III Tổng hợp, hội thảo, hoàn chỉnh đề án và ban hành văn bản thực hiện
1 Tổng hợp các đề án chi tiết và hội thảo khoa học
3.6- Đúc kết và phát huy các kinh nghiệm tốt ở trong nước, đồng thời tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế để phát triển nhân tài.
- Tiến hành tổng kết việc đào tạo, bồi dưỡng tài năng, nhân tài ở trong nước và cử đi học ở nước ngoài, nhất là ở bậc sau đại học. Chú trọng rút kinh nghiệm việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh trong một số mô hình mới; Mô hình đào tạo cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao; mô hình trường Đại học quốc tế ở Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh và Đại học quốc gia Hà Nội; trường Đại học công nghệ ở Đại học quốc gia Hà Nội. Mô hình liên kết đạo tạo với một số khoa, trường Đại học quốc tế ở bậc đại học, sau đại học trong những năm vừa qua, từ đó rút ra những kinh nghiệm, bài học để kế thừa, phát huy trong giai đoạn mới.
- Song song đó cần có chủ trương để 58 đầu mối (Bộ, Ngành, Đoàn thể) ở Trung ương và 64 tỉnh, thành phố trong cả nước tổng kết việc thực hiện Quyết định 74/2001/QĐ-TTg (ngày 07 tháng 5 năm 2001) về “kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001 - 2005”, trong đó chú trọng đến kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ doanh nhân với các hình thức ở trong nước, nước ngoài. Chú trọng phát huy các kinh nghiệm tốt của kế hoạch đào tạo gắn với sử dụng 300 thạc sĩ, tiến sĩ trẻ của TP Hồ Chí Minh, và những ưu khuyết điểm trong chính sách khuyến khích cán bộ đi đào tạo, bồi dưỡng chính sách thu hút và trọng dụng nhân tài ở các địa phương.
- Đẩy mạnh hợp tác song phương, đa phương với các nước nhất là các nước phát triển cao: Mỹ, Đức, Pháp, Nga, úc… và các nước phát triển nhanh như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…. dưới nhiều hình thức để tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa, các kinh nghiệm tốt, nhằm từng bước đào tạo, bồi dưỡng được đội ngũ nhân tài đa dạng, mà trước mắt là đào tạo được 3 đội ngũ: nhân tài lãnh đạo, quản lý; nhân tài khoa học - công nghệ; nhân tài sản xuất kinh doanh.
Việc hợp tác quốc tế được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, dưới nhiều hình thức: hợp tác đầu tư xây dựng cơ sở đào tạo (trường, viện nghiên cứu); mời các chuyên gia giỏi, đầu ngành sang giảng dạy, nghiên cứu, cộng tác ở Việt Nam; chuyển giao công nghệ đào tạo (chương trình, giáo trình, phương
thức đào tạo…) trực tiếp hoặc đào tạo trực tuyến trên mạng…, liên doanh, liên kết giữa các tổng công ty và các doanh nghiệp lớn.