. Việc ngân hàng làm tốt các bƣớc của quy trình tín dụng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng bảo toàn vốn, nâng cao đƣợc chất lƣợng tín dụng.
(g) Chất lƣợng nhân sự (M4)
Con ngƣời là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động và trong hoạt động tín dụng cũng không phải là ngoại lệ. Chất lƣợng nhân sự ở đây không chỉ là vấn đề về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tác phong làm việc, tinh thần trách nhiệm, kỷ luật lao động mà còn bao gồm cả lƣơng tâm, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ ngân hàng.
(h) Thông tin tín dụng (I)
Thông tin tín dụng rất quan trọng đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Thông tin tín dụng là cơ sở, yếu tố cơ bảo trong quản lý tín dụng để đƣa ra các quyết định cho vay hay không của ngân hàng. Thông tin tín dụng giúp theo dõi, quản lý các khoản tín dụng. Thông tin càng đầy đủ, chính xác, kịp thời thì khả năng phòng ngừa rủi ro càng lớn, hạn chế những tổn thất cho ngân hàng
(i) Kiểm soát nội bộ (C)
Kiểm soát nội bộ giúp cho các lãnh đạo có đƣợc các thông tin về tình hình cho vay của các cán bộ tín dụng có phù hợp với chủ trƣơng, đƣờng lối, chính sách mà ngân hàng đƣa ra hay không. Hoạt động này gồm những việc nhƣ: kiểm tra các thủ tục về thẩm quyền điều hành, quản lý, giám sát các khoản tiền vay, thủ tục, hồ sơ xin vay vốn,... nhằm mục đích phát hiện ra các sai phạm trong quá trình cho vay, từ đó giúp ban lãnh đạo đƣa ra các quyết định để hạn chế rủi ro tín dụng. Hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng nâng cao chất lƣợng tín dụng của mình.
(j) Công nghệ ngân hàng (T)
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt hơn. Điều này càng thấy rõ hơn trong lĩnh vực Ngân hàng. Hàng loạt
34
các ngân hàng mới ra đời trong đó cần chú ý là sự gia nhập của các ngân hàng nƣớc ngoài, các ngân hàng liên doanh với quy mô và công nghệ hiện đại hơn thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, do đó đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại phải không ngừng cải thiện công nghệ. Với các trang thiết bị máy móc, phƣơng tiện kĩ thuật hiện đại sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, thông tin thu thập nhanh và chính xác hơn, tiết kiệm chi phí,... giúp ngân hàng kịp thời nắm bắt những thông tin, diễn biến trên thị trƣờng, dự báo về khả năng phát triển kinh tế xã hội và hoạt động tín dụng nhằm đƣa ra các quyết sách phù hợp với tình hình thực tế và đem lại sự tiện ích cho khách hàng.
1.3.1.2. Từ phía khách hàng
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn vay đƣợc vốn ngân hàng thì đều phải đáp ứng đƣợc các điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng mà ngân hàng cho vay đƣa ra nhằm đảm bảo an toàn, ngăn ngừa và phòng tránh những rủi ro khi cho vay. Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng mà ngân hàng đƣa ra cho khách hàng gồm:
(a) Năng lực thị trƣờng của khách hàng
Năng lực này thể hiện ở thị phần sản phẩm, chất lƣợng sản phẩm mà khách hàng đang cung cấp trên thị trƣờng, thƣơng hiệu, tƣơng lai về sản phẩm,... năng lực này càng cao thì nhu cầu vốn đầu tƣ của khách hàng càng lớn và đây là một trong những cơ sở để ngân hàng xem xét khi cho vay.
(b) Năng lực sản xuất của khách hàng
Năng lực này thể hiện rõ ở toàn bộ giá trị tài sản mà khách hàng đƣa ra để sản xuất kinh doanh, biểu hiện cụ thể là các công nghệ mà khách hàng đƣa vào sản xuất hiện đại hay lạc hậu, hoạt động đầu tƣ của doanh nghiệp có hiệu quả hay không. Năng lực sản xuất là cơ sở để ngân hàng tính toán đến tính khả thi, nhu cầu vốn của dự án.
35 (c) Năng lực tài chính của khách hàng
Năng lực này thể hiện ở cơ cấu vốn, khả năng tự tài trợ, các chỉ tiêu tài chính của khách hàng. Nếu khách hàng vay vốn có tiềm lực tài chính mạnh, khả năng thanh toán cao, các hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại lợi nhuận cao và ổn định,... thì điều đó có nghĩa là doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả nợ ngân hàng đủ và đúng hạn, ngân hàng sẽ an tâm hơn trong việc cho khách hàng đó vay vốn. Mỗi khách hàng nhƣ vậy sẽ làm cho chất lƣợng tín dụng của ngân hàng không ngừng đƣợc củng cố và tăng cƣờng.
(d) Năng lực quản lý của khách hàng
Khách hàng vay vốn phải có năng lực quản lý tốt. Điều này thể hiện ở khả năng tổ chức nhân sự, sắp xếp các phòng ban, tổ chức hệ thống hạch toán kế toán, quản lý tài chính vừa đúng theo quy định của Nhà nƣớc, lại đảm bảo tính hiệu quả của hệ thống mà khách hàng đang quản lý. Sự hoạt động của hệ thống kế toán, tài chính, thống kê giúp cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, từ đó làm cơ sở cho ngân hàng ra quyết định cho vay kịp thời và hiệu quả.
(e) Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp ứng các biện pháp bảo đảm Nhƣ chúng ta đều biết, hoạt động kinh doanh của khách hàng gắn liền với việc sở hữu một khối lƣợng tài sản nhất định, quyền sở hữu tài sản biểu hiện ở khả năng pháp lý của khách hàng đƣợc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt khối tài sản đó. Giá trị, chất lƣợng và cơ cấu tài sản mà khách hàng sở hữu quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh, đo lƣờng năng lực tài chính và quyết định khối lƣợng tín dụng cần cung cấp. Quyền sở hữu tài sản gắn liền với năng lực của khách hàng và khả năng sử dụng tài sản thuộc sở hữu của mình để thực hiện biện pháp đảm bảo tín dụng.
36 (f) Tính khả thi của dự án
Khi khách hàng đã xây dựng đƣợc phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi thì bản thân khách hàng cũng thấy đƣợc định hƣớng công việc của mình và nó sẽ càng đảm bảo an toàn hơn cả cho khách hàng khi đƣợc ngân hàng đánh giá, tƣ vấn. Phƣơng án sản xuất kinh doanh khả thi là phƣơng án phải mang tính thị trƣờng, không trái pháp luật, có khả năng đƣợc cung cấp đầu ra và đầu vào, có hiệu quả kinh tế. Phƣơng án sản xuất kinh doanh hiệu quả sẽ đảm bảo vững chắc nguồn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng
(g) Tƣ cách đạo đức của ngƣời vay
Chỉ tiêu này rất khó nắm bắt và thẩm định nhƣng trƣớc khi cho vay buộc ngân hàng phải xem xét một cách kỹ lƣỡng vì điều này liên quan tới việc khách hàng trả nợ sau này. Khách hàng yếu về tƣ cách đạo đức sẽ dẫn đến chây ỳ trong việc trả nợ, rất khó và tốn nhiều chi phí cho ngân hàng trong việc xử lý các khoản nợ.