Đánh giá khái quát về chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ hiện hành:

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 75)

III Tổng hợp, hội thảo, hoàn chỉnh đề án và ban hành văn bản thực hiện

2.3-Đánh giá khái quát về chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ hiện hành:

1 Tổng hợp các đề án chi tiết và hội thảo khoa học

2.3-Đánh giá khái quát về chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ hiện hành:

- Việc thực hiện chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ hiện hành của nước ta được thể hiện rõ trên lĩnh vực quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ; chính sách ưu đãi, thu hút và sử dụng tài năng trẻ; và chính sách tôn vinh, khen thưởng tài năng trẻ. Nhìn chung, các chính sách trên chưa thực sự được quan tâm đúng mức và hợp lý. Phần lớn các quy định còn dừng lại ở mức chung chung, quan điểm, chủ trương, thiếu đồng bộ, thiếu sự thống nhất. Các quy định về chính sách tài năng trẻ chưa thành một hệ thống chính sách mà còn phân tán, rải rác ở nhiều văn bản ban hành.

- Việt Nam chưa có các chế định pháp luật về tài năng, các điều luật quy định những nội dung cụ thể về quản lý Nhà nước đối với tài năng. Mặt khác, Việt Nam chưa tiến hành thống kê và dự báo nhân tài. Do vậy, Việt Nam chưa thực sự chú tâm vào quản lý Nhà nước về tài năng. Trong khi chính sách tài năng trẻ còn rất lạc hậu so với thế giới, so với các nước xung quanh và các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, và một số doanh nghiệp tư nhân… Vì vậy, hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với thực trạng “chảy máu chất xám”, thui chột tài năng; sự lạc hậu trong cơ cấu đầu tư, cơ chế đầu tư cho những sáng chế, phát minh… đang diễn ra rất phổ biến ở nước ta.

- Việc tuyển dụng tài năng trẻ cấp Trung ương và cấp địa phượng đã được tiến hành và quan tâm chú trọng. Điều đó được thể hiện ở chính sách ưu tiên tuyển dụng các thủ khoa, tôn vinh các thủ khoa tốt nghiệp đại học vào các cơ quan Nhà nước làm việc. Một số tỉnh, TP đã có chính sách ưu đãi nhân tài về làm việc tại địa phương như : Đà Nẵng, Bình Dương, TP. Hồ Chí Minh… Các ưu đãi của các địa phương thường là : trợ cấp ban đầu khi về địa phương công tác, cấp đất, nhà ở; đối với thủ khoa mới ra trường được chọn nơi làm việc, không qua xếp lương tập sự … Đây có thể coi là những bước tiến mới, bước “nhảy vọt” khung chính sách hiện hành. Tuy nhiên, còn tồn tại những hạn chế khá rõ như: đối tượng thụ hưởng của những chính sách nêu trên mới chỉ là những người có bằng cấp, có học hàm, học vị và có kết quả học tập xuất sắc. Điều này chưa thực sự thuyết phục vì không hoàn toàn cứ có học vị cao

hoặc kết quả thi xuất sắc là có tài năng thực sự mà tài năng phải được khẳng định qua sự kiểm nghiệm và cọ xát của thực tiễn. Chính vì sự lúng túng về tiêu chí xác định tài năng trẻ mà các cơ quan tuyển dụng phải “đồng nhất” nhân tài với học vị, học hàm.

- Chế độ đãi ngộ, chế độ lương cho tài năng trẻ ở các địa phương có sự khác nhau, ở một số địa phương đưa ra những ưu đãi về đãi ngộ như tiến sĩ, thạc sĩ, làm việc lâu dài thì được hỗ trợ (cấp không) một lần từ vài triệu đến vài chục triệu đồng; có địa phương thì chính sách hỗ trợ mua căn hộ, cấp đất, cấp nhà ở… Đây là những nỗ lực vươn lên của địa phương và kết quả đạt được là thu hút được nhiều tài năng trẻ về phục vụ tại địa phương với những ngành nghề đang cần. Nhưng về chế độ lương thì không vượt khung lương theo quy định của Chính phủ. Như vậy, nhìn từ đồng lương thì chưa có sự hấp dẫn nào đối với người tài, đặc biệt là tài năng trẻ so với thu nhập của họ ở khu vực ngoài quốc doanh.

Theo khảo sát sơ bộ trên mục tuyển dụng nhân sự tại các doanh nghiệp, mức lương khởi điểm mà các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trả cho các tân cử nhân hiện nay thấp nhất từ 2.000.000đ/tháng, tăng nhiều so với những năm trước. ở những công ty lớn có vốn đầu tư của nước ngoài hay ngành đang khan hiếm nhân lực, mức lương khởi điểm còn hấp dẫn hơn, từ 2.500.000/tháng trở lên. Nếu so sánh với sự ưu tiên không phải hưởng lương tập sự, mà được xếp hệ số 2,34; tức là theo lương mới nhất (540.000đ lương tối thiểu) cũng chỉ được 1.260.000đ/ tháng. Như vậy, mức lương các cơ quan Nhà nước hoàn toàn không hấp dẫn và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống, đó là chưa kể họ sống và làm việc ở các đô thị, thành phố lớn, mức chi phí tiêu dùng lại đắt đỏ như tiền ăn uống, thuê nhà, đi lại… Hơn nữa môi trường và điều kiện làm việc chưa đầy đủ trang thiết bị “cần đâu thiếu đấy” đã dần dần thủ tiêu nhiệt huyết hăng say làm việc, khả năng sáng tạo và cống hiến của nhân tài. Đối với tài năng trẻ không có điều kiện để phát huy năng lực và nâng cao kiến thức cũng là một sự thiệt thòi cho bản thân họ và sự thiệt hại cho cơ quan, tổ chức.

“…còn một “làn sóng” khác đáng sợ hơn là những người trẻ tuổi có tài và có lòng tự trọng cũng không muốn vào làm việc ở các cơ quan Nhà nước. Bằng chứng là những năm vừa qua mỗi năm chúng ta đã tổ chức tuyên dương hàng trăm thủ khoa của các trường đại học nhưng thử hỏi trong số những tài năng trẻ ấy có mấy người đầu quân vào các cơ quan Nhà nước, hay có vào rồi lại chạy ra vì không thể thích nghi được (?)…”

Nguyễn Khắc Nguyệt, Tuổi trẻ online, 18/01/2008

“Thực ra việc thu hút nhân tài của ta chỉ làm hình thức. Thu hút nhân tài không phải là xin họ về làm việc, mà phải tạo điều kiện cho họ phát triển với tư cách một nhân tài. Vế thứ hai mới là quan trọng. Hiện các tỉnh đưa họ về trong khi lương vẫn thế, môi trường làm việc kém. Nhân tài phải pha nước cho các lão làng trong cơ quan uống”.

(Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Đào – Phó khoa đào tạo bồi dưỡng công chức- tại chức, Học viện Hành chính) “Một số địa phương dùng vật chất, ưu đãi người có bằng cấp nhưng chỉ là ban đầu và khi người ta về làm việc lại không được tạo đầy đủ điều kiện. Họ không cần vài chục triệu đồng hỗ trợ ban đầu mà cần môi trường làm việc”.

GS. TS Phạm Hồng Thái – Học viện hành chính quốc gia, tuoitre.com.vn, 22/01/2008).

Thời gian gần đây, hiện tượng cán bộ có tài trong cơ quan Nhà nước, đặc biệt trong ngành tài chính, ngân hàng, xin nghỉ việc cơ quan để ra làm bên ngoài đã và đang gia tăng. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là mức lương thấp và môi trường làm việc không tốt, không phát huy được năng lực chuyên môn. Điều đó chứng minh một điều là chính sách thu hút, sử dụng cán bộ nói chung và thu hút, sử dụng tài năng trẻ nói riêng có vị trí rất quan trọng trong chính sách tài năng trẻ.

- Để đẩy mạnh và thực hiện thắng lợi công cuộc CNH, HĐH đất nước trong bối cảnh hiện nay thì yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước, xây dựng đội ngũ công chức, phát triển nguồn nhân lực được đặt lên hàng đầu. Trong đó, cần quan tâm chú ý đến chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ hiện nay bằng việc nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi chính sách cho phù hợp với bối cảnh và điều kiện của đất nước. Trước hết, khi xây dựng và thực hiện chính sách tài năng trẻ cần quan tâm đến những nội dung sau:

+ Xây dựng tiêu chí tài năng trẻ trong từng lĩnh vực thật khoa học và đúng đắn, chú trọng trước hết đến tài năng trẻ trong lĩnh vực KH&CN, trong sản xuất kinh doanh, trong quản lý, lãnh đạo.

+ Nghiên cứu xây dựng chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ vào làm việc ở các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội. Sớm ban hành chế độ tiền thưởng xứng đáng cho mỗi phát minh, sáng kiến, công hiến, đóng góp của họ trong công việc.

+ Xây dựng các chính sách, quy chế, quy định về bố trí điều kiện làm việc, xây dựng môi trường làm việc thuận lợi cho tài năng trẻ nhằm đảm bảo cho họ tập trung trí tuệ, sức lực vào công việc chuyên môn của họ.

* Kết luận chương 2.

Nhìn một cách tổng quát về thực trạng chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ ở nước ta hiện này mà tác giả của luận văn đã chỉ ra được những hạn chế của toàn xã hội, trong đó cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp là chưa thấy rõ tầm quan trọng của từng loại nhân tài trong xã hội. Đồng thời, chưa có các chế độ, chính sách thỏa đáng tạo điều kiện cho tài năng hình thành và phát triển. Do vậy, các chính sách, chế độ cụ thể ở nhiều địa phương không giống nhau, dẫn tới việc thu hút và sử dụng tài năng trẻ phong phú của nước ta, của từng địa phương trong cả nước còn rất ít, hoặc bị lãng quên.

Đảng, Nhà nước muốn có đội ngũ nhân tài đích thực, làm được vai trò nêu trên thì phải chăm lo rất công phu, phải xây dựng được chiến lược phát huy nhân tố con người, chiến lược tài năng trẻ kèm theo đó là một hệ thống chính sách, chế độ, biện pháp rất cụ thể và đồng bộ để thu hút và sử dụng đúng người tài trong sự nghiệp phát triển CNH, HĐH đất nước hiện nay.

Chương 3. giải pháp về chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 75)