6. Kết cấu khóa luận
3.3.9. Các giải pháp khác
(i) Chứng khoán hóa tài sản thế chấp
Chứng khoán hóa tài sản là một quá trình tài chính cơ cấu, tại đó các tài sản thế chấp khác nhau của những ngƣời đi vay đƣợc tập hợp và đóng gói rồi đƣợc dùng làm đảm bảo để phát hành các trái phiếu (gọi chung là trái phiếu đảm bảo bằng tài sản). Tiền từ ngƣời mua các chứng khoán này sẽ đƣợc chuyển đến các tôt chức tài chính cho vay thế chấp để các tổ chức này cho ngƣời đem thế chấp tài sản vay tiền. Chứng khoán hóa chính là quá trình dƣa tài sản thế chấp sang thị trƣờng thứ cấp nơi mà chúng có thể trao đi đổi lại. Nó đã biến các tài sản kém thanh khoản thành những chứng khoán thanh khoản cao.
93
Có bốn loại chủ thể kinh tế chủ yếu liên quan đến quá trình chứng khoán hóa, đó là: ngƣời thế chấp và đi vay; tổ chức tập hợp và đóng gói tài sản rồi phát hành chứng khoán; nhà đầu tƣ mua bán chứng khoán; ngân hàng cho vay. Với bốn loại chủ thể kinh tế thay vì hai loại là ngƣời thế chấp - đi vay và ngân hàng cho vay, rủi ro đƣợc chuyển từ tổ chức tài chính sang nhà đầu tƣ trái phiếu đảm bảo bằng tài sản.
Việc gộp nhiều loại tài sản thế chấp khác nhau vào một tập hợp cũng là một hình thức phân tán rủi ro. Vì thế, đã có cách gọi các trung gian tài chính tham gia vào chứng khoán hóa là những ngƣời tạo ra và phân tán rủi ro. Chính vì thế chứng khoán hóa tạo thuận lợi cho việc vay và cho vay có thế chấp.
Do đó, trong tƣơng lai, ngân hàng nên tính toán để áp dụng phƣơng pháp này tuy nó chƣa phổ biến tại Việt Nam nhƣng nếu chi nhánh vận dụng thì sẽ cho kết quả tốt.
(ii) Thực hiện liên kết với công ty bảo hiểm
Với việc liên kết với các công ty bảo hiểm đem lại cho ngân hàng rất nhiều tiện ích:
Thứ nhất, việc chuyển một phần rủi ro mà nhà bảo hiểm đảm bảo độ tin cậy của ngƣời vay cao hơn, tạo tiền đề giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng và nâng cao chất lƣợng tín dụng cho ngân hàng. Ngân hàng có thể tập trung thời gian, nguồn lực vào việc trực tiếp cung cấp dịch vụ ngân hàng, tạo khả năng hoạt động theo một cơ chế linh hoạt hơn trong việc xác định cân đối lợi ích giữa rủi ro và thu nhập.
Thứ hai, các chuyên gia của công ty bảo hiểm có nhiều điều kiện hơn trong việc chuyên môn hóa đánh giá khách quan rủi ro và xây dựng chiến lƣợc quản trị rủi ro. Nhờ vậy, tính bền vững, độ tin cậy của ngân hàng đƣợc tăng cƣờng và tác động tích cực đến việc nâng cao uy tín, thƣơng hiệu của ngân hàng.
94
(iii) Ngân hàng cần tiền hành liên doanh, liên kết với các ngân hàng hay các TCTD khác đối với các món vay có giá trị lớn thông qua hình thức cho vay hợp vốn.
Hình thức này vẫn chƣa đƣợc áp dụng phổ biến tại ngân hàng. Cho vay hợp vốn là quá trình cho vay, bảo lãnh một nhóm ngân hàng cho một dự án, do một NHTM làm đầu mối phối hợp với bên tài trợ để thực hiện, nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và ngân hàng. Việc ngân hàng cho vay hợp vốn là để cung cấp các khoản tín dụng lớn mà một ngân hàng khó có đủ khả năng cho vay, khó xác định mức độ rủi ro, mạo hiểm hoặc có mức độ rủi ro, mạo hiểm cao nhằm san sẻ rủi ro giữa các ngân hàng cùng tham gia tài trợ.
95
KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trƣờng nói chung, ngành tài chính ngân hàng nói riêng hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động sử dụng vốn của các ngân hàng thƣơng mại Việt nam. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng là một vấn đề không còn mới mẻ nhƣng vẫn giữ nguyên tính thời sự của nó.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB) luận văn đã hoàn thành một số nội dung sau:
- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng, phân loại các hoạt động tín dụng, chất lƣợng tín dụng, các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng và khẳng định tính tất yếu phải nâng cao chất lƣợng tín dụng.
- Từ lý luận nghiên cứu, luận văn đã áp dụng vào thực tiễn hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế Việt Nam (VIB) phân tích đánh gía chất lƣợng hoạt động tín dụng tại chi nhánh, những mặt đạt đƣợc, những mặt chƣa đạt đƣợc và nguyên nhân ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động tín dụng của ngân hàng.
- Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu, đƣa ra các giải pháp tập trung vào việc xây dựng chính sách tín dụng, đẩy mạnh công tác huy động vốn, xây dựng chính sách tuyển dụng và đãi ngộ đối với cán bộ tín dụng, nâng cấp hệ thống thông tin tín dụng, nâng cao năng lực thẩm định dự án đầu tƣ và các giải pháp liên quan đến xử lý nợ quá hạn.
Ngoài ra luận văn cũng đƣa ra một số kiến nghị về phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc trong việc xây dựng hành lang pháp lý an toàn, tạo thuận lợi cho hoạt động tín dụng của ngân hàng thƣơng mại.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô đã giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này!
96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo tiếng Anh
1. George Soros. (2008). NXB Tri Thức. Mô thức mới cho thị trƣờng tài chính -cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008.
Tài liệu tham khảo tiếng Việt
2. Báo cáo thƣờng niên của ngân hàng thƣơng mại cổ phần quốc tế Việt Nam (2010, 2011, 2012).
3. Hồ Thị Ánh Thu. (2007). NXB Lao động – xã hội. Tín dụng và Thanh toán quốc tế.
4. Lê Văn Tề. (2009). NXB Giao thông vận tải. Tín dụng – Ngân hàng. 5. Lê Văn Tƣ .( 2008). NXB Hà Nội. Tiền tệ, ngân hàng, thị trƣờng tài chính. 6. Lê Văn Tƣ, Lê Tùng Vân. (2006). NXB Tổng hợp TP. HCM. Tín dụng
xuất nhập khẩu – Thanh toán quốc tế và Kinh doanh ngoại tệ.
7. Ngân hàng nhà nƣớc. Quyết định số 127/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 03/02/2005 về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
8. Ngô Thế Chi, Nguyễn Trọng Cơ. (2009). NXB Lao động. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp.