III Tổng hợp, hội thảo, hoàn chỉnh đề án và ban hành văn bản thực hiện
1 Tổng hợp các đề án chi tiết và hội thảo khoa học
3.1.2- Tăng cường quản lý Nhà nước về nhân tài:
Tăng cường quản lý Nhà nước về nhân tài bao gồm các nội dung chính như các Nghị định Chính phủ về chính sách khuyến khích, sáng tạo tài năng; các hoạt động thực thi chính sách nhân tài bằng việc lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển nhân tài; tăng cường các nguồn lực để phát triển nhân tài, phát huy sáng tạo, khuyến khích các sáng tạo
lớn, đột phá; đổi mới công tác quản lý Nhà nước về nhân tài, từ khâu nghiên cứu hoạch định chính sách cho tới tổ chức thực hiện, chế độ báo cáo, thống kê về nhân tài… cho tới hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật nhân tài.
a) Xây dựng và thực hiện chiến lược nhân tài :
Việc “hoạch địch chiến lược nhân tài” được ghi rõ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cộng sản Việt Nam: “Có cơ chế, chính sách bảo đảm phát hiện, đánh giá, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng người có đức, có tài, dù là Đảng viên hay người ngoài Đảng”. Chủ trương trên đã nêu 6 khâu trong quy trình phát triển
nhân tài: phát hiện; đánh giá, tuyển chọn; đào tạo; bồi dưỡng; trọng dụng; đãi ngộ xứng đáng người có đức, có tài. 6 khâu liên hoàn này xen lẫn nhau, bổ sung và hoàn thiện cho nhau. Mỗi khâu trong quy trình đều có vai trò, ý nghĩa đối với quy trình phát triển tài năng trẻ, cũng như phát triển nhân tài. Muốn thực hiện từng khâu có kết qủa, đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách đảm bảo, tạo điều kiện cho việc thực hiện được thuận lợi từ Trung ương đến các cơ sở, mọi cấp, mọi ngành trong toàn xã hội.
b) Đổi mới một số chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ. * Khâu thu hút tài năng trẻ:
Chính sách trong khâu này không chỉ thu hút nhân tài, đặc biệt là tài năng trẻ trong nước mà còn chủ động tạo điều kiện ưu đãi, thu hút các kiều bào hoặc người nước ngoài là nhân tài. Chính sách này không chỉ hạn chế nạn “Chảy máu chất xám” mà còn mang lại hiệu quả rõ nét về nhiều mặt.
* Khâu sử dụng, trọng dụng nhân tài, tài năng trẻ:
Khâu sử dụng là khâu quan trọng nhất trong quy trình phát triển tài năng. Nếu sử dụng đúng người, đúng chỗ, đúng lúc thì có thể khai thác và phát huy hết tài năng đóng góp cho xã hội phát triển. Ngược lại, không trân trọng, trọng dụng tài năng trẻ, nhân tài thì toàn bộ quy trình phát triển tài năng sẽ ảnh hưởng, đôi khi còn gây những tác hại không nhỏ cho cộng đồng. Vì vậy, nếu như cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt đứng đầu biết tin dùng, giao
việc, tạo cơ hội, điều kiện, môi trường làm việc để tài năng trẻ có thể phát huy hết khả năng sáng tạo, phát hiện ra các vấn đề mới và giải quyết vấn đề một cách sáng tạo thì tài năng trẻ, nhân tài sẽ góp sức cống hiến to lớn cho cộng đồng, xã hội. Ngược lại, nếu tài năng trẻ không được sử dụng tốt thì tài năng sẽ bị thui chột và mai một theo dòng chảy của thời gian.