Thứ nhất, hiện nay, hoạt động marketing bán lẻ tại Chi nhánh do Phòng QHKH thực hiện nhưng hầu như tại Chi nhánh chủ yếu chỉ triển khai các chương trình marketing của Hội sở mà chưa có những chương trình riêng theo
đặc thù tại địa phương cũng như thực tế tại Chi nhánh. Do đó, trong thời gian đến tại phòng QHKH nên thành lập bộ phận Marketing chuyên biệt để có thể
thực hiện đầy đủ các chức năng của Marketing. Nhiệm vụ cụ thể của bộ phận này như là tổ chức tiếp thị, thông tin, tuyên truyền cho thương hiệu cũng như các
sản phẩm dịch vụ Ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng của chi nhánh trên thị trường.
Thứ hai, cần hoàn thiện từng chính sách Marketing, cụ thể như sau:
Về chính sách sản phẩm:
Hiện nay Sacombank Quảng Trị cung cấp cho thị trường một danh mục
sản phẩm tín dụng trung dài hạn rất đa dạng, song mới mẻ là điều mà các sản
phẩm này còn thiếu và do đó, tính hấp dẫn đối với các sản phẩm này là không cao. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là Ngân hàng phải làm mới những sản phẩm tín dụng này. Đây là việc làm khó và đòi hỏi Ngân hàng phải đầu tư nhiều. Có hai hướng để làm mới cơ cấu sản phẩm: Một là, phát triển những sản phẩm mới hoàn toàn, các sản phẩm này đáp ứng nhu cầu của đoạn thị trường mà ngân hàng đã tiến
hành phân loại. Việc đưa ra sản phẩm mới này sẽ tránh được cạnh tranh trên thị trường và có thể đem lại nguồn thu nhập cao cho Ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng phải chủ động được việc hạn chế rủi ro trong đầu tư vốn lớn, thiếu kinh
nghiệm của cán bộ tín dụng và sự bỡ ngỡ của khách hàng. Hai là, giữ lại những
sản phẩm hiện tại mà khách hàng ưa chuộng nhưng tăng thêm tiện ích cho những
sản phẩm này (lãi suất hấp dẫn, hạn mức tín dụng cao, thời hạn trả nợ dài…). Tất nhiên đi theo hướng này Ngân hàng phải chấp nhận đối mặt với cạnh tranh. Tuy
nhiên, Ngân hàng cũng sẽ tận dụng được lợi thế của người đi sau. Và đây là hướng đi trọng tâm của xu thế phát triển sản phẩm tín dụng trung dài hạn hiện
nay tại các Ngân hàng.
Về chính sách xúc tiến hỗn hợp:
Trong những năm qua hoạt động quảng cáo, truyền thông của Chi nhánh được triển khai qua băng rôn, tờ rơi tại quầy theo từng đợt khi có sản phẩm mới
chứ chưa xây dựng phương thức quảng cáo chủ động để tăng tính hiệu quả,
quảng cáo thường xuyên và lâu dài,…Để làm tốt công tác này, cần thực hiện một
số giải pháp sau:
-Chương trình quảng cáo phải được xây dựng bài bản từ đầu năm, kế
hoạch và mục tiêu hướng đến các đối tượng cụ thể, cần chú trọng vào quảng cáo
các sản phẩm tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh.
-Nội dung quảng cáo ngắn gọn, dễ hiểu, dễ tiếp nhận và nêu bật được các
tiện ích của sản phẩm, thủ tục đơn giản, giải quyết nhanh chóng.
-Mở rộng các hình thức quảng cáo: Khách hàng ngày càng có xu hướng
tìm thông tin các sản phẩm tín dụng của ngân hàng ở các kênh truyền thông hiện đại. Vì vậy, trong thời gian đến, chi nhánh nên liên kết trang web của mình với
các trang web có số lượng người truy cập cao để quảng bá hình ảnh và giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm của mình. Ngoài ra một xu hướng quảng cáo mang tính tương tác cao đó là “Email advertisement”, “Mobile advertisement” hiện nay đang rất phổ biến ở các nước và chi nhánh cũng có thể nghiên cứu triển khai
thử nghiệm trên diện rộng. Một cách quảng cáo khác tốn ít chi phí nhưng hiệu
quả mang lại cũng rất cao đó là quảng cáo từ chính các cán bộ tín dụng về các
thấy hài lòng lại tiếp tục làm kênh truyền tin đến các khách hàng đang có nhu
cầu khác. Cứ như vậy sẽ ngày một nhân rộng các đối tượng đến với ngân hàng. -Việc đa dạng hóa các chương trình và sản phẩm khuyến mãi cũng rất quan
trọng. Hiện tại, các sản phẩm khuyến mãi của Ngân hàng đối với sản phẩm tín
dụng rất đơn điệu và không mấy khác biệt với các Ngân hàng khác. Điều này làm khách hàng cảm thấy nhàm chán và không muốn đón nhận. Do đó, ở mỗi
sản phẩm tín dụng cần đi kèm với một sản phẩm khuyến mãi hấp dẫn và khác biệt tạo sự bất ngờ cho khách hàng (phiếu giảm giá mua hàng, vé xem phim, giải
trí…).