Kinh nghiệm của Trung Quốc:[11]

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 34)

Trung Quốc là một nước lớn, chiếm 1/6 dân số thế giới. Từ những năm 1970 trở về trước, Trung Quốc còn là một nước nông nghiệp lạc hậu, nhưng từ tháng 11 năm 1978 đến nay, nhờ có đường lối cải cách đúng đắn, với quan điểm “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài, kế sách trăm năm chấn hưng đất nước”, Trung Quốc đã có những buớc phát triển vượt bậc với tốc độ tăng trưởng khoảng 9%/năm liên tục trong gần 30 năm. Trung Quốc ngày nay không những là một trong những trung tâm lớn thu hút đầu tư trên thế giới mà còn là nguồn cung cấp đầu tư lớn cho thế giới. Về khoa học và công nghệ, Trung Quốc là nước thứ 3 trên thế giới phóng thành công tàu vũ trụ có người lái và đưa được người đi bộ ngoài không gian. Nhiều lĩnh vực KH&CN của Trung Quốc đang từng bước cạnh tranh với các nước tiên tiến. Bài học thành công của Trung Quốc là tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài. Tư tưởng này được thấm sâu trong toàn xã hội Trung Quốc, trở thành mục tiêu và phương châm hành động trong thế kỷ XXI.

Nhận thức rõ nhân tài ở nước ngoài là nguồn tài sản quý giá của đất nước cần phải được khai thác cao nhất, thực hiện chủ trương của Đảng về thu hút nhân tài, Chính phủ Trung Quốc đã đề ra nhiều chính sách động viên Hoa kiều, nhất là các nhà khoa học về nước công tác. Trung Quốc đưa ra chủ trương người đào tạo ở nước ngoài được ưu tiên bố trí công tác, đảm bảo các quyền lợi và trân trọng những ý kiến đóng góp của các nhà khoa học ở nước ngoài. Từ 1994, Trung Quốc thực hiện chương trình “100 tài năng” và đã thu hút được 100 nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới là các Hoa kiều về nước làm việc tại các viện hàn lâm khoa học. Kể từ năm 1998 vào tháng 12 hàng năm, tại thành phố Quảng Châu, Trung Quốc tổ chức ngày hội giao lưu nhân tài khoa học kỹ thuật, mỗi năm có vài nghìn nhân tài trong và ngoài nước, phần lớn là các thạc sĩ, tiến sĩ, tham gia qua đó Trung Quốc quảng bá về những chính sách và tiềm năng của nước nhà nhằm thu hút nhân tài về đóng góp tài năng cho Tổ quốc. Tháng 8/2001, Bộ Giáo dục, Bộ Khoa hoc kỹ thuật, Bộ Nhân sự, Bộ Tài chính của Trung Quốc phối hợp công bố những ý kiến và khuyến khích lưu học sinh ở nước ngoài về phục vụ đất nước với những hình thức khác nhau, như: khuyến khích thành lập xí nghiệp khoa học công nghệ cao ở trong nước hoặc thành lập một cơ cấu môi giới trung gian. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa ra chính sách khuyến khích lưu học sinh ở nước ngoài về phục vụ đất nước với nhiều hình thức khác nhau như vậy.

Trung Quốc chú trọng chính sách trọng dụng trí thức, trọng dụng nhân tài, đặc biệt là chính sách thu hút các nhà khoa học có trình độ cao đang học tập, công tác ở nước ngoài về phục vụ Tổ quốc. Khuyến khích những lưu học sinh về nước công tác hoặc cống hiến trí thức bằng phương thức khác nhau, tạo sức hút các trí thức ở nước ngoài trở về phục vụ đất nước thông qua nhiều hình thức như hợp tác dự án, kiêm chức dạy học, khảo sát, làm cố vấn nghiệp vụ để phục vụ đất nước. Thông qua việc tăng cường và cải tiến khu vườn sáng nghiệp của những lưu học sinh, tạo không gian phát triển cho những nhà khoa học về nước công tác.

biệt là viện hàn lâm khoa học Trung Quốc theo phương châm: “Dùng tốt người hiện có, ổn định và coi trọng người tài, coi trọng đào tạo lớp kế cận, đào tạo nhân sự cho tương lai”. Trọng tâm của chính sách thu hút, sử dụng trí thức KH&CN tài năng là việc thực hiện các giải pháp của chương trình 100 nhân tài mỗi năm.

Trung Quốc đưa ra một số điều kiện ưu đãi để thu hút nhân tài, như : sắp xếp chức vụ hợp lý, kinh phí nghiên cứu hấp dẫn, điều kiện nghiên cứu tốt, đãi ngộ vật chất thoả đáng... tất cả đều nhằm mục đích thu hút nhiều nhân tài cao cấp hải ngoại về nước. Trung Quốc đưa ra phương châm mình là chính, thu hút theo nhu cầu, nhấn mạnh trọng điểm, chú trọng hiệu quả thực tế, tích cực thu hút nhân tài trí thức nước ngoài. Khuyến khích thu hút chuyên gia Hoa kiều phục vụ xây dựng hiện đại hoá đất nước. Xây dựng và hoàn thiện thị trường nhân tài quốc tế, phát triển tổ chức môi giới thu hút nhân tài nước ngoài, bảo vệ quyền hợp pháp của nhân tài nước ngoài được mời vào đơn vị sử dụng.

Nhờ những chính sách ưu đãi đối với nhân tài mà Trung Quốc đã thu hút được nhiều nhân tài cao cấp, nhất là các chuyên gia có trình độ hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ hàng không vụ trụ, các chuyên gia cao cấp về tiền tệ, pháp luật, thương mại quốc tế và quản lý khoa học kỹ thuật về nước làm việc.

Những thành tựu to lớn mà Trung Quốc đã đạt được gần 30 năm qua cho thấy, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc cùng với những chính sách thông thoáng và đầy sáng tạo, Trung Quốc đã rất thành công trong việc phối hợp giữa các nhà khoa học, các nhà quản lý và các doanh nhân tài năng trong nước và ngoài nước; sự kết hợp hữu cơ giữa các cơ sở đào tạo, các viện nghiên cứu và các cơ sở sản xuất kinh doanh mà Trung Quốc tạo ra những bước bứt phá ngoạn mục trong nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội, KH&CN hiện đại. Dự báo trong tương lai không xa, Trung Quốc sẽ trở thành một trong những cường quốc hàng đầu thế giới.

Trung Quốc rất chú trọng việc sử dụng nhân tài, nhất là khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa do nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Ông đã khẳng định: “Mấu chốt thành bại của công việc là có phát hiện và sử dụng được nhân tài không”[12 tr 102]. Tiếp thu ý kiến của Đặng Tiểu Bình, Chính phủ Trung Quốc đã nghiên cứu và đề ra những chính sách cụ thể về sử dụng nhân tài bằng cách xây dựng chế độ quản lý, phân loại tiền lương tuỳ theo đặc điểm của lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội khác nhau.

Trong nghiên cứu khoa học, Trung Quốc coi trọng thực thi các dự án công trình, coi việc bồi dưỡng nhân tài trẻ là một nhiệm vụ quan trọng, coi sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng là tài nguyên vô cùng quý báu của đất nước. Trong những năm cuối thế kỷ XX đến nay, các cấp uỷ Đảng và chính quyền ở Trung Quốc rất coi trọng nhân tài, kiên trì lấy nhu cầu nhân tài làm định hướng, xây dựng và hoàn thiện cơ chế công tác tạo việc làm, sử dụng tốt sinh viên tốt nghiệp để nắm chắc, xây dựng đội ngũ nhân tài trẻ, bồi dưỡng đào tạo hàng loạt nhân tài trẻ có tố chất tốt và dám sáng tạo.

Trung Quốc đẩy mạnh việc cải cách chế độ quản lý nhân tài kỹ thuật chuyên nghiệp, xã hội hoá công tác đánh giá các loại nhân tài, hoàn thiện chế độ mời nhận chức vụ chuyên môn kỹ thuật, chú ý phát huy tác dụng của đoàn thể quần chúng vào các hoạt động khoa học kỹ thuật, chú trọng xây dựng đội ngũ nhân tài kỹ thuật chuyên nghiệp.

Trung Quốc đẩy mạnh cuộc vận động và có chính sách ưu đãi khuyến khích nhân tài đến công tác tại những nơi khó khăn, tăng cường phát triển nhân tài là người dân tộc thiểu số. Khuyến khích luân chuyển nhân tài giữa cơ quan Đảng, Chính quyền, thúc đẩy nhân tài khoa học kỹ thuật vào tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội.

Trung Quốc hoàn thiện hệ thống thị trường nhân tài, phát triển thị trường nhân tài. Đẩy nhanh việc xây dựng mạng lưới thông tin cung cầu nhân tài và kho dữ liệu nhân tài cao cấp, nâng cao trình độ thông tin hoá của thị trường nhân tài, hình thành hệ thống thị trường nhân tài với cơ chế kiện toàn, quy phạm vận hành, phục vụ chu đáo, chỉ đạo giám sát mạnh mẽ. Nâng cao

trình độ phục vụ xã hội của thị trường nhân tài, phát triển cơ quan môi giới nhân tài và đại lý nhân sự, xây dựng chế độ trọng tài nhân sự tranh luận, thúc đẩy đơn vị dùng người và hai chủ thể thị trường nhân tài vào vị trí, thiết thực đảm bảo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ thể cung cầu thị trường nhân tài.

Nguyên tắc sử dụng nhân tài của Trung Quốc là tín nhiệm đầy đủ, rộng tay sử dụng, nắm chắc việc nghiên cứu định ra những biện pháp cụ thể lựa chọn những lưu học sinh ưu tú về nước đảm nhận chức vụ lãnh đạo, phù hợp với điều kiện vào cương vị lãnh đạo các cấp, trường hợp đặc biệt ưu tú thì có thể phá khung bổ nhiệm. Những người có tố chất đức tài tốt, có tiềm lực phát triển đưa vào danh sách cán bộ dự bị, tiến hành bồi dưỡng trọng điểm.

Trung Quốc khẳng định đưa đội ngũ nhân tài lên vị trí quan trọng hàng đầu của đất nước, đầu tư phát triển nhân tài là đầu tư có lợi nhất, lấy tăng cường xây dựng chính trị, vũ trang lý luận, rèn luyện thực tiễn và xây dựng năng lực cầm quyền của nhân tài làm hạt nhân. Lấy nâng cao năng lực sáng tạo và phát huy tinh thần khoa học làm đòn bẩy phát triển, đẩy mạnh bồi dưỡng đào tạo một loạt chuyên gia cao cấp có trình độ hàng đầu thế giới.

Nhờ những chính sách thu hút nhân tài của Trung Quốc mà việc thực hiện chương trình trẻ hoá đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ KH&CN trong 10 năm qua ở Trung Quốc rất thành công.

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)