Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín cn quảng trị (Trang 90)

Không giống với nhiều sản phẩm cung cấp trên thị trường, người mua

muốn được sử dụng chúng phải trả tiền ngay và sau đó sẽ vĩnh viễn thuộc về họ,

sử dụng như thế nào và vào mục đích gì hoàn toàn do người sở hữu hàng hoá đó

quyết định, còn đối với phần lớn các sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung cấp,

khách hàng không phải trả tiền ngay mà sau một thời gian sử dụng nhất định, đến kỳ hạn thoả thuận trong hợp đồng khách hàng mới phải mang tiền đến trả. Do đó chất lượng hàng hoá, dịch vụ mà ngân hàng cung cấp không chỉ phụ thuộc

vào sự hài lòng khi sử dụng, mà còn phụ thuộc vào thái độ săn sóc khách hàng của người bán hàng trong suốt thời gian đó. Cán bộ ngân hàng nói chung và cán

bộ tín dụng nói riêng chính là những người trực tiếp giao dịch với khách hàng, là khâu quyết định hiệu quả kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân

hàng. Kết quả này phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tính năng động sáng tạo, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ của cán bộ ngân hàng,

đó cũng là những vấn đề mà khách hàng phàn nàn nhiều nhất và mong muốn

nhiều nhất từ ngân hàng. Do vậy, để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm

dịch vụ ngân hàng và tạo được hình ảnh thân thiện trong lòng khách hàng thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhân viên chính là một giải pháp rất

quan trọng, có giá trị trong mọi giai đoạn phát triển của Sacombank. Thực hiện

giải pháp này, Sacombank nên tập trung trên các phương diện sau:

-Sacombank nên xây dựng một quy trình tuyển dụng nhân viên khoa học,

chính xác và hợp lý nhằm tuyển dụng được những nhân viên có trình độ và phù hợp với yêu cầu công việc. Đồng thời, xây dựng chính sách nhân sự linh hoạt, thường xuyên thanh lọc và thay thế các nhà quản lý yếu kém, thiếu năng động, không đáp ứng được yêu cầu công việc và không hoàn thành công việc đề ra.

-Định kỳ tổ chức các khoá đào tạo kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn cho đội

ngũ cán bộ quan hệ khách hàng về khả năng thực hiện công việc với kỹ thuật

công nghệ hiện đại, khả năng ứng xử khi tiếp xúc với khách hàng. Đồng thời, lập

kế hoạch cử các cán bộ trẻ có năng lựcđi đào tạo chuyên sâu ở lĩnh vực tín dụng,

nhằm xây dựng được đội ngũ chuyên gia tín dụng giỏi, làm nòng cốt cho nguồn

nhân lực trong tương lai.

-Tổ chức các cuộc thi về nghiệp vụ chuyên môn, thể thao và các vấn đề xã hội khác. Qua việc kiểm tra khả năng ứng xử của nhân viên, Saocombank có thể

một mặt khen thưởng để khích lệ, mặt khác có thể rút ra những yếu kém hiện tại để có thể có biện pháp cải thiện kịp thời. Từ đó, ngày càng nâng cao chất lượng

phục vụ của Sacombank.

-Tuyển dụng được người tài, bỏ thời gian để đào tạo họ thông thạo trong

càng khó hơn. Theo khảo sát, thông thường, một nhân viên tín dụng cá nhân làm việc tại ngân hàng trong khoảng thời gian 02 năm trở lên thì họ sẽ có lượng

khách hàng rất lớn và ổn định do đã khai thác được những khách hàng từ các

mối quen biết của các khách hàng cũ. Do đó nếu nhân viên của ngân hàng không

thích ngân hàng và ra đi thì sẽ ảnh hưởng lớn đến ngân hàng. Vì vậy, cần tạo ra môi trường làm việc thân thiện, công bằng, thể hiện trong chính sách đãi ngộ cán bộ cần chú trọng đến trình độ, năng lực của cán bộ và có chính sách thoả đáng đối với những người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều đóng góp cho ngân

hàng. Có cơ chế khuyến khích vật chất đối với cán bộ trong ngân hàng như: cần

thiết có chế độ lương, thưởng khác nhau đối với những nhiệm vụ quan trọng khác nhau để khuyến khích sự làm việc của đội ngũ cán bộ ngân hàng. Ví dụ như tăng động lực làm việc bằng cách khoán mức tín dụng đến từng nhân viên, quy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

định hệ số lương kinh doanh một cách chi tiết cụ thể hơn thúc đẩy nhân viên tự đi tìm khách hàng mở rộng thị trường. Ngoài ra, ngân hàng cần phải thường

xuyên tiến hành các cuộc thăm dò ý kiến của nhân viên: mong muốn, nguyện

vọng, đề xuất của họ với ngân hàng và định hướng của họ trong tương lai bằng cách đưa ra các bảng hỏi kín từ đó xem xét các chính sách với từng nhân viên cụ

thể. Làm tốt công tác này sẽ làm cho cán bộ nhân viên tin tưởng và ngày càng gắn bó chặt chẽ với ngân hàng.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín cn quảng trị (Trang 90)