Nâng cao hiệu quả trong quy trình tín dụng quốc tế

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 93)

6. Kết cấu khóa luận

3.3.1. Nâng cao hiệu quả trong quy trình tín dụng quốc tế

3.3.1.1. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định, đánh giá khách hàng

Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa các nội dung của thẩm định, cần xác định việc thẩm định các dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh là một khâu quan trọng nhất trƣớc khi cho vay. Cán bộ thẩm định cần kiểm tra tƣ cách pháp nhân của ngƣời vay, mức độ tín nhiệm trong quá trình giao dịch với ngân hàng. Đối với các báo cáo tài chính, một căn cứ quan trọng để xem xét tình hình hoạt động, kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng vay vốn là phải có xác nhận của kiểm toán nhà nƣớc hoặc các công ty kiểm toán độc lập. Vì thực trạng hiện nay, các báo cáo tài chính của nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tƣ nhân gửi cho ngân hàng thƣờng mang tính chất đối phó hơn là theo chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính, thiếu nhiều thông tin quan tọng phục vụ cho việc thẩm định hoặc các chỉ tiêu còn thiếu tính tin cậy,... Đặc biệt là các dự án lớn cần một lƣợng vốn lớn do đó mà phải thẩm định đánh giá kỹ càng.

3.3.1.2. Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng quản lý

Trong quá trình cho vay, theo dõi đôn đốc trong quá trình thu nợ và thu lãi. Nếu thẩm định dự án là khâu đầu tiên quyết định để cho vay đối với một khách hàng thì quá trình đƣa vốn ra theo dõi đôn đốc thu nợ cũng là khâu không kém phần quan trọng. Khi một khách hàng đƣợc cho vay theo mục đích, đúng lúc, đúng thời điểm số vốn ghi trong hợp đồng tín dụng thì việc quản lý vốn vay ở đây là theo dõi kiểm tra khách hàng có sử dụng đúng mục đích hay không. Những trƣờng hợp nào sử dụng vốn sai mục đích thì phải xử lý ngay theo chế độ tín dụng. Ngoài ra, phải theo dõi bám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để đánh giá chính xác những diễn biến trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng, phát hiện kịp thời khả năng có thể phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi, từ đó có biện pháp xử lý ngay. Việc đôn

87

đốc thu nợ thu lãi đúng kỳ hạn và đủ là nghĩa vụ và trách nhiệm, là kỷ luật đối với cán bộ tín dụng. Lịch trả nợ và lãi vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng phải theo dõi hàng ngày.

3.3.1.3. Nâng cao kỹ năng thu thập thông tin

Đối với những khách hàng là cá nhân thì chất lƣợng thông tin khách hàng cung cấp không cao và có nhiều nhân tố tác động, còn khách hàng doanh nghiệp thì cũng muốn làm đẹp các báo cáo tài chính bằng cách làm cho các con số thật đẹp. Để tiếp cận đƣợc khoản tín dụng tại chi nhánh thì có rất nhiều khách hàng đã không từ bất cứ thủ đoạn nào trong khi đó nguồn thông tin lại có rất nhiều chiều, cán bộ tín dụng tại ngân hàng phải luôn cẩn thận trƣớc một khoản vay nên họ thƣờng xuyên kiểm tra rất cẩn thận những thông tin khách hàng cung cấp trên cả văn bản và thực tế.

Việc phỏng vấn khách hàng là một việc làm quan trọng và đã đƣợc cán bộ tín dụng làm khá tốt và khá thƣờng xuyên tại chi nhánh. Việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng sẽ cho cán bộ khá nhiều thông tin quan trọng liên quan đến khoản vay mà không có trong hồ sơ vay vốn. Trong thời gian sắp tới ngân hàng cần làm việc này thƣờng xuyên hơn vì nó rất hiệu quả mà thông qua sự cảm nhận nhạy bén của mình, thái độ khách hàng khi tham gia phỏng vấn sẽ biết đƣợc đôi điều về tính trung thực của những thông tin mà họ cung cấp trong hồ sơ tín dụng.

Để tăng cƣờng lƣợng thông tin này cán bộ tín dụng phải có sự nghi ngờ tƣơng đối và kỹ năng đặt câu hỏi khá tốt làm sao có thể khai thác thông tin hiệu quả mà vẫn duy trì đƣợc mối quan hệ tốt đẹp. Để cho thông tin đƣợc hoàn toàn chính xác độ tin cậy cao thì chi nhánh không chỉ đơn thuần thu thập thông tin từ một phía khách hàng mà cần phải thu thập thông tin từ nguồn bên ngoài nhƣ trung tâm thông tin tín dụng, cơ quan hữu quan nhƣ thuế, trung tâm đăng ký giao dịch bảo đảm, công chứng nhà nƣớc, hải quan, quản lý thị trƣờng, nhà đất, địa chính; tổ chức, ngƣời thƣờng xuyên có quan hệ với khách

88

hàng nhƣ nhà cung cấp, chủ nợ, ngƣời tiêu thụ; phƣơng tiện thông tin đại chúng; thông tin lƣu trữ tài chính ngân hàng.

Bên cạnh những thông tin về bản thân khách hàng, ngân hàng cần thu thập thông tin về ngành kinh doanh của khách hàng để dự đoán đƣợc khuynh hƣớng phát triển, áp lực cạnh tranh từ các đối thủ của khách hàng, trên cơ sở đó đánh giá vị thế, khả năng kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Tăng cƣờng trao thông tin giữa các NHTM trên địa bàn để tìm hiểu khách hàng trƣớc khi cho vay nhằm giảm thiểu rủi ro.

Muốn vậy Chi nhánh phải thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với chủ đầu tƣ có thể là kiểm tra bất ngờ cũng có thể là báo trƣớc, xây dựng trang web cung cấp thông tin tín dụng trực tuyến cho toàn hệ thống, kết nối với hệ thống thông tin khác của NHNN, bộ công thƣơng…

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)