Hiện nay nếu so sánh hệ thống Ngân hàng Việt Nam với hệ thống Ngân hàng của nhiều nước có nền tài chính phát triển thì các hình thức cho vay của các
Ngân hàng Việt Nam là quá đơn điệu. Chính điều đó đã là một nguyên nhân quan trọng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Khi Ngân hàng không có khách hàng phù hợp, không có nghĩa là không có thị trường mà có thể
hiểu là không khai thác được thị trường. Điều kiện của mỗi khách hàng xin vay vốn rất khác nhau, để thu hút được nhiều khách hàng cần có các hình thức tín
dụng đa dạng và phù hợp. Hơn nữa theo các lí thuyết kinh tế, đa dạng hóa là một
biện pháp quan trọng để giảm rủi ro. Khi các NHTM Việt Nam không có các
hình thức cho vay đa dạng, nghĩa là đã tự loại bỏ cơ hội giảm rủi ro của mình.
Như vậy có thể nói một nguyên nhân làm tăng những thiệt hại có tính chi phí cơ hội trên các hợp đồng tín dụng của các Ngân hàng Việt Nam là do tính kém phát triển về các lĩnh vực đầu tư. Giải pháp cho điều đó là cần phải tích cực
mở rộng các loại hình đầu tư và lĩnh vực hoạt động đa dạng, nó có thể lựa chọn
những cơ hội có khả năng sinh lời tốt nhất. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ giảm được mức thiệt hại có tính chi phí cơ hội trên dự án. Ngoài ra như đã nói, với các
lĩnh vực hoạt động đa dạng, ngân hàng có thể phân đều rủi ro của mình sang các lĩnh vực khác nhau, trên cơ sở đó có thể tăng được tính ổn định của mình. Dưới đây là một số hình thức đầu tư tín dụng em xin được đề xuất với mục tiêu góp phần đa dạng hóa hoạt động của ngành Ngân hàng:
Đồng tài trợ
Nghiệp vụ đồng tài trợ được áp dụng trong các trường hợp sau: nhu cầu vay
vốn để thực hiện dự án vượt giới hạn tối đa được cho phép vay hoặc bảo lãnh của một TCTD, do nhu cầu phân tán rủi ro của các TCTD, khả năng nguồn vốn
Theo cách truyền thống từ trước đến nay, các TCTD thường ngồi chờ khách hàng đem dự án tới Ngân hàng để xin vay, mà không chịu tìm kiếm các
khách hàng tiềm năng nhất trong giai đoạn hiện nay, các TCTD Việt Nam hoạt động trong môi trường khó cạnh tranh được với các chi nhánh Ngân hàng nước
ngoài về vốn, công nghệ và cách tổ chức quản lí. Do vậy, Sacombank nên căn cứ
vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành kinh tế, của từng địa phương, của toàn nền kinh tế, liên kết với các NHTM khác để xây dựng các phương án đầu tư vốn để chủ động nguồn vốn tín dụng trung dài hạn chủ động
trong công tác thẩm định, cho vay đúng mục đích, đồng thời quản lí được rủi ro
cua mình. Sacombank không chỉ cần liên kết với các NHTM quốc doanh mà còn cần phải liên kết với các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng liên doanh. Các chi nhánh Ngân hàng nước ngoài có tiềm lực về vốn vô cùng lớn nhưng do quy định của NHNN nên khả năng cho vay bằng VNĐ của các Ngân
hàng này bị hạn chế. Do đó, Sacombank có thể liên kết với các Ngân hàng này cho vay bằng VNĐ hoặc làm trung gian cho các Ngân hàng này. Sự liên kết
không chỉ giúp Ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng mà còn nâng cao hiệu
quả món vay. Bên cạnh đó, trong quá trình liên kết thực hiện dự án, Ngân hàng
và đội ngũ cán bộ tín dụng cũng học hỏi được các kinh nghiệm, cách thức thẩm định dự án, phương pháp quản lí món vay, phương pháp quản lí điều hành hoạt động… Điều này giúp cho Ngân hàng nâng cao năng lực riêng của mình trong hoạt động quản trị nói chung và hiệu quả trong hoạt động tín dụng trung dài hạn
nói riêng.
Tín dụng thuê mua tài sản cố định
Thuê – mua, thuê mua trả góp hay tín dụng thuê mua trả góp đều có chung
một nội dung. Nó được coi là một hình thức cho thuê tài chính, chỉ khác ở chỗ
Công ty thuê mua trực tiếp mua tài sản hoặc chế tạo tài sản cho thuê. Khi bên thuê thanh toán hết tiền thuê theo thỏa thuận của hợp đồng thuê, quyền sở hữu
Với loại hình này, các máy móc thiết bị phù hợp theo yêu cầu sử dụng của người thuê, trên các nhà doanh nghiệp nắm được chất lượng của sản phẩm làm ra, khả năng thiêu thụ của chúng, nên sản xuất kinh doanh có hiệu quả, do đó xác
suất rủi ro rất nhỏ. Ưu điểm của tín dụng thuê mua là các doanh nghiệp có thể đổi mới trang thiết bị máy móc, quy trình công nghệ hiện đạ mà không cần đến
tài sản thế chấp và một số lượng vốn tự có như trong cho vay dự án.
Chính ưu điểm lớn này khiến cho tín dụng thuê mua trở thành một giải
pháp vô cùng quan trọng cho các DN Việt Nam hiện nay. Nhu cầu vốn trung dài hạn để mua sắm máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại của các DN hiện nay là rất
lớn, nhưng để có thể được vay vốn của các Ngân hàng, DN ngoài phương án sản
xuất kinh doanh có hiệu quả còn phải cần tới 30% vốn tự có và phải có tài sản
thế chấp ( đối với các DN ngoài quốc doanh). Trong khi đó với hình thức này DN chỉ cần có điều kiện là có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, vì bản chất
của tín dụng thuê mua đã bao hàm tài sản thế chấp trong hợp đồng thuê mua.
Cho vay xây dựng nhà ở đối với người có việc làm và thu nhập ổn định
Cho vay xây dựng nhà ở là hình thức trung dài hạn nhằm mục đích cho vay
tiền xây dựng đối với các cá nhân, những cặp vợ chồng trẻ có công ăn việc làm, có thu nhập ổn định, có nhu cầu về nhà ở nhưng chưa có đủ tiền xây nhà hoặc
mua nhà. Việt Nam là một quốc gia có dân số trẻ, tỉ lệ số người trong độ tuổi lao động và số cặp vợ chồng trẻ rất cao. Vấn đề nhà ở đang là một trong những vấn đề cấp bách đặc biệt là ở các đô thị lớn. Để giải quyết nhu cầu nhà ở, ổn định đời
sống cho người dân, đồng thời giải quyết được tình trạng ứ đọng vốn Ngân hàng thì Ngân hàng nên thực hiện món vay xây nhà theo hai cách sau:
Thứ nhất, Ngân hàng đầu tư bằng cách mua đất, xây nhà rồi bán cho những người có nhu cầu với phương thức trả góp, lượng trả căn cứ vào thu nhập của người mua. Ngân hàng sẽ nắm giữ quyền sở hữu nhà cho đến khi người mua trả
Thứ hai, Ngân hàng cho những người có nhu cầu vay tiền để họ tự mua
nhà hoặc xây nhà. Để giảm rủi ro, Ngân hàng chỉ có thẻ cho vay đối với những người có sẵn đất và coi quyền sở hữu mảnh đất đó là tài sản thế chấp. Người vay
cũng thực hiện trả dần theo phương thức trả góp theo thu nhập.