Đánh giá hoạt động cho vay trung dài hạn thông qua các chỉ tiêu cơ bản

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín cn quảng trị (Trang 56 - 68)

Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GềN THƯƠNG TÍN CN QUẢNG TRỊ

2.3. Hoạt động cho vay trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín CN Quảng Trị

2.3.5. Thực trạng hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín CN Quảng Trị

2.3.5.3. Đánh giá hoạt động cho vay trung dài hạn thông qua các chỉ tiêu cơ bản

Các chỉ tiêu cho vay trung dài hạn Mức độ sử dụng vốn trung dài hạn

Bảng 2.8: Mức độ sử dụng vốn trung dài hạn

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền (triệu đ)

Tăng trưởng

Số tiền (triệu đ)

Tăng trưởng

Số tiền (triệu đ)

Tăng trưởng Tổng vốn huy động 380.507 6,00% 559.055 46,92% 808.832 44,68%

Vốn trung dài hạn 87.681 2,00% 89.137 1,66% 108.828 22,09%

Mức độ sử dụng vốn

trung dài hạn 23,04% 15,94% 13,45%

( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2008-2009-2010)

Chỉ tiêu này phản ánh cơ cấu vốn trung dài hạn của Ngân hàng và khả năng cung ứng vốn cho đầu tư phát triển. Tại Sacombank Quảng Trị trong 3 năm qua việc huy động vốn trung dài hạn mặc dù gia tăng song mức tăng không nhiều bằng vốn ngắn hạn do đó tỉ trọng của nó trong tổng nguồn vốn lại có sự giảm sút (Từ 23,04% năm 2008 xuống còn 15,94% năm 2009 và 13,45% năm 2010). Sở dĩ có điều này vì ba năm qua tình hình kinh tế có nhiều biến động, giá vàng, giá

đô liên tục thay đổi, do đó tâm lý khách hàng thường muốn gửi vốn ngắn hạn để vẫn đảm bảo có lãi và rút được khi cần thiết để phục vụ cho nhu cầu của họ. với mức độ sử dụng vốn trung dài hạn như trên, Sacombank Quảng Trị vẫn đảm bảo được hoạt động cho vay trung dài hạn tuy nhiên chỉ ở mức thấp. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng trung dài hạn trong thời gian tới, Ngân hàng cần có những biện pháp để làm gia tăng nguồn vốn trung dài hạn, đảm bảo cho hoạt động cho vay trung dài hạn. Ví dụ như lãi suất ưu đãi, quà tặng, bốc thăm trúng thưởng…

Doanh số cho vay - thu n- dư nợ CV trung dài hạn tại CN Bảng 2. 9: DS cho vay- thu nợ- dư nợ CV trung dài hạn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tăng

trưởng Số tiền Tăng

trưởng Số tiền Tăng trưởng Doanh số cho

vay 54.208 30% 155.567 186,98% 418.235 168,85%

Doanh số thu nợ

59.491 86% 98.437 65,47% 327.020 232,21%

Dư nợ 93.752 35% 149.152 59,09% 216.461 45,13%

( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2008-2009-2010)

Doanh số cho vay đạt tốc độ tăng trưởng tốt và liên tục, mặc dù trong những năm qua nền kinh tế nước ta chịu ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Năm 2009 doanh số cho vay tăng 186,98% năm 2008, từ 54.208 triệu đồng lên 155.567 triệu đồng. Con số này của năm 2010 là 168,85%, đạt mức 418.235 triệu đồng. Do doanh số cho vay tăng trưởng, dư nợ tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng cũng tăng theo. Trong 3 năm 2008 – 2009 – 2010 tốc độ tăng trưởng của dư nợ tín dụng không ngừng gia tăng đặc biệt năm 2009 đạt 149.152 triệu đồng, tăng 59,09% so với năm 2008. Năm 2010, Sacombank

Quảng Trị có kết quả thu nợ tăng đột biến: thu nợ năm 2010 đạt 327.020 triệu đồng, tăng 232,21% so với năm 2009. Có thể nói 2010 là năm khá thành công về hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Sacombank Quảng Trị vì cùng với mức thu nợ trên là dư nợ trung dài hạn cũng tăng 45,13% so với năm 2009. Năm 2011, Sacombank chính thức đưa ra mục tiêu nâng cao doanh số cho vay trung dài hạn bằng cách tài trợ hoặc đồng tài trợ vốn cho các dự án kinh doanh lớn của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như dự án nhà máy xi măng Quảng Trị, nhà máy que hàn thuộc công ty Hiếu Giang, khách sạn và khu nghỉ dưỡng cao cấp bên sông Hiếu của công ty Đông Trường Sơn…

Cơ cấu doanh số cho vay trung dài hạn

Bảng 2.10: Cơ cấu doanh số CV trung dài hạn

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền Tăng

trưởng Số tiền Tăng

trưởng Số tiền Tăng trưởng Tổng DS cho

vay 900.140 2.214.709 146,04% 1.375.647 -37,89%

Doanh số cho vay trung dài hạn

54.208 155.567 186,98% 418.235 168,86%

Tỉ trọng DS

cho vay

TDH/ Tổng DS cho vay

6,02% 7,02% 30,40%

( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2008-2009-2010)

Chỉ tiêu này phản ánh lượng vốn mà Ngân hàng đã giải ngân giúp DN trong việc xây dựng dự án, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc thiết bị, ứng dụng công nghệ mới… Con số này thể hiện xu hướng hoạt động tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng mở rộng hoặc thu hẹp. Như đã thấy ở

trên, doanh số cho vay trung dài hạn không ngừng tăng qua các năm, điển hình là năm 2009 chỉ tiêu này đạt 186,98%, tăng từ 54.208 triệu đồng lên 155.567 triệu đồng. Kéo theo đó là tỉ trọng DS cho vay TDH/ Tổng DS cho vay cũng tăng. Cụ thể năm 2008 tỉ trọng là 6,02%, qua năm 2009 là 7,02% và năm 2010 là 30,40%.

Rừ ràng việc nõng cao chỉ tiờu trờn là hoàn toàn phự hợp với tỡnh hỡnh hoạt động của Sacombank thời gian qua vì tiềm lực hiện có của Ngân hàng đủ để hỗ trợ cho mục tiêu đẩy mạnh hoạt động cho vay trung dài hạn. Thêm vào đó là sự hỗ trợ của điều kiện kinh tế khách quan như là việc tăng cường mở rộng kinh doanh của các DN trên địa bàn toàn tỉnh và các dự án đầu tư lớn của các cơ quan Nhà nước.

Các chỉ tiêu về nợ quá hạn trung dài hạn

Bảng 2.11: Các chỉ tiêu về nợ quá hạn trung dài hạn

ĐVT: Triệu đồng

Năm Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ quá hạn trung dài hạn 348 331 100

Tổng dư nợ trung dài hạn 93.752 149.152 216.461 Tỉ lệ nợ quá hạn TDH trên TDN 0,37% 0,22% 0,05%

( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2008-2009-2010)

Bên cạnh tăng tổng dư nợ tín dụng trung dài hạn thì tỉ lệ nợ quá hạn trong những năm qua đã giảm, điều này phản ánh chất lượng tín dụng trung dài hạn có chiều hướng tốt lên, đây là sự nổ lực của các thành viên trong toàn ngành.

Nói đến kinh doanh không thể không nói đến rủi ro mà nghề ngân hàng được biết đến như là một ngành có nhiều rủi ro nhất mà đặc biệt là trong hoạt động tín dụng trung dài hạn. Rủi ro này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như rủi ro về kì hạn, rủi ro về đạo đức khách hàng, rủi ro về tỉ giá và cũng có những rủi ro do yếu tố khách quan như thiên tai, hỏa hoạn… Vì vậy tình hình nợ quá hạn là không thể tránh khỏi, vấn đề đặt ra đối với Ngân hàng là giảm tối đa các

khoản nợ quá hạn để vừa tránh khỏi rủi ro, vừa đảm bảo lợi nhuận cũng như việc xử lý các khoản nợ quá hạn đó như thế nào.

Năm 2008 tỉ lệ nợ quá hạn của Sacombank ở mức thấp là 0,37% và tỉ lệ này lại tiếp tục giảm qua các năm: năm 2009 là 0,22% và 0,05% vào năm 2010.

Thực ra trong những năm gần đây Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao chất lượng tín dụng trung dài hạn, các khoản nợ quá hạn hầu hết là của các khoản vay trước năm 2008 và theo dự báo của Ngân hàng tỉ lệ nợ quá hạn sẽ còn duy trì trong những năm tiếp theo nhưng sẽ rất thấp.

Một điều đáng quan tâm là tỉ lệ nợ quá hạn của các khoản vay bằng USD lại tăng trong khi đó tỉ lệ này đối với các khoản vay bằng VNĐ lại giảm. Điều này có vẻ như không hợp lí vì Sacombank là một Ngân hàng có kinh nghiệm trong việc cho vay và thu hút hút bằng ngoại tệ.

Tỉ lệ nợ quá hạn đối với DN nhà nước ở mức thấp trong khi đó tỉ lệ này ở khu vực kinh tế tư nhân cao gần gấp đôi. Điều này phản ánh một thực tế là hiện nay các DN tư nhân, ngoài quốc doanh do trình độ tổ chức chưa cao, năng lực cán bộ còn hạn chế nên tình hình kinh doanh chưa đạt hiệu quả, do đó phát sinh nợ quỏ hạn lớn đối với Ngõn hàng. Cú thể thấy rừ nhận định qua sự so sỏnh với tỉ lệ nợ quá hạn của DN có vốn đầu tư nước ngoài, nơi mà có trình độ tổ chức cao, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ được xem là tốt nhất hiện nay: tỉ lệ nợ quá hạn ở mức rất thấp.

Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian

Bảng 2.12: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số dư Tỉ trọng Số dư Tỉ trọng Số dư Tỉ trọng Tổng dư nợ

quá hạn

348 100% 331 100% 100 100%

Nợ quá hạn thông thường

137 39,00% 115 34,80% 22 34,70%

Nợ quá hạn

khê đọng 200 57,33% 198 59,77% 63 63,00%

Nợ quá hạn khó đòi

11 3.17% 18 5.43% 1 2.30%

( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2008-2009-2010)

Về cơ cấu nợ quá hạn theo thời gian: Nợ quá hạn khó đòi chiếm tỉ lệ thấp luôn duy trì mức dưới 5%; tỉ lệ nợ quá hạn khê đọng chiếm tỉ trọng lớn nhất, năm 2008 là 57,33%, tăng lên thành 59,77% vào năm 2009 và 63% vào năm 2010. Tỉ lệ nợ quá hạn thông thường chiếm tỉ trọng vừa phải, thường là 30%- 40%. Sở dĩ tình hình nợ quá hạn khó đòi chiếm tỉ lệ thấp vì Sacombank thực hiện kiểm soát cho vay rất chặt chẽ, thông tin khách hàng được cập nhật liên tục vào hồ sơ khỏch hàng cho nờn việc theo dừi nợ đạt hiệu quả cao.

Chỉ tiêu mất vốn trung dài hạn

Bảng 2.13: Chỉ tiêu mất vốn trung dài hạn

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng dư nợ TDH được xóa 7 5 0

Dư nợ bình quân năm 348 331 100

Tỉ lệ mất vốn 2,01% 1,51% 0,00%

( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2008-2009-2010)

Rừ ràng tỉ lệ này càng cao thỡ hiệu quả tớn dụng càng thấp. Nợ quỏ hạn được xóa có nguy cơ làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng và nếu có quá nhiều nợ quá hạn được xóa có thể làm cho Ngân hàng bị phá sản. Tại Sacombank Quảng Trị tỉ lệ mất vốn thường rất thấp, năm 2008 là 2,01% và năm 2009 là 1,51%. Đặc biệt năm 2010 Sacombank Quảng Trị đã cố gắng giảm đến mức tối đa các khoản nợ khó đòi để làm tăng hệu quả tín dụng trung dài hạn, kết quả trong năm này không có dư nợ trung dài hạn được xóa. Đây là hệ quả đáng mừng của quá trình cố gắng của toàn bộ nhân viên tại chi nhánh.

Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng trung dài hạn

Bảng 2.14: Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng trung dài hạn

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Doanh số thu nợ TD trung dài hạn 59.491 98.437 327.020 Dư nợ TD trung dài hạn 93.752 149.152 216.461 Vòng quay vốn TD trung dài hạn 63,46% 66,00% 151,08%

( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2008-2009-2010)

Vòng quay vốn tín dụng là một chỉ tiêu thường được các NHTM tính toán hàng năm để đánh giá khả năng quản lý vốn tín dụng và chất lượng tín dụng trong việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chỉ tiêu này càng lớn càng

tốt, phản ánh được vòng chu chuyển của vốn tín dụng trung dài hạn( thường là một năm). Hệ số này càng cao phản ánh thời gian tồn tại trung bình của các món vay ngắn.Tại chi nhánh chỉ tiêu này luôn ở mức cao, năm 2008 là 63,46% , tăng lên thành 66% vào năm 2009 và đặc biệt cao vào năm 2010 với mức 151,08%.

Có thể nhận thấy rằng chi nhánh đã thực hiện khá tốt được việc chu chuyển vốn tín dụng trung dài hạn, để cho đồng vốn cho vay sinh lời khá hiệu quả.

2.3.5. Những kết quả đạt được và khó khăn tồn tại trong hoạt động tín dụng trung dài hạn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín CN Quảng Trị

2.3.5.1. Những kết quả đạt được

Trong những năm qua, mặc dù có nhiều khó khăn do nền kinh tế bất ổn song dư nợ tín dụng trung dài hạn vẫn tăng trưởng với tốc độ khá. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín CN Quảng Trị đã thực hiện tốt việc cung ứng vốn tín dụng trung dài hạn cho nền kinh tế vừa đáp ứng nhu cầu tái sản xuất mở rộng của các doanh nghiệp, vừa tạo ra một đội ngũ khách hàng truyền thống như các công ty lớn của cả nước. Với sự chỉ đạo, quan tâm sát sao của Ban lãnh đạo, hoạt động tín dụng trung dài hạn 2008 – 2010 đạt được những kết quả sau: Dư nợ tín dụng trung dài hạn liên tục tăng cao. Doanh số cho vay, thu nợ tín dụng trung dài hạn cũng tăng. NQH trung dài hạn giảm, chất lượng tín dụng trung dài hạn được nâng lên. Vòng quay vốn trung dài hạn được đẩy nhanh hơn.

Nguồn vốn tín dụng trung dài hạn đã được ưu tiên đầu tư theo chiều sâu vào các ngành kinh tế mũi nhọn. Ngân hàng đã có sự quan tâm đến các DN ngoài quốc doanh. Nguồn vốn tín dụng Ngân hàng đã thực sự đi vào các DN, giúp các DN này làm ăn thực sự có hiệu quả thông qua việc đổi mới công nghệ hiện đại hóa và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Để có thể đáp ứng nhu cầu vay ngày càng tăng, công tác huy động vốn của Ngân hàng cũng đạt kết quả tốt tỷ lệ nguồn vốn trung dài hạn ngày một tăng trong tổng nguồn vốn huy động.

Ngân hàng đã tăng cường khâu giám sát khách hàng trước, trong và sau khi cho vay, cùng với việc thực hiện nghiêm túc quy trình cho vay theo quy định của NHNN cũng như các quy định do Ngân hàng đề ra đã làm cho chất lượng các khoản tớn dụng trung dài hạn trong thời gian gần đõy được nõng cao rừ rệt.

Ngân hàng đã từng bước đơn giản hóa thủ tục cho vay, giảm thời gian cho khách hàng trong quá trình đến vay vốn tại Ngân hàng.

Chính sách tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng đề ra phù hợp với thực tế phát triển của nước ta và đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước, với chính sách tín dụng này, hoạt động tín dụng trung dài hạn của Ngân hàng đã đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng CNH- HĐH.

Ngân hàng đã sắp xếp những cán bộ có trình độ chuyên môn cao, nhiệt tình vào phòng dự án tại các chi nhánh và tại Sở giao dịch, điều này là nhân tố quyết định cho việc thành công của hoạt động tín dụng trung dài hạn.

2.3.5.2. Những khó khăn tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác cho vay trung dài hạn của chi nhánh còn một số tồn tại sau:

So với các Ngân hàng khác, Sacombank Quảng Trị có ưu thế hơn hẳn về khả năng huy động vốn ngoại tệ, tuy nhiên xu hướng vay bằng ngoại tệ hiện đang giảm. Có thể nói Ngân hàng chưa phát huy được điểm mạnh về khả năng cho vay trung dài hạn bằng ngoại tệ này của mình.

Công tác xử lí tài sản xiết nợ còn kém hiệu quả.

Việc áp dụng Marketing vào hoạt động của Ngân hàng nói chung còn nhiều hạn chế. Đặc biệt Ngân hàng chưa có phòng Marketing trong quá trình hoạt động. Chính vì phòng Marketing thành lập muộn nên ảnh hưởng của nó đến công việc quảng bá giới thiệu về Ngân hàng với khách hàng, để mời chào khách hàng và khuyến khích khách hàng đến với Ngân hàng thông qua những lợi ích mà Ngõn hàng đem lại cũn chưa rừ rệt.

Đối với cán bộ tín dụng, Ngân hàng chưa có hình thức khen thưởng thích đáng để khuyến khích và nâng cao trách nhiệm trong quá trình cho vay. Cán bộ tín dụng là người thực hiện mọi nghiệp vụ tín dụng từ khâu phân tích tín dụng, cho vay và thu nợ. Đó là cả một quá trình từ khi quyết định cho vay đến thu hồi cả gốc và lãi Điều này đòi hỏi người cán bộ tín dụng phải có chuyên môn cao và tinh thần trách nhiệm. Thực tế mỗi cán bộ đều bị xử phạt đối với khoản nợ khụng thu hồi được mà chưa cú biện phỏp khen thưởng rừ ràng khi họ làm tốt công việc của mình.

2.3.5.3. Nguyên nhân khó khăn tồn tại Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất: Ngân hàng còn quá thận trọng đối với khách hàng vay vốn, đặc biệt là khách hàng ngoài quốc doanh. An toàn vốn là một điều rất quan trọng và các Ngân hàng đã thực hiện tốt mục tiêu đó. Nhưng Ngân hàng cũng cần phải cân nhắc giữa sự thận trọng của mình và kết quả thu được. Vẫn biết cho vay đối với các DN ngoài quốc doanh có rủi ro hơn các DN quốc doanh nhưng không vì vậy mà Ngân hàng giảm bớt sự quan tâm đối với DN ngoài quốc doanh, cái căn bản là tiến hành thẩm định dự án cho vay, phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro để tạo điều kiên kinh doanh cho các DN làm ăn có hiệu quả đang cần nhu cầu vốn.

Thứ hai: từ phía cán bộ Ngân hàng. Trình độ cán bộ tín dụng còn một số hạn chế thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Trình độ phân tích của cán bộ thẩm định chưa toàn diện. Khả năng phân tích kĩ thuật của dự án và phân tích thị trường của cán bộ tín dụng còn hạn chế.

Việc đánh giá khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án trên thị trường liên quan đến nhiều khía cạnh, đòi hỏi khả năng phân tích tổng hợp, dự đoán nhạy bén của cán bộ tín dụng. Đây là một yêu cầu khó thực hiện đối với cán bộ tín dụng vì phần lớn không được đào tạo chuyên sâu toàn diện lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín cn quảng trị (Trang 56 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)