Bối cảnh trong nƣớc

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 88)

6. Kết cấu khóa luận

3.2.1. Bối cảnh trong nƣớc

Nền kinh tế Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng đã trải qua một giai đoạn khó khăn do ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính và khu vực. Tính đến thời điểm này, mặc dù khó khăn vẫn chƣa hết nhƣng kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã đi vào ổn định.

Đối với hệ thống ngân hàng, thanh khoản đã đƣợc cải thiện đáng kể, lãi suất tín dụng đã đƣợc kiểm soát ở mức ổn định, cán cân ngoại tệ đƣợc cân bằng. Nợ xấu – vấn đề nan giải của hệ thống ngân hàng đã và đang đƣợc giải quyết bằng nhiều biện pháp đồng bộ. Dự án tái cấu trúc ngân hàng cũng đang làm thay đổi đáng kể bộ mặt của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Mục tiêu của VIB đƣợc các nhà quản lý xác định ngay từ những ngày đầu thành lập ngân hàng đó là “Trở thành ngân hàng sáng tạo và hƣớng đến khách hàng nhất tại Việt Nam”. Việc lấy khách hàng làm trọng tâm trong mọi hoạt động làm cho VIB trở nên khác biệt so với nhiều ngân hàng khác.

VIB cũng đã triển khai một loạt các dự án quan trọng làm thay đổi đáng kể bộ mặt và hoạt động của ngân hàng nhƣ dự án định vị thƣơng hiệu với Interbrand, dự án chuyển đổi hệ thống chi nhánh (BTR).

Mở rộng hợp tác với các ngân hàng, định chế tài chính quốc tế luôn là một trong những mục tiêu của VIB.

82

Cổ đông chiến lƣợc hiện nay của VIB là ngân hàng Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA), ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc với trên 100 năm kinh nghiệm, và đƣợc xếp trong nhóm 10 ngân hàng an toàn nhất trên thế giới, với lợi nhuận sau thuế của năm tài chính kết thúc 30/6/2013 đạt mức 7.7 tỉ đô la Úc.

Mối quan hệ hợp tác chiến lƣợc giữa VIB và CBA tạo điều kiện cho chúng tôi tăng cƣờng năng lực về vốn, sản phẩm ngân hàng, công nghệ thông tin, quản trị rủi ro, để triển khai thành công các kế hoạch chiến lƣợc dài hạn của mình, đặc biệt trong việc nâng cao chất lƣợng dịch vụ khách hàng và quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

Năm 2014 nền kinh tế sẽ cải thiện và ổn định hơn so với những năm vừa qua. Qúa trình phục hồi kinh tế có thể không nhanh hoặc liên tục so với trƣớc đây; do vậy, chúng tôi sẽ tiếp tục với chiến lƣợc tăng trƣởng thận trọng về cả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ lợi nhuận.

Ngoài các xu hƣớng về kinh tế vĩ mô, ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ các doanh nghiệp cũng sẽ tiếp tục khá thận trọng.

Các ngân hàng sẽ tiếp tục đẩy mạnh cho vay tiêu dùng (nhà, ô tô, tiêu dùng nhỏ lẻ) và kinh doanh cá thể (cá nhân kinh doanh). Dịch vụ thanh toán qua thẻ sẽ đƣợc các ngân hàng đẩy mạnh phát triển thông qua liên kết với hệ thống điểm thanh toán nhƣ: công ty game, mua bán trực tuyến, thanh toán hóa đơn điện thoại hệ thống siêu thị.Cùng với đó, việc cải thiện năng lực của một số ngân hàng gặp khó khăn nhất sẽ đạt đƣợc nhiều tiến bộ hơn nữa để niềm tin của khách hàng sẽ sớm quay trở lại.

Kể từ năm 2014, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ sẽ là xu hƣớng phát triển tất yếu của Việt Nam. Với đặc thù một quốc gia đang phát triển là thu nhập trung bình thấp, hệ thống ngân hàng còn sơ khai, nhu cầu tài chính và dịch vụ thanh toán tăng theo cấp số nhân chắc chắn thị trƣờng ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ trong thập niên tới.

83

tới. Với quy mô thị trƣờng 90 triệu dân sẽ mở ra cơ hội lớn cho các ngân hàng thƣơng mại nhằm giúp ngƣời tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản và quản lý tốt hoạt động kinh doanh của mình cũng nhƣ thực hiện các hoạt động thanh toán hàng ngày.

Trong khi nhu cầu thanh toán dùng tiền mặt vẫn còn phổ biến thì ngày càng có nhiều ngƣời tiêu dùng cũng nhƣ các doanh nghiệp muốn sử dụng phƣơng thức thanh toán tiện dụng hơn nhƣ thanh toán trực tuyến. Đây vừa là cơ hội cũng nhƣ thách thức đối với các ngân hàng nội trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hiệu quả để đáp ứng xu thế thanh toán hiện đại này.

Bên cạnh đó các ngân hàng nội địa sẽ có cơ hội làm việc với những nhà hoạch định chính sách để phát triển nhiều hơn nữa các sản phẩm giúp ngƣời tiêu dùng gia tăng giá trị tài sản của họ bằng cách đầu tƣ trực tiếp hoặc sử dụng vốn vay một cách có chọn lọc để đầu tƣ vào các tài sản sinh lời nhƣ bất động sản hoặc mở rộng kinh doanh.với tình hình kinh tế còn nhiều bất ổn, chƣa có dấu hiệu phục hồi, nợ xấu vẫn là vấn đề cấp bách với các tổ chức tín dụng, VIB sẽ tiếp tục đặt công tác quản trị rủi ro lên hàng đầu, nhằm đảm bảo sự an toàn, phát triển ổn định cho toàn hệ thống, mà vẫn phù hợp với chiến lƣợc hoạt động kinh doanh và thị trƣờng.Đối với QLRR Thị trƣờng, VIB tiếp tục xây dựng kế hoạch và triển khai các giải pháp công nghệ quản trị rủi ro thị trƣờng chuyển giao từ cổ đông chiến lƣợc CBA. Đồng thời, triển khai các dự án nâng cao năng lực quản lý rủi ro thị trƣờng, đi kèm với việc ban hành các chính sách văn bản quy trình quy định hƣớng tới các chuẩn mực của Basel.Đối với QLRR, VIB sẽ tiếp tục triển khai hệ thống Kiểm soát nội bộ theo mô hình ba tầng bảo vệ, tăng cƣờng công tác quản trị rủi ro trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, tiếp tục triển khai các dự án mới dƣới sự tƣ vấn và giám sát của đội ngũ chuyên gia tín dụng giàu kinh nghiệm từ CBA, cộng với những nỗ lực làm việc của toàn bộ cán bộ nhân viên quản trị tín dụng sẽ giúp nâng cao năng lực quản trị rủi ro và tăng trƣởng tín dụng có chất lƣợng cao tại VIB trong năm.

84

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)