Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tín dụng quốc tế của NHTM

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 29)

6. Kết cấu khóa luận

1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lƣợng tín dụng quốc tế của NHTM

Ở bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào, một mức lợi nhuận hứa hẹn càng lớn thì rủi ro tiềm ẩn càng cao, hoạt động trong lĩnh vực tài chính với những đối thủ riêng biệt buộc các ngân hàng phải đối mặt với không ít rủi ro. Vì thế, các NHTM không còn cách nào khác là phải kiểm soát chặt chẽ hiệu quả hoạt động của mình, đặc biệt là vấn đề chất lƣợng tín dụng. Nâng cao chất lƣợng tín dụng không chỉ có ý nghĩa lớn lao đối với ngân hàng mà còn đem lại những mặt tích cực cho khách hàng và cho toàn bộ nền kinh tế.

Ngân hàng thƣơng mại cũng là một doanh nghiệp, vì thế mục tiêu hoạt động cũng là lợi nhuận, lợi nhuận cao và bền vững luôn là cái đích mà các NHTM hƣớng tới. Tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho ngân hàng, vì vậy muốn tăng trƣởng thu nhập, không thể không chú ý đến chất lƣợng tín dụng. Một chất lƣợng tín dụng tốt sẽ là cơ sở để mở rộng quy mô tín dụng, tạo đà cho sự tăng trƣởng ổn định của ngân hàng.

Khi nâng cao đƣợc chất lƣợng tín dụng đồng nghĩa với việc sản xuất kinh doanh phát triển, từ đó nâng cao đƣợc đời sống vật chất của dân chúng và góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả, kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Ngoài ra nâng cao chất lƣợng tín dụng còn thúc đẩy phát triển các mối quan hệ đối ngoại.

Tín dụng có mối quan hệ mật thiết với nền kinh tế xã hội. Để có chất lƣợng tín dụng tốt ngoài sự nỗ lực của bản thân các NHTM thì đòi hỏi nền kinh tế phải ổn định với các cơ chế chính sách phù hợp, sự phối hợp nhịp

23

nhàng và có hiệu quả giữa các cấp, các ngành tạo môi trƣờng thuận lợi cho hoạt động tín dụng.

Hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển ngoại thƣơng, là công cụ thúc đẩy quá trình hợp tác kinh tế giữa các nƣớc với nhau. Khi hoạt động thanh toán giữa hai quốc gia đƣợc thực hiện nhanh chóng, chính xác, sẽ giảm đƣợc thời gian chu chuyển vốn, đồng thời đẩy nhanh tốc độ lƣu chuyển hàng hóa. Nhƣ vậy, có thể nói thanh toán quốc tế đã góp phần giải quyết mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ, giúp cho hoạt động ngoại thƣơng thực hiện tốt chức năng của mình là mở rộng lƣu thông hàng hoá trong và ngoài nƣớc.

Ở một khía cạnh khác, những lợi thế do hoạt động ngoại thƣơng mang lại không chỉ còn đơn giản là gắn liền kinh tế trong nƣớc với nền kinh tế thế giới mà cao hơn nữa là sự thắt chặt quan hệ ngoại giao đƣa các quốc gia tới một tiếng nói chung trên nhiều lĩnh vực nhƣ: chính trị, ngoại giao, văn hóa …Khẳng định uy tín và vị trí của đất nƣớc trên trƣờng quốc tế.

Trong phạm vi của một quốc gia, hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu còn đƣợc ghi chép, phản ánh trên cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia đó. Thông qua đó tất cả các chỉ tiêu nhƣ tình hình ngoại thƣơng đang nhập siêu hay xuất siêu, những mặt hàng đƣợc xuất khẩu chủ lực, giá trị xuất nhập khẩu,… sẽ đƣợc phản ánh một cách rõ nét. Qua đó nhà nƣớc có những quyết định điều chỉnh hợp lý trong hệ thống pháp luật, đề ra các chính sách thích hợp cho ngƣời dân và các doanh nghiệp trong nƣớc nhƣ khuyến khích đầu tƣ, sản xuất các mặt hàng phục vụ xuất khẩu, ƣu tiên tài trợ nhập khẩu các mặt hàng chiến lƣợc, thiết yếu..

Thúc đẩy hoạt động thanh toán quốc tế là đồng nghĩa với việc thúc đẩy hoạt đông xuất nhập khẩu tạo cầu nối kinh tế trong và ngoài nƣớc, góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng của đất nƣớc nhƣ: sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả, sử dụng tài nguyên hợp lý, nâng cao năng lực sản

24

xuất trong nƣớc đảm bảo sự phát triển nhanh chóng, ổn định của nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)