Quan niệm về chất lƣợng tín dụng quốc tế của ngân hàng

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 27)

6. Kết cấu khóa luận

1.2.1. Quan niệm về chất lƣợng tín dụng quốc tế của ngân hàng

1.2.1.1. Quan niệm về tín dụng quốc tế

Tín dụng quốc tế là quan hệ vay mƣợn sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nƣớc đƣợc thực hiện thông qua chính phủ, tổ chức nhà nƣớc, các tổ chức tài chính quốc tế, ngân hàng, công ty cá nhân, các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu. Hiểu theo nghĩa rộng tín dụng quốc tế bao gồm các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các nƣớc theo nguyên tắc tín dụng, không phụ thuộc khối lƣợng nhiều hay ít, thời gian dài hay ngắn, có lãi hay không có lãi, đầu tƣ trực tiếp hay gián tiếp,tuy nhiên phải có sự bù đắp hay trả lại. [5; Tr. 39]

Tín dụng quốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoại thƣơng và thanh toán quốc tế do đó nó là một trong các hoạt động ngoại thƣơng, hợp tác quốc tế, đầu tƣ ra nƣớc ngoài, có liên quan mật thiết với thanh toán quốc tế. Tín dụng quốc tế không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế mà còn là yêu cầu khách quan để phát triển các mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và các quan hệ khác giữa các nƣớc.

Trong khuôn khổ của bài luận văn tín dụng quốc tế chủ yếu sẽ tập trung nghiên cứu mảng thanh toán quốc tế của ngân hàng thƣơng mại.

Thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng thƣơng mại, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và tự do thƣơng mại đang diễn ra nhanh chóng và là xu thế phát triển tất yếu của nền kinh tế thế giới. Chính vì vậy các ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ các bên tham gia phải hiểu rõ bản chất của thanh toán quốc tế, đồng thời tuân thủ một cách nghiêm túc trên nguyên tắc “bình đẳng – cùng có lợi”[5; Tr. 48]

Vậy, “Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với các tổ chức, cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với các

21

tổ chức quốc tế, thông qua hệ thống ngân hàng ở các nước khác nhau để thúc đẩy một chu trình hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại ”[5; Tr.49]

1.2.1.2. Quan niệm về chất lượng tín dụng

Chất lƣợng của hàng hóa là yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành công hay thất bại của các nhà sản xuất. Do vậy, để một sản phẩm hàng hóa đƣợc thị trƣờng chấp nhận thì sự hấp dẫn về hình thức của sản phẩm nhƣ tên gọi, bao bì, nhãn mác,… là điều luôn đƣợc ngƣời tiêu dùng quan tâm, song điều quan trọng hơn cả đó là chất lƣợng của sản phẩm. Bởi chất lƣợng sản phẩm mới thực sự là sự thỏa mãn nhu cầu của ngƣời tiêu dùng và là cái đích của nhà sản xuất, cung ứng vƣơn tới để đạt mục tiêu của hoạt động. Nhƣ vậy, có thể quan niệm rằng chất lƣợng của sản phẩm hàng hóa là khả năng thỏa mãn nhu cầu của ngƣời sử dụng đối với sản phẩm mà nhà sản xuất, cung ứng theo mục tiêu định sẵn và đáp ứng đƣợc yêu cầu chung của thị trƣờng.

Ngân hàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ nên tất yếu cũng phải quan tâm đến chất lƣợng sản phẩm của mình, đặc biệt là chất lƣợng tín dụng. Bởi vì tín dụng là một trong các hoạt động chính của ngân hàng, đem lại phần lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng, nên việc đảm bảo chất lƣợng tín dụng sẽ là vấn đề có tính quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Vậy, “Chất lượng tín dụng là sự thỏa mãn các nhu cầu của các bên liên quan (khách hàng, bản thân ngân hàng và nền kinh tế nói chung) đến hoạt động tín dụng của NHTM” [4; Tr. 52]

Chất lƣợng tín dụng là một khái niệm vừa cụ thể (có thể đo lƣờng qua các chỉ tiêu định lƣợng nhƣ kết quả kinh doanh, nợ quá hạn,…), vừa trừu tƣợng (có thế đƣợc xem xét thông qua những chỉ tiêu định tính nhƣ khả năng thu hút khách hàng, tác động đến nền kinh tế,…).

Chất lƣợng tín dụng không tự nhiên mà có, nó là kết quả của cả một quá trình phối kết hợp hoạt động của ngân hàng và các khách hàng vì một mục đích chung. Do đó để đạt đƣợc chất lƣợng cần có sự quản lý khoa học và chặt

22

chẽ. Đặc biệt là phải có chính sách tín dụng đúng đắn, phù hợp với điều kiện của thị trƣờng trong từng thời kỳ nhất định.

1.2.1.3. Chất lượng tín dụng quốc tế

“Chất lƣợng hoạt động thanh toán quốc tế nói chung cũng nhƣ các hoạt động khác của ngân hàng thƣơng mại là khả năng làm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng” [5; Tr. 59]

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)