Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về nhân tài, chính sách nhân tài, phát triển tài năng trẻ.

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 83)

III Tổng hợp, hội thảo, hoàn chỉnh đề án và ban hành văn bản thực hiện

1 Tổng hợp các đề án chi tiết và hội thảo khoa học

3.2- Nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về nhân tài, chính sách nhân tài, phát triển tài năng trẻ.

phát triển tài năng trẻ.

Paradigma của chính sách nhân tài [15]

Chế độ phong kiến Hệ thống kinh tế thị trường

Triết lý Chiêu hiền đãi sĩ Thị trường lao động Hệ quan điểm Sử dụng người tài Tìm kiếm việc làm

Hệ khái niệm Sắp xếp, đãi ngộ Việc làm thu nhập Hệ chuẩn mực Được sử dụng, đãi ngộ Tự do phát huy năng lực

Chuyển từ tư duy của cơ chế cũ (cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp) sang cơ chế mới, cơ chế thị trường. Xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, “cơ chế xin cho” bình quân trong công tác nhân tài, thực hiện phân phối theo hiệu quả lao động, nghiên cứu để vận dụng lý thuyết kỹ thuật giá trị vào đổi mới căn bản chế độ thưởng sáng kiến, sáng tạo; tăng mức đầu tư cho nghiên cứu khoa học về nhân tài, cho vay vốn ưu đãi đối với những người tài năng có nhu cầu hiện thực hoá các phát minh, sáng chế của mình. Tăng cường đầu tư mạo hiểm để phát triển mạnh mẽ những lĩnh vực khoa học công nghệ mới, triển vọng theo mô hình kinh tế sinh thái hiện đại, kinh tế trí thức, đảm bảo phát triển bền vững. Trên cơ sở mô hình kinh tế sinh thái hiện đại (học thuyết) để hoạch định chiến lược (như chiến lược năng lượng, chiến lược phát triển vật liệu mới, chiến lược phát triển hệ thống công nghệ theo chu trình kín, tự động hoá cao, giảm thiểu phế thải ô nhiễm môi trường, chiến lược giao thông, chiến lược phát triển hệ thống kiến trúc sinh thái, chiến lược phát triển

hệ thống ngành như công nghiệp sạch và nhiều ngành công nghiệp theo giải pháp sinh thái, các chương trình, dự án phát triển).

Phát triển tài năng, nhân tài tại Việt Nam (con người, tổ chức chuyên nghiên cứu, đầu tư tài chính, cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học về tài năng, nhân tài và phát triển).

Sinh lý học tài năng nghiên cứu các quy luật sinh học trong quá trình hình thành, phát triển tài năng. Vấn đề không phải chỉ là nghiên cứu yếu tố di truyền, bẩm sinh thông minh, tư chất thông minh mà còn nghiên cứu toàn bộ cơ sở sinh lý học của sự phát triển trí thông minh, sáng tạo. Sinh lý học tài năng dạy con người lao động như thế nào để đạt hiệu suất cao nhất, biết cách gìn giữ sức khỏe để lao động bền bỉ, dẻo dai, kết hợp chặt chẽ giữa làm việc và nghỉ ngơi khoa học. Nội dung chính của sinh lý học tài năng gồm: Nghiên cứu cơ sở sinh lý di truyền đối với sự hình thành và phát triển tài năng; sức khỏe tài năng (sức khoẻ thể chất, tâm thần và xã hội, sức khoẻ cộng đồng và trạng thái thiền trong lao động sáng tạo, sáng chế, phát minh); dinh dưỡng tài năng (vai trò của sữa mẹ, vai trò của thịt nướng, cơ cấu bữa ăn của tài năng; dinh dưỡng thể thao thành tích cao …); giấc ngủ tài năng; quan hệ tình dục và việc bảo vệ, cải tạo nòi giống; sinh tử của các tài năng; ảnh hưởng của môi trường (gồm cả môi trường tự nhiên như: đất, nước, khí hậu, cây trồng, vật nuôi, cảnh quan thiên nhiên tới lao động, sáng tạo và môi trường xã hội đối với sự hình thành và phát triển tài năng). Có thể gọi sinh lý học tài năng là sinh lý học sáng tạo, sinh lý học vệ sinh lao động trí óc, lao động sáng tạo. Như vậy, mục tiêu của sinh lý học tài năng là các quy luật sinh học để nâng cao hiệu suất lao động sáng tạo của tài năng, làm nảy nở, xuất hiện ngày càng nhiều những tài năng trẻ.

Cùng với sự gia tăng vài trò nhân tố con người, tâm lý học ngày càng được quan tâm phát triển. Để phát triển tài năng trẻ, một trong những cơ sở rất quan trọng là cơ sở tâm lý học về năng khiếu, tài năng. Tâm lý học tài năng nghiên cứu các quy luật tâm lý của quy trình hình thành, phát huy, phát triển tài năng. Nội dung cơ bản nhất của tâm lý học tài năng là tâm lý học sáng tạo,

nghiên cứu các quy luật tâm lý của toàn bộ quy trình sáng tạo, giáo dục học sáng tạo, xã hội học sáng tạo.

Bệnh học nhân tài (bảo vệ nhân tài, tránh đột tử, và các loại bệnh tật do lao động trí óc căng thẳng ở cường độ cao gây nên; tránh tai nạn, thương tích cho người tài).

Nghiên cứu tài năng dưới góc độ lịch sử là một cơ sở rất quan trọng. Các sự kiện lịch sử cho phép chúng ta nghiên cứu các quy trình hình thành và phát triển của một tài năng, điều kiện nào giúp cho tài năng phát triển, yếu tố nào ảnh hưởng lớn nhất đến sự trưởng thành của tài năng. Để nghiên cứu tài năng, một trong những công cụ được nhiều người sử dụng là tiểu sử tài năng. Thông qua tiểu sử, người ta hiểu hơn về gia đình, dòng họ, quy trình học tập, rèn luyện, thành tích, cống hiến của tài năng. Thông qua tiểu sử các tài năng cũng có thể nghiên cứu hoàn cảnh lịch sử ra đời tài năng, xuất hiện thiên tài. Lịch sử là một quy trình với biết bao sự kiện thăng trầm. Qua quy trình lịch sử người ta có thể nghiên cứu những thời kỳ nở rộ tài năng và những thời kỳ “Tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu” (Nguyễn Trãi).

Từ sự phân tích cơ sở sinh lý học, tâm lý học, giáo dục học, xã hội học tài năng giúp chúng ta nhận thức rằng: Năng khiếu, tài năng có cấu trúc phức hợp và bị chi phối bởi nhiều yếu tố, chúng tạo điều kiện cho nhau, ảnh huởng lẫn nhau không chỉ trong suốt cuộc đời một con người mà còn chi phối cả các thế hệ kế tiếp nhau. Do vậy, một đất nước muốn phát triển mạnh phải có chiến lược con người, chiến lược tài năng, chiến lược phát triển tài năng trẻ. Chiến lược phát triển tài năng phải dựa trên quy luật hình thành và phát triển tài năng. Trong chiến lược này phải giải quyết toàn diện, đồng bộ các chế độ chính sách dùng ở cả các khâu phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, trả công theo hiệu suất lao động của tài năng, tôn vinh tài năng theo hướng phát triển tài năng, trọng dụng tài năng; phải chăm lo việc hình thành, phát triển tài năng ở mọi bậc học, cấp học, ngành học và nhất là phải giải quyết đồng bộ cả phạm vi vĩ mô (quốc tế, quốc gia...) và phạm vi vi mô (gia đình, nhà trường, cơ quan, doanh nghiệp, làng xã…), để tạo điều kiện cho

những mầm mống năng khiếu, tài năng ở từng con người, từng gia đình, từng cộng đồng có cơ hội và điều kiện bộc lộ tài năng, thể hiện tài năng và phát triển tài năng.

Xây dựng trung tâm nghiên cứu quốc gia về tài năng và chính sách tài năng, trong đó đặc biệt chú ý tới tài năng trẻ. Trung tâm này có thể ra đời và thuộc sự quản lý của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Cùng với phát triển ngành tài năng học, cần đẩy mạnh nghiên cứu phát triển khoa học sáng tạo (sinh lý học sáng tạo, tâm lý học sáng tạo, giáo dục học sáng tạo…) và khoa học hệ thống, tạo nền tảng cho đổi mới tư duy ở Việt Nam, khắc phục các nhược điểm của tư duy người sản xuất nhỏ, xây dựng tư duy hệ thống; phát huy trí tuệ, năng lực sáng tạo của các tài năng, tạo điều kiện cho tài năng trẻ Việt Nam có những sáng tạo lớn, táo bạo, đạt hiệu quả cao. Tăng cường tổng kết thực tiễn và thực thi chính sách tài năng trẻ.

Xây dựng chuẩn quốc gia về tài năng, nhân tài, trong đó một bộ phận rất quan trọng là tài năng trẻ. Tăng cường hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học về tài năng; đào tạo bồi dưỡng tài năng trẻ.

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)