Ảnh hưởng của tình hình kinh tế lên hoạt động Ngân hàng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín cn quảng trị (Trang 35)

Năm 2009, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tác động

tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng dưới

sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, sự nỗ lực cố gắng của toàn Ngành, hoạt động ngân hàng năm 2009 đã đạt được những kết quả đáng khả quan, cụ thể là:

Điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá phù hợp với mục tiêu quản lý, điều hành của

Chính phủ; Hành lang pháp lý về tiền tệ và hoạt động ngân hàng tiếp tục được

hoàn thiện; Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng được cộng đồng quốc tế đánh giá cao; Hệ thống các TCTD hoạt động an toàn và tiếp tục phát triển;

Thanh toán không dùng tiền mặt, công nghệ và dịch vụ ngân hàng được mở

rộng. Các TCTD nhìn chung đã có nhiều cố gắng trong việc chấp hành các chủ trương, chỉ đạo của Chính phủ và NHNN, nhất là trong việc thực hiện cơ chế cho

vay hỗ trợ lãi suất; chủ động khắc phục khó khăn, góp phần thực hiện có hiệu

quả mục tiêu chung của toàn Ngành. Đặc biệt, các ngân hàng thương mại nhà

nước tiếp tục thể hiện được vai trò chủ đạo, tích cực và tiên phong trong việc

chấp hành sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, của NHNN và phát huy tốt vai

trò dẫn dắt thị trường tiền tệ. Trong năm 2010, để thực hiện có hiệu quả các mục

tiêu do Quốc hội và Chính phủ đề ra, NHNN định hướng, mục tiêu và giải pháp

lớn về điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng như sau: Tập trung

hoàn thiện thể chế về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trọng tâm là hoàn thiện 2

dự thảo Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng để trình Quốc

hội Khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 7; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các

chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ; Điều hành chính sách tiền tệ một cách

thận trọng, linh hoạt theo nguyên tắc thị trường, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng,

kiềm chế lạm phát do Quốc hội đề ra; Ổn định thị trường ngoại hối, thị trường vàng trong nước; Tăng cường năng lực, nâng cao chất lượng công tác thống kê, dự báo tiền tệ và cán cân thanh toán quốc tế; Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt; Kiểm soát chặt chẽ nợ quá hạn, đảm bảo an toàn hệ thống các TCTD.

Trong tháng 8/2010, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ

linh hoạt và thận trọng, đảm bảo thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, không

để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%. Tình trạng vay

nợ tăng mạnh tại Việt Nam có ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, các kích thích

tài chính làm tăng thâm hụt tới 9% GDP. Tổng tín dụng ước tính tăng 38% trong năm 2009, nhanh hơn nhiều so với 27% tốc độ tăng tiền gửi - do đó đẩy tỷ lệ cho

vay trên tiền gửi tới khoảng 150%. Tỷ lệ tăng tín dụng giảm còn 10,3% trong tháng 6/2010. Chính sách tài khoá thắt chặt vào nửa cuối năm 2008 đóng vai trò trọng yếu trong việc kiềm chế áp lực của thị trường đang quá nóng, nhưng những

kích thích mới sau đó đã giúp chống lại sự suy thoái toàn cầu – bao gồm sự cắt

giảm 30% thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, 4% hỗ trợ lãi suất cho một số

đã phát triển đa dạng về hình thức sở hữu và loại hình dịch vụ. Quy mô và chất lượng hoạt động của các TCTD ngày càng tăng; năng lực tài chính, năng lực

quản trị điều hành, năng lực cạnh tranh, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ngày càng được nâng lên. Các TCTD đã cơ bản thực hiện tốt vai trò trung gian,

huy động và phân bổ nguồn vốn có hiệu quả, cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn

và tiện ích của nền kinh tế và xã hội. Nhờ đó, hoạt động tín dụng ngân hàng đã

đóng góp tích cực cho việc duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong

nhiều năm qua.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín cn quảng trị (Trang 35)