Phân loại chính sách tài năng trẻ:

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 74)

III Tổng hợp, hội thảo, hoàn chỉnh đề án và ban hành văn bản thực hiện

1 Tổng hợp các đề án chi tiết và hội thảo khoa học

2.2.2- Phân loại chính sách tài năng trẻ:

a) Phân theo thẩm quyền cơ quan ban hành chính sách :

Các chính sách tài năng trẻ của chính quyền Trung ương thể hiện rõ ở các Văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội như: Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ Ban Thường vụ Quốc hội; Nghị định, nghị quyết của Chính phủ; Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, thông tư bộ, liên tịch. Các chính sách tài năng trẻ của cấp địa phương thể hiện ở Nghị quyết của HĐND, Quyết định, chỉ thị của UBND, Nghị quyết, kế hoạch, chương trình của Nhà nước; doanh nghiệp, đơn vị cơ sở. Ví dụ: Đại học quốc gia Hà Nội có lớp cử nhân khoa học tài năng, có khối trung học phổ thông chuyên; Đại học sư phạm I Hà Nội có lớp cử nhân khoa học tài năng, khối phổ thông chuyên, Đai học bách khoa Hà Nội có khoa kỹ sư tài năng…

b) Các chính sách đối với từng loại tài năng:

Tài năng KH&CN, tài năng tổ chức quản lý, tài năng sản xuất kinh doanh, tài năng trong học tập và rèn luyện, tài năng trong văn học nghệ thuật, tài năng thể thao, tài năng quốc phòng và an ninh, tài năng trong các ngành nghề truyền thống, tài năng trong các dân tộc thiểu số, tài năng trẻ nữ, thanh niên tài năng, thiếu niên tài năng, nhi đồng tài năng.

c) Phân loại chính sách theo các khâu :

Chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, thu hút, sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh nhân tài.

Có ý kiến cho rằng: Việc phát hiện, phát huy tài năng trẻ có nhiều bước nối tiếp nhau như: phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo, thu hút, đãi ngộ, tôn vinh, bảo vệ và phát triển tài năng. Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng có 7 bước tất cả và ở mỗi bước cần có chính sách, chiến lược cụ thể, phù hợp và lâu dài. Tác giả của luận văn cho rằng, theo tính chất của các bước có thể gom

lại thành 3 nhóm chính sách tài năng trẻ như sau: Chính sách phát hiện, tuyển chọn tài năng; Chính sách đào tạo, bồi dưỡng tài năng; Chính sách thu hút và sử dụng tài năng (đãi ngộ, tôn vinh, phát triển nằm trong chính sách thu hút và sử dụng).

d) Phân loại theo mức độ tác động của chính sách tài năng trẻ:

- Chính sách: tác động trực tiếp tới tài năng trẻ như chính sách tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng học sinh, sinh viên có năng khiếu, tài năng; chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ; chính sách đãi ngộ, khen thưởng và tôn vinh tài năng trẻ … Ngoài ra còn có một số chính sách hỗ trợ tạo điều kiện làm việc cho tài năng trẻ như: chính sách nhà ở, cải thiện đời sống làm việc, tập luyện, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội …

Các chính sách tác động trực tiếp tới tài năng trẻ còn có: chính sách lập quỹ hỗ trợ tài năng trẻ; quỹ phát triển KH&CN; quỹ đầu tư mạo hiểm và các chính sách tài chính khác.

- Các chính sách tác động gián tiếp tới tài năng trẻ như: chính sách đối với hệ thống trường, lớp chuyên môn đào tạo nhân tài; chính sách đối với những gia đình thuộc diện chính sách ưu tiên chính sách với giáo viên, cán bộ quản lý và chuyên môn giỏi …

Như vậy, qua việc phân loại chính sách tài năng trẻ đã phần nào cho chúng ta thấy được bước tiến mới trong việc thực hiện chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ của Nhà nước ta. Điều này rất quan trọng và cần thiết hơn lúc nào hết để đưa nước nhà vững bước trên con đường CNH, HĐH. Đồng nghĩa với việc xu hướng trí thức hoá nguồn nhân lực tăng lên và là nhân tài của đất nước, là đội quân tiên phong, xung kích trong công cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật, công nghệ và quản lý; có khả năng tiếp thu và làm chủ, thích nghi với công nghệ nhập từ nước ngoài, kể cả công nghệ cao phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập, hướng tới xây dựng một nền “kinh tế trí thức” và một “xã hội trí thức” ở nước ta.

Một phần của tài liệu Chính sách thu hút và sử dụng tài năng trẻ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)