Nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn
khác nhau như: Vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, lợi nhuận để
lại… song cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động- nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một Ngân
hàng. Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình
đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đạt được hiệu quả cao luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín Quảng Trị. Trong
nhiều năm qua, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một hệ quả tất
yếu đó là có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hầu khắp các ngành nghề kinh doanh
cũng như giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Hoạt động ngân hàng cũng không
nằm ngoài ảnh hưởng của quy luật này, đặc biệt khi nó kinh doanh một đối tượng khác với mọi ngành nghề kinh tế là tiền tệ. Trong những năm qua,
Sacombank Quảng Trị đã luôn chú trọng trong việc hoạch định chiến lược khách
Bảng 2.1: Cơ cấu huy động vốn tại chi nhánh
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Số tiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng trưởng (%) Số tiền Tăng trưởng (%) Tổng nguồn vốn huy động 380.507 6,00% 559.055 46,92% 808.832 44,68% 1. Phân theo khách hàng 380.507 6,00% 559.055 46,92% 808.832 44,68%
1.1. TG của dân cư 254.940 21,00% 346.614 35,96% 517.652 49,35% 1.2. TG của các tổ chức kinh tế 125.567 10,40% 212.441 69,18% 291.180 37,06% 2. Phân theo kì hạn 380.507 6,00% 559.055 46,92% 808.832 44,68% 2.1. Không kì hạn đến 12 tháng 292.826 14,50% 469.918 60,48% 700.004 48,96% 2.2. Từ 12 tháng trở lên 87.681 2,00% 89.137 1,66% 108.828 22,09%
3. Phân theo loại
tiền gửi 380.507 6,00% 559.055 46,92% 808.832 44,68%
3.1. Đồng Việt Nam 259.168 8,00% 322.229 24,33% 459.300 42,54% 3.2. Ngoại tệ( quy
đổi VNĐ) 121.339 2,00% 236.826 95,18% 349.532 47,59% 4. Phân theo hình thức huy động 380.507 6,00% 559.055 46,92% 808.832 44,68% 4.1. Tiền gửi tiết kiệm 289.185 12,00% 476.275 64,70% 712.345 49,57% 4.2. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 91.322 5,32% 82.780 -9,35% 96.487 16,56%
(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2008-2009-2010)
Tổng nguồn vốn tăng trưởng mạnh và liên tục, cuối năm 2008 tổng vốn chỉ
là 308.507 triệu đồng, sang năm 2009 tăng 46,92% lên 559.055 triệu đồng, kết thúc năm 2010 số vốn huy động được của Chi nhánh đã tăng đạt 808.832 triệu
đồng. Trong đó, lượng vốn huy động được từ khách hàng là dân cư chiếm đa số, thông thường trên 60% và với mục đích gửi tiết kiệm. Trong khi chỉ tiêu đó từ
các tổ chức kinh tế chỉ chiếm xấp xỉ 40%.
Tại chi nhánh, phần lớn khách hàng gửi tiền không kì hạn hoặc kì hạn dưới
12 tháng thay vì gửi tiền với kì hạn trên 1 năm. Từ bảng số liệu trên có thể thấy, lượng vốn ngắn hạn tăng mạnh qua 3 năm, năm 2009 tăng 60,48% so với năm 2008, và năm 2010 lại tăng 48,96% so với năm 2009. Trong khi vốn trung dài hạn chỉ tăng nhẹ và duy trì với tỉ trọng thấp hơn vốn ngắn hạn. Đồng Việt Nam
vẫn là loại tiền được sử dụng chủ đạo với mục đích huy động vốn tại chi nhánh. Tuy nhiên vào năm 2009, lượng ngoại tệ huy động được tăng rất mạnh (95,18%
so với năm 2008).
Đông Hà là trung tâm kinh tế của Quảng Trị nên là địa bàn tập trung của
nhiều doanh nghiệp với các ngành nghề kinh doanh vô cùng đa dạng và nhu cầu
về vốn là rất lớn. Vì vậy, Sacombank Quảng Trị luôn chú trọng mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh để thu hút vốn nội tệ đáp ứng được nhu cầu tín dụng đa
dạng của các doanh nghiệp; đồng thời khai thác ngoại tệ để thỏa mãn nhu cầu
thanh toán với nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh phát huy vai trò của chi
nhánh trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là qua khả năng thanh toán kịp thời.
So với những ngày mới thành lập, nguồn vốn của chi nhánh đã tăng lên nhiều
lần.
So với mức tăng trưởng vốn của năm 2008, hoạt động huy động vốn trong năm 2009, 2010 của Sacombank đã có những bước phát triển cả về quy mô và loại hình, hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao, đặc biệt trong điều kiện
kinh tế chung của toàn cầu có những biến động rất lớn đối với những tổ chức tín
dụng cả trong và ngoài nước.
Sự thành công trong việc huy động vốn này bên cạnh việc đa dạng hóa sản
chế tài chính trong và ngoài nước nhằm tiếp cận nguồn vốn mới, tăng lượng vốn huy động cho ngân hàng. Ngoài ra Ngân hàng đã có những cố gắng không nhỏ
trong từng bước thay đổi phong cách giao dịch với khách hàng, đồng thời vận
dụng lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với cơ chế thị trường. Nhờ vậy nguồn
vốn tiền gửi dân cư tăng trưởng nhanh, từ đó tạo thể chủ động cân đối nguồn vốn vào đầu tư tín dụng, nhất là đầu tư trung và dài hạn.