Đối với Ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín cn quảng trị (Trang 26)

Hiệu quả tín dụng trung dài hạn tốt làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ

dụng và thu hút được nhiều khách hàng bởi các hình thức của sản phẩm, dịch vụ

tạo ra một hình ảnh về biểu tượng và uy tín của Ngân hàng và sự trung thành của

khách hàng.

Hiệu quả tín dụng trung dài hạn tốt làm tăng khả năng sinh lời của sản

phẩm, dịch vụ Ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi

phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn vay đã cho vay. Mặt

khác nó còn đảm bảo khả năng thanh toán và lợi nhuận của Ngân hàng, tạo thế

mạnh cho Ngân hàng trong cạnh tranh, tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của

Ngân hàng vì chất lượng tín dụng tốt tạo cho Ngân hàng có nhiều khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận để bổ sung vốn đầu tư. Bên cạnh đó, hiệu

quả tín dụng tốt giúp cho Ngân hàng củng cố các mối quan hệ xã hội bằng

những điều kiện tốt nhất.

Có thể nói, với những ưu thế trên việc củng cố và tăng cường hiệu quảtín

dụng trung dài hạn của các NHTM là sự cần thiết khách quan vì sự tồn tại và phát triển lâu dài của các NHTM.

1.3.4.2. Đối với khách hàng:

Được đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu cầu vay vốn với thời gian và lãi suất

hợp lí sẽ giúp DN thay đổi cơ chế mới, mở rộng hoạt động sản xuất, làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận của DN.

1.3.4.3. Đối với nền kinh tế:

Xét trên phương diện toàn nền kinh tế, hoạt động tín dụng trung dài hạn của

các Ngân hàng sẽ tác động tốt tới một số lĩnh vực kinh tế chính trị xã hội. Phát

triển cho vay tín dụng trung dài hạn sẽ giảm bớt đáng kể các khoản bao cấp từ Ngân sách cho đầu tư sản xuất kinh doanh. Tín dụng Ngân hàng còn góp phần đẩy mạnh quá trình tích tụ và tập trung lớn của nền kinh tế. Không những thế

hiệu quả tín dụng góp phần kìm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh

tế, tăng uy tín quốc gia. Ngoài ra tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng còn góp phần giải quyết nạn thất nghiệp và hạn chế các tệ nạn xã hội khác.

Tóm tắt chương I

Trong chương này em xin trình bày về:

-Khái niệm, chức năng, các nghiệp vụ của Ngân hàng thương mại

-Khái niệm, phân loại tín dụng Ngân hàng

-Khái niệm, đặc trưng, mục đích, phân loại, vai trò, quy trình cho vay của

tín dụng trung dài hạn

-Khái niệm, các nhân tố ảnh hưởng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn.

Mục tiêu của chương I: là đưa ra cái nhìn cơ bản nhất về Ngân hàng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thương mại, tín dụng Ngân hàng, tín dụng trung dài hạn và hiệu quả hoạt động

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN

HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín CN QTrị

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng

NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập căn cứ

giấy phép thành lập số 005/GP-UB do UBND thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 03/01/1992 và giấy phép hoạt động 006/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt

Nam cấp ngày 05/12/1991 trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng phát triển Kinh tế

Gò Vấp và hợp nhất 3 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình - Thành Công - Lữ Gia.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín khai trương hoạt động vào ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ chỉ 3 tỷ đồng. Ngân hàng ra đời trong thời kỳ cực

kì khó khăn về tình hình kinh tế và pháp luật bấy giờ, trải qua nhiều thăng trầm

và nhiều khó khăn Sacombank đã trở thành một trong những ngân hàng có uy

tín, làm ăn có hiệu quả nhất tại TP.HCM cũng như trong cả nước. Hiện nay,

Sacombank đã có sự tham gia góp vốn của 3 cổ đông nước ngoài: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ đầu tư

Dragon Financial Holdings (Anh Quốc), Ngân hàng ANZ(NH liên doanh của Úc

và New Zealand). Ngoài 3 cổ đông nước ngoài nói trên và các cổ đông là các

nhà kinh doanh trong nước, Sacombank là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần có

số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam.

Với sứ mệnh tối đa hóa giá trị cho khách hàng, nhà đầu tư và đội ngũ nhân viên, đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng,

Sacombank – chi nhánh Quảng trị chính thức đi vào hoạt động vào 10/04/2006,

được chuyển đổi từ phòng giao dịch Đông Hà chi nhánh cấp 2 Quảng Trị, trụ sở đặt tại 43 Trần Hưng Đạo, thị xã Đông Hà với 5 phòng giao dịch đặt tại các

 Phòng giao dịch Vĩnh Linh

 Phòng giao dịch Triệu Hải

 Phòng giao dịch Đông Hà  Phòng giao dịch Hướng Hóa

 Phòng giao dịch Lao Bảo

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng

Tổ chức tiếp nhận việc nhận vốn, huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế dưới mọi hình thức: Nhận tiền gửi có kì hạn, không

kì hạn, phát hành trái phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi…

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với mọi thành phần kinh tế, cho vay (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tài trợ xuất nhập khẩu, hùn vốn liên doanh, liên kết, hợp tác đồng tài trợ.

Bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh công trình, ứng trước,

thanh toán, tái cấp vốn trong và ngoài nước.

Kinh doanh ngoại hối, thanh toán trực tiếp qua mạng trong nước và quốc

tế(SWIFT), thanh toán L/C hàng xuất, nhập khẩu, chi trả kiều hối và các dịch vụ

Ngân hàng khác.

Chấp hành chế độ kho quỹ, đảm bảo an toàn tiền mặt, vàng bạc kim khí quý, đá quý, chứng từ có giá trị, ấn chỉ quan trọng.

Làm Ngân hàng đại lý, Ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển( ủy thác) từ

nguồn vốn của chính phủ, các tổ chức tài chính, tiền tệ, các tổ chức xã hội toàn thể, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng.

Đại diện cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín những vấn đề liên

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH PHÒNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG PHÒNG HỖ TRỢ KINH DOANH BỘ PHẬN QUẢN LÝ TÍN DỤNG BỘ PHÂN QUỸ BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN THANH TOÁN QUỐC TẾ BỘ PHẬN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG BỘ PHẬN TIẾP THỊ BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH PHÒNG GIAO DỊCH PHÒNG HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ TOÁN VÀ QUỸ PHÓ GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

Tại Ngân hàng Sacombank CN Quảng Trị, Giám đốc là người chịu trách

nhiệm cao nhất mọi hoạt động của chi nhánh. Trong công tác chuyên môn Giám

đốc đã phân công cụ thể chức năng quyền hạn cho Phó giám đốc, mỗi Phó giám đốc được giao nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực như: tín dụng, thanh toán

quốc tế, ngân quỹ.

Quan điểm, thái độ lãnh đạo của Sacombank được thể hiện qua hàng loạt

các quy chế về tín dụng, quy chế về ngân quỹ, quy chế về hạch toán kế toán. Đây

thực chất là những thủ tục kiểm soát và chính sách của Sacombank, tạo môi trường thuận lợi cho các chi nhánh và cá nhân nhận thức đúng đắn và chấp hành nghiêm túc những hướng dẫn, quy định, công văn. Mặt khác điều này cho thấy

sự quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo Ngân hàng về tình hình tài chính trong lĩnh vực hoạt động của mình.

2.1.4.1. Phòng dịch vụ khách hàng

 Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển khách hàng( cả doanh nghiệp

và cá nhân), bán sản phẩm và dịch vụ bao gồm: xây dựng, triển khai kế hoạch

bán sản phẩm đối với khách hàng, tư vấn, giải đáp cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

 Công tác tín dụng: thực hiện theo quy trình cấp tín dụng bao gồm tiếp xúc khách hàng, phân tích thông tin liên quan đến thẩm định, cấp tín dụng, thực

hiện giải ngân, kiểm tra đôn đốc việc trả nợ của khách hàng.

 Phân loại rủi ro, rà soát lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp

phòng ngừa, xử lí rủi ro.

 Thực hiện các giao dịch với khách hàng thông qua sự hỗ trợ của phòng Hỗ trợ kinh doanh tại quầy giao dịch.

2.1.4.2. Phòng hỗ trợ kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Là phòng trực tiếp hỗ trợ cho phòng Dịch vụ khách hàng. Phòng bao gồm: Bộ

 Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và các quy trình/ quy định của Sacombank. Bao

gồm: mở tài khoản tiền gửi và xử lí giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách

hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán , chuyển đổi , mua sắm,

mua bán vàng bạc ngoại tệ, phát hành thẻ, chuyển tiền trong nước theo hạn mức được giao, đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi, số dư tiền vay, thực hiện giải ngân

vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt.

 Thực hiện tác nghiệp trực tiếp các giao dịch tài trợ thương mại cho

khách hàng( thông qua ủy quyền của phòng Dịch vụ khách hàng). Phối hợp với

các phòng ban khác để tiếp thị, tiếp cận khách hàng, giới thiệu và bán các sản

phẩm về tài trợ thương mại. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại, tư vấn cho

khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế.

2.1.4.3 Phòng kế toán và quỹ

 Đề xuất tham mưu việc cho Giám đốc về công tác tài chính, thực hiện

công tác hạch toán, quản lí giám sát, xây dựng chế độ tài chính. Đảm bảo công

tác hậu kiểm, kiểm soát, lưu trữ bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định. Chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính, là đầu mối quản lí số liệu kế

toán cung cấp thông tin hoạt động của chi nhánh.

 Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lí kho và xuất nhập quỹ: quản lí

kho tiền và quỹ nghiệp vụ( tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố chứng từ có

giá, vàng bạc, đá quý) của khách hàng và của Ngân hàng; Quản lí quỹ(

thu/chi),(xuất/nhập); phối hợp chặt chẽ với phòng Dịch vụ khách hàng và phòng hỗ trợ kinh doanh thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ

2.1.4.4. Phòng hành chính

 Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn quy trình nghiệp

vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lí nhân sự và phát triển nguồn nhân lực

của Nhà nước và của Sacombank đến toàn bộ nhân viên trong chi nhánh.

 Thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lí, lưu trữ hồ sơ, tài

liệu, sách báo, công văn đi- đến theo đúng quy định, quy chế bảo mật. Kiểm tra,

giám sát các hoạt động liên quan trong chi nhánh.

2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín trong ba năm gần đây ( 2008, 2009, 2010) trong ba năm gần đây ( 2008, 2009, 2010)

2.2.1. Đánh giá về tình hình kinh tế Việt Nam trong 3 năm vừa qua

Sau hơn 3 năm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới ( WTO), tình hình kinh tế Việt Nam đã có nhiều hướng chuyển biến đáng kể. Việt Nam đã tận dụng được nhiều cơ hội, tận dụng được nhiều hiệu ứng tốt do WTO mang lại, thể hiện qua tăng trưởng của đầu tư và xuất nhập khẩu, cũng như vị thế trên trường quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tế ngày càng được nâng cao. Sự ổn định về các mặt kinh tế- xã hội trong giai đoạn 2007 – 2009 là yếu tố quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam đạt được

những thành tựu phát triển trong thời gian qua. Mặc dù mức tăng trưởng đó có

sự giảm sút do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính, ngân hàng toàn cầu, nhưng vẫn duy trì được chuỗi tăng trưởng kinh tế ở mức cao liên tục

của giai đoạn trước. Ba năm 2007, 2008, 2009 nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng lần lượt là 8,46%, 6,18%, 5,2%. Mức tăng trưởng này được các tổ chức

quốc tế đánh giá là ở mức cao, là thành tựu hết sức to lớn nếu xét trong điều kiện khó khăn của kinh tế thế giới thời gian qua. Tăng trưởng kinh tế được duy trì, nhờ đó thu nhập bình quân đầu người đã được cải thiện đáng kể. Ba năm sau khi

gia nhập WTO, GDP bình quân đầu người đạt tương ứng là 835USD, 1034 USD

và 1109USD. Năm 2010 là một năm đáng nhớ đối với nền kinh tế Việt nam, đan

xen giữa những thành công trong điều kiện khó khăn là những vấn đề bộc lộ đòi hỏi phải giải quyết. Trong bối cảnh khó khăn của kinh tế toàn cầu, dù nội lực nền

kinh tế còn chưa mạnh, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%, cao hơn chỉ

tiêu kế hoạch đề ra (6,5%). Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010, con số này

ước tăng 14% so năm trước và cao hơn kế hoạch năm (12%). Giá trị sản xuất

toàn ngành nông, lâm, thủy sản cả năm 2010 ước tăng 4,69% so năm trước, trong đó nông nghiệp tăng 4,24%, lâm nghiệp tăng 4,6%, thủy sản tăng 6,05%.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính chung cả năm 2010 ước đạt hơn 1.561,6 nghìn tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2009. Thu ngân sách Nhà nước tính từ đầu năm đến ngày 15/12 ước đạt 504,4 nghìn tỷ đồng,

bằng 109,3% dự toán năm. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2010 ước đạt 830,3 nghìn tỷ đồng, tăng 17,1% so năm 2009. Vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước ước

thực hiện cả năm 2010 đạt 141,6 nghìn tỷ đồng, bằng 110,4% kế hoạch năm.

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2010 thực hiện đạt 11 tỷ USD, tăng 10% so năm 2009. Tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 12 ước đạt 7,1 tỷ USD, cả năm 2010 ước đạt hơn 71,6 tỷ USD, tăng 25,5% so năm 2009 và gấp hơn bốn

lần so chỉ tiêu kế hoạch đã được Quốc hội thông qua (hơn 6%). Giá cả nhiều mặt

hàng xuất khẩu được cải thiện góp phần tăng trưởng xuất khẩu cả năm.

2.2.2. Ảnh hưởng của tình hình kinh tế lên hoạt động Ngân hàng

Năm 2009, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động

tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng dưới

sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực cố gắng của toàn Ngành, hoạt động ngân hàng năm 2009 đã đạt được những kết quả đáng khả quan, cụ thể là:

Điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp với mục tiêu quản lý, điều hành của

Chính phủ; Hành lang pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng tiếp tục được

hoàn thiện; Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao; Hệ thống các TCTD hoạt động an toàn và tiếp tục phát triển;

Thanh toán không dùng tiền mặt, công nghệ và dịch vụ ngân hàng được mở

rộng. Các TCTD nhìn chung đã có nhiều cố gắng trong việc chấp hành các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, nhất là trong việc thực hiện cơ chế cho

vay hỗ trợ lãi suất; chủ động khắc phục khó khăn, góp phần thực hiện có hiệu

quả mục tiêu chung của toàn Ngành. Đặc biệt, các ngân hàng thương mại nhà

nước tiếp tục thể hiện được vai trò chủ đạo, tích cực và tiên phong trong việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín cn quảng trị (Trang 26)