0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Đối tượng cho vay trung dài hạn

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CN QUẢNG TRỊ (Trang 46 -46 )

2.3.2.1. Cho vay đồng ngoại tệ:

-Thanh toán tiền nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất, công

nghệ, bằng phát minh sáng chế có hiệu quả kinh tế, phụ tùng thay thế và các chi phí, dịch vụ cấu thành giá nhập khẩu.

-Cho vay bắt buộc để thanh toán trả nợ nước ngoài do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín bảo lãnh.

-Cho vay các đối tượng khác không trái với quy định về quản lí ngoại hối

của Nhà nước và được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

2.3.2.2. Cho vay đồng Việt Nam:

-Mua sắm máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, đổi mới công nghệ, hoặc

cho vay bắt buộc để thanh toán bảo lãnh do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

tín bảo lãnh.

-Cho vay xây dựng cơ bản và các chi phí cấu thành tổng dự toán công trình do cấp có thẩm quyền duyệt theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng hiện hành bao gồm cả dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Cho vay tiêu dùng.

-Mua ngoại tệ theo quy định về quản lý ngoại hối của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hiện hành để thanh toán tiền nhập khẩu máy móc thiết bị, công nghệ, bằng phát minh sáng chế, phụ tùng thay thế và các chi phí, dịch vụ cấu

thành giá nhập khẩu hoặc để thanh toán bảo lãnh bằng ngoại tệ do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín bảo lãnh.

-Trả tiền vay trong kì hạn thi công, chưa bàn giao và đưa tài sản cố định

vào sử dụng để đầu tư tài sản cố định mà khoản lãi trả được tính trong giá trị tài sản cố định đó.

2.3.3. Lãi suất cho vay

-Mức lãi suất cho vay do Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín nơi cho

vay và khách hàng thỏa thuận phù hợp với quy định của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín.

- Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn giao cho giám đốc Sở

giao dịch, chi nhánh cấp 1 ấn định nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay

áp dụng trong thời hạn cho vay đã được kí kết hoặc điều chỉnh trong hợp đồng

tín dụng, theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hướng dẫn của

Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín.

Tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín lãi suất áp dụng cho tín dụng

trung dài hạn là lãi suất biến đổi, nó được điều chỉnh 6 tháng một lần. Với những

khoản cho vay đồng tài trợ thì lãi suất cho vay do các bên đồng tài trợ thỏa thuận và được ghi trong hợp đồng cho vay hợp vốn

Lãi suất cho vay ưu đãi được áp dụng đối với khách hàng được ưu đãi về lãi suất theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Đối với các khoản nợ quá hạn thì lãi suất được tính = 150% lãi suất cho

vay.

2.3.4. Phương thức cho vay

Trên cơ sở nhu cầu sử dụng của từng khoản vay của khách hàng và khả năng kiểm tra, giám sát của Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín nơi cho vay thỏa thuận với khách hàng vay về việc lựa chọn các phương thức cho vay sau đây:

- Cho vay theo dự án đầu tư: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín cho

khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống. Ngân hàng TMCP Sài Gòn

Thương tín cùng khách hàng kí hợp đồng tín dụng và thỏa thuận mức vốn đầu tư

duy trì cho cả thời gian đầu tư của dự án, phân tích các kì hạn trả nợ. Sau đó

Ngân hàng sẽ thực hiện giải ngân theo tiến độ thực hiện dự án.

Mỗi lần rút vốn vay, khách hàng lập giấy nhận nợ tiền vay trong phạm vi

mức vốn đầu tư đã thỏa thuận, kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng. Trường hợp khách hàng đã dùng nguồn vốn huy động tạm thời khác để chi phí cho dự án được phê duyệt trong

thời gian chưa vay được vốn Ngân hàng, thì Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương

tín có thể xem xét cho vay bù đắp nguồn vốn đó.

- Cho vay hợp vốn: Việc cho vay hợp vốn thực hiện theo quy chế đồng tài trợ của tổ chức tín dụng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành, văn bản hướng dẫn của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín và các

thỏa thuận giữa các tổ chức tham gia đồng tài trợ.

- Cho vay trả góp: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín thực hiện cho

vay trả góp. Ngân hàng và khách hàng xác định, thỏa thuận số lãi tiền vay phải

trả cộng với số nợ gốc được chia để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho

vay.

- Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: căn cứ vào nhu cầu vay của

khách hàng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín và khách hàng thỏa thuận

trong hợp đồng tín dụng: hạn mức tín dụng dự phòng, thời hạn hiệu lực của hạn

mức tín dụng dự phòng; Ngân hàng cam kết đáp ứng nguồn vốn cho khách hàng bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ; trong thời gian hiệu lực của hợp đồng, nếu

khách hàng không sử dụng hoặc sử dụng không hết hạn mức tín dụng dự phòng, khách hàng vẫn phải trả phí cam kết tính cho hạn mức tín dụng dự phòng đó.

Mức phí cam kết phải được thỏa thuận giữa khách hàng và Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín. Khi khoản vay theo cam kết được thực hiện, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín và khách hàng thực hiện quy trình thủ tục, hồ sơ theo

các điều khoản trong quy định. Khi đó Ngân hàng phải trình Tổng giám đốc

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín xem xét quyết định.

- Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín chấp thuận cho khách hàng được sử dụng số

vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa dịch

vụ và rút tiền tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lí của Ngân

hàng TMCP Sài Gòn Thương tín. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín

dụng, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín và khách hàng phải tuân theo các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về phát hành và sử

dụng thẻ tín dụng. Phương thức cho vay này được thực hiện theo hướng dẫn của

Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín.

Các phương thức cho vay khác: được thực hiện theo hướng dẫn cụ thể của

Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín khi được Chủ tịch Hội đồng quản trị chấp thuận.

2.3.5. Thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín CN Quảng Trị TMCP Sài Gòn Thương tín CN Quảng Trị

2.3.5.1. Các sản phẩm cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng

Bảng 2.4: Danh mục sản phẩm CV trung dài hạn

Tên sản phẩm Mục đích vay Thời hạn vay Mức cho vay

Cho vay kinh doanh trả góp DN vừa và nhỏ Bổ sung vốn sản xuất,kinh doanh. Không quá 60 tháng.

Cho vay tối đa 70%

nhu cầu vốn của khách hàng nhưng không quá

3 tỉ đồng.

Cho vay kinh doanh - Phục vụ SXKD cá thể, làm kinh tế gia đình - Vay SXKD nông nghiệp Tối đa là 36 tháng.

- Tối đa không quá

500 triệu đồng. Vay

kinh doanh nhanh không quá 70% giá trị

tài sản đảm bảo.

- Đối với dự án đầu tư

cải tiến công nghệ, mở

sắm TSCĐ tối đa 85%

tổng giá trị dự án.

- Đối với khách hàng hoạt động trong lĩnh

vực mà pháp luật không

yêu cầu đăng kí kinh

doanh: tối đa 1 tỉ đồng. Trường hợp đặc biệt giám đốc khu vực có

quyền phê duyệt 3 tỉ đồng.

Cho vay tiêu dùng bảo toàn

Tất cả nhu cầu

tiêu dùng( ngoại

trừ chuyển nhượng bất động sản; mua ô tô đảm bảo bằng chiếc xe được mua; du học, chứng minh năng lực tài chính) - Tối đa 15 năm( phù hợp với mục đích vay, khả năng trả nợ, độ tuổi khách hàng) - Nếu không thực hiện thủ tục công chứng và điều kiện giao dịch đặc biệt: tối đa 3 năm

- Phát hành thẻ

Family: tối đa 5 năm

- Tối đa 100% nhu cầu

vốn của khách hàng

nhưng không được quá

70% giá trị của TSĐB

- Không thực hiện thủ

tục công chứng và điều

kiện giao dịch đặc biệt:

tối đa 250 triệu đồng

- Phát hành thẻ Family:

tối đa 1 tỉ đồng

Cho vay tiểu thương chợ

Bổ sung vốn kinh

doanh nhận

chuyển nhượng

sạp

Tùy thuộc vào mức vay, khả năng trả nợ và nhu cầu khách

hàng

- Trên 200 triệu đồng: tối đa 36 tháng - Từ 100- 200 triệu đồng: tối đa 24 tháng Mức vay/ sạp căn cứ

vào phân loại chợ

- Chợ loại 1: 500 triệu đồng - Chợ loại 2: 300 triệu đồng - Chợ loại 3: 100 triệu đồng - Chợ đặc thù: 50 triệu đồng

Cho vay mua nhà Mua nhận chuyển nhượng BĐS( Nhà - căn hộ - đất ở)

Tối đa 30 năm Tối đa 100% nhu cầu

vốn của khách hàng

nhưng không quá 70%

giá trị TSĐB

Cho vay mua xe ô tô

Tiêu dùng, kinh doanh

Tối đa 5 năm Tối đa 70% giá trị thực

tế xe

Cho vay tiêu dùng- CBCNV Nhà nước

Tiêu dùng - Tối đa 36

tháng - Trường hợp đặc biệt được được giám đốc khu vực xét duyệt nhưng

tối đa không

quá 48 tháng

Căn cứ vào thu nhập và khả năng trả nợ để xác định mức vay:

- Cấp trưởng, phó

phòng trở lên: tối đa 80

triệu đồng

- CBNV khác: tối đa 50

triệu đồng

- Trường hợp đặc biệt:

tối đa 150 triệu đồng

Cho vay du học Hỗ trợ nhu cầu

du học

Tối đa 10 năm Tối đa 100% nhu cầu

vốn

Cho vay Bảo tín tiêu dùng

Tiêu dùng Từ 12- 48 tháng

Căn cứ từ thu nhập, từ sao kê lương và khả năng trả nợ để xác định

tiền cho vay.

Nhân viên: không quá 250 triệu

Lãnh đạo: không quá

500 triệu

2.3.5.2. Cơ cấu dư nợ cho vay trung dài hạn Dư nợ theo loại tiền Dư nợ theo loại tiền

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ CV TDH theo loại tiền

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng

Nội tệ 65.955 70,35% 97.113 65,11% 140.894 65,09%

Ngoại tệ ( quy

đổi VNĐ) 27.797 29,65% 52.039 34,89% 75.567 34,91%

Tổng dư nợ 93.752 100,00% 149.152 100,00% 216.461 100,00%

( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2008-2009-2010)

0 50000 100000 150000 200000 250000 Số tiền 2008 2009 2010 Năm Dư nợ theo loại tiền

Ngoại tệ Nội tệ

Hình 2.1: Dư nợ TDH theo loại tiền giai đoạn 2008 - 2010

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy phần lớn dư nợ của Ngân hàng đều là

VNĐ, chiếm khoảng trên 65% tổng dư nợ. Tuy nhiên dư nợ tín dụng đồng nội tệ

có sự sụt giảm trong năm 2009 so với năm 2008 khoảng gần 5%. Trong năm

2009 Sacombank hỗ trợ vốn cho một số dự án tại Lào và Campuchia cho hai đơn

vị là công ty Lâm đặc sản Quảng Trị và công ty TNHH Minh Sang do đó đã dùng tới một lượng ngoại tệ tương đối lớn. Khi cho vay theo ngoại tệ Ngân hàng không những phải đối phó với những rủi ro thông thường mà còn phải đối phó

Việc đồng Việt Nam bị mất giá so với đồng ngoại tệ gây ra tâm lí e ngại đối với

khách hàng vay vốn bằng ngoại tệ. Sang năm 2010 tỉ trọng gần như không thay đổi, điều này một phần cũng do tâm lí của người dân vì thời gian vừa qua tỉ giá

hối đoái liên tục biến động, người ta lo ngại sự mất giá của VNĐ nên ít nhiều

không muốn vay bằng USD và những dự án ra nước ngoài cũng có sự hạn chế hơn. Tuy nhiên đây không phải là xu hướng tốt vì Sacombank là một ngân hàng có tiềm lực mạnh về vốn ngoại tệ và có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp

tín dụng bằng ngoại tệ, nên việc cho vay bằng ngoại tệ có sự sụt giảm làm một lượng vốn ngoại tệ lớn bị ứ đọng.

Dư nợ theo thành phần kinh tế

Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ CV TDH theo thành phần kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng

Quốc doanh 57.189 61,00% 80.542 54,00% 93.078 43,00% Ngoài QD và hộ

sx cá thể 36.563 39,00% 68.610 46,00% 123.383 57,00% Tổng dư nợ 93.752 100,00% 149.152 100,00% 216.461 100,00%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh năm 2008-2009-2010)

Dư nợ theo thành phần kinh tế

0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 2008 2009 2010 Quốc doanh Ngoài quốc doanh

Hình 2.2: Dư nợ TDH theo thành phần kinh tế giai đoạn 2008 - 2010

Theo số liệu ở trên ta thấy, dư nợ tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng Sài Gòn Thương tín tập trung chủ yếu ở khu vực quốc doanh. Tuy nhiên càng về

những năm sau này xu hướng chuyển dịch sang khu vực ngoài quốc doanh càng rõ nét. Năm 2008 tỉ trọng của khu vực quốc doanh này là 61%, năm 2009 giảm

xuống 54% và năm 2010 đạt 43% trong tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn.

Tỉ trọng dư nợ của khu vực kinh tế quốc doanh chiếm tỉ trọng lớn là phù hợp với định hướng phát triển của nước ta trong đó ngành kinh tế quốc doanh

giữ vai trò chủ đạo, thực tế là với sự hỗ trợ tín dụng trung dài hạn của

Sacombank các doanh nghiệp nhà nước đã củng cố được vị trí và phát huy được

vai trò của mình trong nền kinh tế. Tuy nhiên càng về sau, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín càng có nhiều biện pháp đẩy mạnh cho vay với kinh tế ngoài quốc doanh vì đây là khu vực rất năng động và tất nhiên nhu cầu vốn cũng lớn.

Dư nợ theo ngành kinh tế

Bảng 2.7: Dư nợ cho vay TDH theo ngành kinh tế

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng Số tiền Tỉ trọng

Công nghiệp 24.844 26,50% 39.302 26,35% 58.877 24,20% Xây dựng 20.625 22,00% 36.169 24,25% 51.301 23,70% Thương mại 38.063 40,60% 58.169 39,00% 86.801 40,10% Giao thông 8.906 9,50% 12.976 8,70% 17.317 11,00% Ngành khác 1.313 1,40% 2.536 1,70% 2.165 100% Tổng dư nợ 93.752 100% 149.152 100% 216.461 100,00%

Dư nợ theo ngành kinh tế năm 2008 Công nghiệp Xây dựng Thương mại Giao thông Ngành khác

Dư nợ theo ngành kinh tế năm 2009

Công nghiệp Xây dựng Thương mại

Giao thông Ngành khác

Dư nợ theo ngành kinh tế năm 2010

Công nghiệp Xây dựng Thương mại

Giao thông Ngành khác

Hình 2.3;2.4;2.5: Dư nợ TDH theo ngành kinh tế năm 2008-2009-2010

Cơ cấu này trong những năm gần đây gần như không thay đổi nhiều bao

gồm các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại, giao thông và các ngành khác. Ngân hàng cho vay tập trung chủ yếu ở ba ngành là công nghiệp, xây dựng và thương mại. Ba ngành chiếm tỉ trọng lớn gần 90% trong tổng dư nợ trung dài hạn. Tổng dư nợ của ngành thương mại là lớn nhất ( xấp xỉ 40%), điều này phản

ánh rõ được một thực trạng là tại địa bàn thành phố Đông Hà nói riêng và Quảng

Trị nói chung thương mại dịch vụ vẫn là ngành nghề trọng điểm và ngày càng có

xu hướng phát triển mạnh hơn. Công nghiệp và xây dựng có tỉ trọng dư nợ trung

nghiệp chưa nhiều nên tín dụng cung cấp cho ngành này cũng ít. Bên cạnh đó,

sau tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế 2007- 2009, hầu hết các nền kinh tế

trong khu vực đã có dấu hiệu phục hồi, vì thể trong những năm tới đầu tư vào

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CN QUẢNG TRỊ (Trang 46 -46 )

×