6. Kết cấu khóa luận
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan
Một là, môi trƣờng kinh tế chƣa ổn định. Nền kinh tế bị ảnh hƣởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, từ đầu năm 2008
74
lạm phát gia tăng nguồn vốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn, lãi suất trên thị trƣờng tăng đột biến đã làm cho phần lớn các doanh nghiệp tài chính khó khăn. Cuối năm 2008 và đầu năm 2009 nền kinh tế đi vào suy thoái sản phẩm sản xuất khó tiêu thụ thị trƣờng xuất khẩu thu hẹp, các doanh nghiệp Việt Nam đứng trƣớc nhiều thách thức hội nhập và khó khăn. Đa số doanh nghiệp, hộ sản xuất bị hạn chế năng lực trình độ và kinh nghiệm quản lý. Vốn tích luỹ ban đầu còn nhỏ nên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của thị trƣờng thì việc sản xuất cũng nhƣ tiêu thụ sản phẩm gặp không ít khó khăn và điều đó gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng.
Hai là, sự chỉ đạo, kết hợp của các Ban ngành, các cơ quan chức năng với ngân hàng còn một số bất cập. Diễn biến phức tạp của thị trƣờng tiền tệ, về lãi suất, tỷ giá vàng, ngoại tệ tăng; Khả năng dự báo và sự phối hợp giữa trụ sở chính và ngân hàng trong việc điều chỉnh kế hoạch còn chƣa kịp thời, chủ động. Việc quản lý, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cơ quan chức năng chƣa chặt chẽ khiến cho có hộ gia đình có đến hai hồ sơ chứng nhận hợp lý trên cùng một mảnh đất.
Việc này có thể dẫn đến tình trạng một khách hàng mang hồ sơ đi vay vốn tại nhiều ngân hàng với cùng một tài sản thế chấp nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì vấn đề tài sản thế chấp là rất khó giải quyết. Các cơ quan chức năng tham gia vào việc xử lý tài sản thế chấp của ngƣời vay khi bị ngân hàng phát mại tài sản còn nhiều thủ tục phiền hà, thời gian thƣờng bị kéo dài điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.
Ba là, sự tác động của các tiêu cực xã hội đến hoạt động ngân hàng. Khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao. Tỷ lệ thất nghiệp tăng lên hàng ngày đã kéo theo các tệ nạn xã hội nhƣ: cờ bạc, lô đề, rƣợu chè,… làm cho một số khách hàng thiếu ý thức đã sử dụng đồng vốn vay vào tệ nạn làm ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng.
Mặt khác do sự biến động bất thƣờng của các yếu tố tự nhiên (nhƣ thiên tai, khí hậu,…) đã tác động mạnh đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của
75
khách hàng cũng có ảnh hƣởng không ít đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng.
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Trƣớc hết, đó là trình độ cán bộ ngân hàng nói chung và trình độ cán bộ tín dụng nói riêng còn nhiều hạn chế ảnh hƣởng đến việc thẩm định cho vay. Những điều này đã làm tăng khả năng rủi ro tín dụng là điều khó tránh khỏi. Một số cán bộ tín dụng đôi khi chỉ chú ý coi trọng tài sản thế chấp, thấy tài sản thế chấp có giá trị lớn là có thể cho vay mà không quan tâm đến phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả hay không.
Thứ hai, công nghệ thông tin vẫn chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu, chƣa hỗ trợ phát triển thêm chức năng, tiện ích của sản phẩm. Hệ thống thông tin báo cáo chƣa phục vụ kịp thời cho hoạt động kinh doanh, các sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn chủ yếu là các sản phẩm truyền thống.
Thứ ba, mặc dù ngân hàng đã tổ chức một bộ máy quản lý tách bạch giữa các bộ phận, các phòng ban nhƣng vẫn chƣa có một bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt về tín dụng để quản trị rủi ro, phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, ngành kinh tế, khu vực.
Thứ tƣ, chƣa có hệ thống thông tin dể kiểm soát danh mục tín dụng khách hàng phục vụ kiểm soát tăng trƣởng tín dụng, chuyển dịch cơ cấu, cũng nhƣ thực hiện đánh giá khách hàng để quyết định tín dụng. Đối với khách hàng cá nhân, thông tin về thu nhập cơ bản, thu thập khác kê khai không đầy đủ làm cho việc xác định dòng tiền thực của ngƣời vay không chính xác.
Thứ năm, chƣa có hệ thống chấm điểm cho tài sản đảm bảo: không chỉ ở hệ thống ngân hàng mà thực trạng chung của các NHTM hiện nay là hầu hết các món cho vay đều dựa trên tài sản đảm bảo nhƣng lại chƣa có hệ thống chấm điểm chuẩn mực cho những tài sản đó. Hiện nay NHNN Việt Nam cho phép các NHTM tự thoả thuận và tự chịu trách nhiệm xác định giá trị tài sản
76
thế chấp, cầm cố của khách hàng, do đó việc thẩm định giá trị theo giá trị thị trƣờng là một vấn đề khó khăn.
Tóm lại, qua đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng trong những năm qua đã khẳng định đƣợc vai trò của hoạt động tín dụng góp phần vào việc xây dựng và phát triển kinh tế. Chất lƣợng tín dụng là kết quả tổng hoà của nhiều nhân tố trong đó nợ quá hạn là một nhân tố trực tiếp và cụ thể nhất. Tuy còn một số tồn tại và hạn chế nhƣng ngân hàng vẫn đảm bảo kinh doanh có lãi, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Những vấn đề tồn tại và hạn chế cần đƣợc xem xét nghiêm túc để có biện pháp giải quyết hữu hiệu nhằm không ngừng củng cố và nâng cao hơn nữa chất lƣợng tín dụng, giúp cho hoạt động kinh doanh của VIB ngày càng hiệu quả.
77
CHƢƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI