a) Chính sách thu hút, sử dụng tài năng trẻ thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu Luật Việt Nam.
Chúng ta có thể sử dụng từ khoá trong văn bản như “tài năng”, “tài năng trẻ”, “nhân tài”, “thiên tài” qua hệ thống cơ sở dữ liệu luật Việt Nam (phiên bản 3.0), bản quyền thuộc Trung tâm thông tin - thư viện và Nghiên cứu khoa học - văn phòng Quốc Hội để tìm kiếm các văn bản pháp luật liên quan đến các vấn đề thuộc chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ, có một số kết quả thu được rất đáng quan tâm, chú ý như : có 97/12.909 (0,75%) văn bản liên quan đến tài năng (trong đó có 06 văn bản có dùng đến khái niệm “tài năng trẻ” 6/12.909 (0,0465%) đề cập đến vấn đề phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và đãi ngộ người tài. Tuy nhiên, việc đề cập chủ yếu vẫn ở mức độ thiếu cụ thể, đang dừng lại ở quan điểm chung.
* Tại Điều 7 của Hiến pháp 1946 quy định: “Tất cả công dân Việt Nam
đều bình đẳng trước pháp luật, đều được tham gia công quyền và công việc kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mình”. Có thể nghiên cứu thêm
các hiến pháp trước đây (Hiến pháp 1946, 1959, 1980).
Hiến pháp 1946 đã khẳng định quyền bình đẳng của công dân Việt Nam trong việc tham gia công quyền và kiến quốc tuỳ theo tài năng và đức hạnh của mỗi người. Hiện nay, để tìm kiếm người có đức, có thực tài, trọng dụng người tài thì đất nước ta cần phát huy và học tập, tuần thủ Điều 7, hiến pháp 1946 để tiếp tục khẳng định vị thế của đất nước, con người Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH.
* Hiến pháp 1992, có 4 điều đề cập đến tài năng được thể hiện ở quan điểm chung nhất:
Điều 30: ... “phát huy mọi tài năng sáng tạo trong nhân dân”
Điều 32: ... “bảo trợ để phát triển các tài năng sáng tạo văn hoá, nghệ
thuật”
Điều 41: ... “bồi dưỡng các tài năng thể thao”
Điều 59: ... “học sinh có năng khiếu được nhà nước và xã hội tạo điều
kiện học tập để phát triển tài năng”
Tìm hiểu thêm Điều 35, có sử dụng từ khoá “nhân tài”, trong đó ghi rõ
“Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Các điều được quy định trên chủ yếu thuộc chương 3: Văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ.
* Bộ luật, luật:
Đề cập tới vấn đề tài năng, có 2 bộ luật, 5 luật trong đó những điểm quy định rất chung, rải rác ở các điều, không được cụ thể hoá. Tuy nhiên đáng chú ý nhất là Luật KH&CN, Luật giáo dục, Luật thanh niên…
* Bộ luật dân sự:
Điều 47: tại điểm 1 có quy định: “cá nhân có quyền tự do sáng tạo, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, có quyền sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác nhằm phát huy tài năng sáng tạo phù hợp với khả năng, sở trường của mình”.
* Bộ luật lao động:
Trong lời nói đầu cũng đã nêu rõ mục tiêu của Bộ luật lao động là nhằm bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hoà và ổn định, “góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động”, nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã
hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu qủa trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần CNH, HĐH đất nước vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. * Luật khoa học và công nghệ:
(số 21/2000/QH10) quy định nghĩa vụ của cá nhân hoạt động KH&CN tại Điều 18, điểm 1: “Đóng góp trí tuệ, tài năng của mình cho sự nghiệp phát
triển KH&CN, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh”.
Điều 6: Quy định trách nhiệm của Nhà nước đối với hoạt động KH&CN, tại điểm b “Đầu tư xây dựng và phát triển năng lực nội sinh, đào tạo nhân lưc, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài về KH&CN; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân đầu tư phát trển KH&CN; sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực KH&CN”.
Điều 7: Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân đối với hoạt động KH&CN, điểm 1 quy định “Mọi tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia phát triển sự nghiệp KH&CN, phổ biến kiến thức, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN , phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, ứng dụng các thành tựu KH&CN vào việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh”.
Điều 11: “Nhiệm vụ của các tổ chức nghiên cứu và phát triển”. Điều
15: “Quyền của các tổ chức KH&CN” đều có quy định về nhiệm vụ “đào tạo
nhân lực và bồi dưỡng nhân tài về KH&CN”.
Tại chương 4: Các biện pháp bảo đảm phát triển KH&CN, Điều 34: Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN, quy định:
“1. Hàng năm Nhà nước dành một khoản ngân sách để đào tạo, đào tạo lại nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về KH&CN ở trong nước và ở nước ngoài; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, những người có trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề”.
“2. Tổ chức, cá nhân được tạo điều kiện để tự đào tạo, tham gia vào việc đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học và công nghệ, hoặc cấp học bổng cho công dân Việt Nam đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở trong nước và ở nước ngoài theo quy định của Chính phủ”.
“1. Nhà nước trọng dụng nhân tài, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ sáng tạo và cống hiến; có những chính sách và biện pháp để thu hút nhân tài vào việc thực hiện các nhiệm vụ KH&CN ưu tiên trọng điểm của Nhà nước; có chính sách khuyến khích trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động khoa học và công nghệ; xây dựng các tập thể KH&CN mạnh, đạt trình độ khu vực và quốc tế, có chế độ đãi ngộ tương xứng với cống hiến và có chế độ ưu đãi đặc biệt với cá nhân có công trình KH&CN đặc biệt xuất sắc, có cống hiến lớn đối với đất nước”.
“2. Tổ chức cá nhân sử dụng nhân lực KH&CN có trách nhiệm bố trí, sử dụng đúng năng lực, sở trường và tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy khả năng chuyên môn vào việc thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ”.
“3. Nhà nước có chính sách thoả đáng về lương, điều kiện làm việc, chỗ ở đối với cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ”.
“4. Chính phủ, UBND các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách ưu đãi đối với cá nhân hoạt động KH&CN ở cơ sở, chú trọng các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”.
* Luật giáo dục 2005 (Số 38/2005/QH11 ngày 14/6/2005) Điều 9: Phát triển giáo dục:
“Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Điều 10: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân:
“Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng”.
Điều 62: Trường chuyên, trường năng khiếu:
“1. Trường chuyên được thành lập ở cấp trung học phổ thông dành cho những học sinh đạt kết quả xuất sắc trong học tập nhằm phát triển năng khiếu của các em về một số môn học trên cơ sở đảm bảo giáo dục phổ thông toàn
diện.
Trường năng khiếu nghệ thuật, thể dục, thể thao được thành lập nhằm phát triển tài năng của học sinh trong các lĩnh vực này”.
“2. Nhà nước ưu tiên bố trí giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị và ngân sách cho các trường chuyên, trường năng khiếu do Nhà nước thành lập, có chính sách ưu đãi đối với các trường năng khiếu do tổ chức, cá nhân thành lập”.
“3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan quyết định ban hành chương trình giáo dục, quy chế tổ chức cho trường chuyên, trường năng khiếu”.
“Mục 2: Chính sách đối với người học”.
Điều 89: Học bổng và trợ cấp xã hội:
“1. Nhà nước có chính sách cấp học bổng khuyến khích học tập cho học sinh đạt kết quả học tập xuất sắc ở trường chuyên, trường năng khiếu quy định tại điều 62 của luật này và người học có kết quả học tập, rèn luyện từ loại khá trở lên ở các cơ sở giáo dục, nghề nghiệp giáo dục đại học; cấp học bổng chính sách cho sinh viên hệ cử tuyển, học sinh trường dự bị đại học, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, khuyết tật”.
* Luật Thanh niên, bộ luật đầu tiên ở nước ta về thanh niên được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 29/11/2005 quy định:
Điều 26: Chính sách của Nhà nước đối với thanh niên có tài năng:
“1. Nhà nước có cơ chế, chính sách để phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng những thanh niên có năng khiếu, có thành tích xuất sắc trong học tâp, hoạt động KH&CN, lao động, sản xuất, kinh doanh, quản lý, an ninh, quốc phòng, văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao để trở thành những người tài năng”.
“2. Tôn vinh và tạo điều kiện cho thanh niên tài năng phát triển và làm việc để phát huy khả năng đóng góp cho đất nước”.
* Luật tổ chức chính phủ ngày 25/12/2001 (số 32/2001/QH10)
Điều 11: Quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục, thông tin, thể thao, du lịch, trong điểm 1: có đề cập tới
“khuyến khích phát triển các tài năng sáng tạo nghệ thuật” điểm 2: “quy định chính sách cụ thể về giáo dục để đảm bảo phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu; ưu tiên đầu tư, khuyến khích các nguồn lực, phát hiện, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài”. Trong điểm 4: “bồi dưỡng các tài năng thể thao”.
* Luật sĩ quan QĐND Việt Nam, tại Điều 30: đào tạo, bồi dưỡng đối với sĩ quan, điểm 1 có quy định: “Sĩ quan được Đảng và Nhà nước chăm lo, khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển tài năng”.
Các văn bản dưới luật:
* Trong 15 Nghị quyết của Quốc hội có đề cập đến tài năng, chủ yếu là nhấn mạnh, kêu gọi “phát huy tài năng và sức sáng tạo” để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết, một số Nghị quyết cũng đã có những chủ trương liên quan đến tài năng và tài năng trẻ.
Đáng chú ý và quan tâm là những chủ trương sau:
- “Nhà nước và xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện cho thanh niên phấn đấu nâng cao trình độ mọi mặt và không ngừng phát triển tài năng”
(Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ tập thể và vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc).
- “Xây dựng các trung tâm đào tạo chất lượng cao, bồi dưỡng tài năng
trẻ” (Nghị quyết về nhiệm vụ 1994)
- “Phát triển mạnh phong trào thể thao quần chúng, chăm lo đào tạo bồi dưỡng và xây dựng lực lượng vận động viên tài năng quốc gia, tập trung xây dựng các trung tâm thể thao trọng điểm”, (Nghị quyết về nhiệm vụ
1998);
- “Bộ Y tế và Tổng cục thể dục thể thao phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chỉ đạo tốt phong trào bảo vệ sức khoẻ, rèn luyện thể lực, phát triển tài năng trong thanh niên” (Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ tập thể và
vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc).
- “Bộ Văn hoá và các Hội văn học nghệ thuật phối hợp với Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh hướng dẫn sinh hoạt văn hoá, văn nghệ của thanh niên, quan tâm phát hiện và đào tạo, bồi dưỡng những tài năng trẻ” (Nghị quyết về phát
huy quyền làm chủ tập thể và vai trò xung kích của thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc); “Xây dựng chính sách khuyến khích tài
năng nghệ thuật về vật chất cũng như tinh thần”, “Cần cải tiến mạnh mẽ công tác tổ chức quản lý nghệ thuật, tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ sĩ phát huy tài năng”, “Cần tổ chức thường xuyên các hội diễn hàng năm để động viên sáng tác, biểu diễn, tuyển chọn nghệ sĩ có tài năng” (Nghị quyết về
công tác văn hoá thông tin trong thời gian trước mắt).
-“Cần thi hành những chủ trương, đảm bảo việc đoàn kết, giáo dục, sử dụng mọi khả năng của trí thức, đãi ngộ trí thức đúng với cống hiến và tài năng”(Nghị quyết về công tác văn hoá xã hội).
- “Trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch, các cơ quan có thẩm quyền cần đặc biệt chú ý tạo điều kiện thuận lợi nhằm sử dụng và phát huy tới mức cao lực lượng và tài năng của lao động nữ” (Nghị quyết về việc phát
huy vai trò và năng lực của phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN).
* Trong các pháp lệnh của UBTV Quốc hội có 5 pháp lệnh có đề cập đến tài năng, đáng chú ý là pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng nghệ sĩ, nhà giáo, thầy thuốc.
Trong Pháp lệnh về thể dục thể thao, có nhiều quy định nhấn mạnh vai trò Nhà nước trong phát triển tài năng thể thao.
Điều 22 quy định: “Nhà nước có chính sách và biện pháp phát triển thể
thao thành tích cao; xây dựng lực lượng thể thao chuyên nghiệp; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đào tạo và bồi dưỡng tài năng thể thao; tạo điều kiện cho vận động viên học tập, rèn luyện, nâng có trình độ chuyên môn, lập thành tích xuất sắc trong thi đấu thể thao”.
Điều 52: “1. Nhà nước đầu tư xây dựng các công trình thể dục thể thao
chủ yếu, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài thể thao, hỗ trợ phát triển thể dục, thể thao tại các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn”.
Trong hệ thống các trường, trung tâm huấn luyện thể thao, có quy định ở Điều 33, điểm đ: “Trường, trung tâm thể thao thanh thiếu niên được thành
lập để tổ chức, hướng dẫn, tập luyện thể thao cho thanh niên, phát hiện, bồi dưỡng tài năng thể thao trẻ”.
Pháp lệnh Quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước để tặng nghệ sĩ, nhà giáo, thầy thuốc, tại các Điều 2,3,4 có sử dụng khái niệm “tài năng nghệ thuật”, “tài năng xuất sắc”, “tài năng sư phạm xuất sắc”, “có tài năng, có nhiều thành tích xuất sắc”, “có tài năng sư phạm”. Như vậy, trong các quy
định này, khái niệm tài năng gắn liền với lĩnh vực mà tài năng bộc lộ, thể hiện ở thành tích và năng lực thực sự xuất sắc, gắn khái niệm tài năng với thành tích xuất sắc, công hiến tài năng cho sự nghiệp phát triển xã hội ngày một giàu đẹp, bền vững. Pháp lệnh đặt các danh hiệu vinh dự Nhà nước trao tặng: Anh hùng lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Điều 7 quy định: “Đơn vị anh hùng và người anh hùng phải thường xuyên chăm lo đạo đức cách mạng, phát triển tài năng, cần cù khiêm tốn, ra sức học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt và trình độ không ngừng”.
Pháp lệnh người cao tuổi, điều 24 quy định: “Người cao tuổi được
động viên phát huy tài năng, trí tuệ, phẩm chất tốt đẹp” để tham gia vào các