Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín CN Quảng Trị…

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín cn quảng trị (Trang 29 - 34)

Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GềN THƯƠNG TÍN CN QUẢNG TRỊ

2.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín CN Quảng Trị…

NHTM cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) được thành lập căn cứ giấy phép thành lập số 005/GP-UB do UBND thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 03/01/1992 và giấy phép hoạt động 006/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 05/12/1991 trên cơ sở chuyển thể Ngân hàng phát triển Kinh tế Gò Vấp và hợp nhất 3 Hợp tác xã tín dụng Tân Bình - Thành Công - Lữ Gia.

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín khai trương hoạt động vào ngày 21/12/1991 với số vốn điều lệ chỉ 3 tỷ đồng. Ngân hàng ra đời trong thời kỳ cực kì khó khăn về tình hình kinh tế và pháp luật bấy giờ, trải qua nhiều thăng trầm và nhiều khó khăn Sacombank đã trở thành một trong những ngân hàng có uy tín, làm ăn có hiệu quả nhất tại TP.HCM cũng như trong cả nước. Hiện nay, Sacombank đã có sự tham gia góp vốn của 3 cổ đông nước ngoài: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) trực thuộc Ngân hàng Thế giới (World Bank), Quỹ đầu tư Dragon Financial Holdings (Anh Quốc), Ngân hàng ANZ(NH liên doanh của Úc và New Zealand). Ngoài 3 cổ đông nước ngoài nói trên và các cổ đông là các nhà kinh doanh trong nước, Sacombank là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần có số lượng cổ đông đại chúng lớn nhất Việt Nam.

Với sứ mệnh tối đa hóa giá trị cho khách hàng, nhà đầu tư và đội ngũ nhân viên, đồng thời thể hiện cao nhất trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng, Sacombank – chi nhánh Quảng trị chính thức đi vào hoạt động vào 10/04/2006, được chuyển đổi từ phòng giao dịch Đông Hà chi nhánh cấp 2 Quảng Trị, trụ sở đặt tại 43 Trần Hưng Đạo, thị xã Đông Hà với 5 phòng giao dịch đặt tại các trung tâm kinh tế trọng điểm trong tỉnh, bao gồm:

 Phòng giao dịch Vĩnh Linh

 Phòng giao dịch Triệu Hải

 Phòng giao dịch Đông Hà

 Phòng giao dịch Hướng Hóa

 Phòng giao dịch Lao Bảo

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng

Tổ chức tiếp nhận việc nhận vốn, huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ từ dân cư và các tổ chức kinh tế dưới mọi hình thức: Nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn, phát hành trái phiếu, kì phiếu, chứng chỉ tiền gửi…

Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn với mọi thành phần kinh tế, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, hùn vốn liên doanh, liên kết, hợp tác đồng tài trợ.

Bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng, bảo lãnh công trình, ứng trước, thanh toán, tái cấp vốn trong và ngoài nước.

Kinh doanh ngoại hối, thanh toán trực tiếp qua mạng trong nước và quốc tế(SWIFT), thanh toán L/C hàng xuất, nhập khẩu, chi trả kiều hối và các dịch vụ Ngân hàng khác.

Chấp hành chế độ kho quỹ, đảm bảo an toàn tiền mặt, vàng bạc kim khí quý, đá quý, chứng từ có giá trị, ấn chỉ quan trọng.

Làm Ngân hàng đại lý, Ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển( ủy thác) từ nguồn vốn của chính phủ, các tổ chức tài chính, tiền tệ, các tổ chức xã hội toàn thể, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của luật Ngân hàng Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng.

Đại diện cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành tại địa phương.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Ngân hàng

GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

PHềNG DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

PHềNG HỖ TRỢ KINH DOANH

BỘ PHẬN QUẢN LÝ TÍN DỤNG

BỘ PHÂN QU BỘ PHẬN KẾ

TOÁN BỘ PHẬN THANH

TOÁN QUỐC TẾ

BỘ PHẬN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG BỘ PHẬN

TIẾP THỊ

BỘ PHẬN THẨM ĐỊNH

PHềNG GIAO DỊCH

PHềNG HÀNH CHÍNH PHềNG KẾ TOÁN

VÀ QUỸ PHể GIÁM ĐỐC

CHI NHÁNH

2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban

Tại Ngân hàng Sacombank CN Quảng Trị, Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất mọi hoạt động của chi nhánh. Trong công tác chuyên môn Giám đốc đã phân công cụ thể chức năng quyền hạn cho Phó giám đốc, mỗi Phó giám đốc được giao nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực như: tín dụng, thanh toán quốc tế, ngân quỹ.

Quan điểm, thái độ lãnh đạo của Sacombank được thể hiện qua hàng loạt các quy chế về tín dụng, quy chế về ngân quỹ, quy chế về hạch toán kế toán. Đây thực chất là những thủ tục kiểm soát và chính sách của Sacombank, tạo môi trường thuận lợi cho các chi nhánh và cá nhân nhận thức đúng đắn và chấp hành nghiêm túc những hướng dẫn, quy định, công văn. Mặt khác điều này cho thấy sự quan tâm hàng đầu của Ban lãnh đạo Ngân hàng về tình hình tài chính trong lĩnh vực hoạt động của mình.

2.1.4.1. Phòng dịch vụ khách hàng

 Thực hiện công tác tiếp thị và phát triển khách hàng( cả doanh nghiệp và cá nhân), bán sản phẩm và dịch vụ bao gồm: xây dựng, triển khai kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng, tư vấn, giải đáp cho khách hàng về quy trình sử dụng sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

 Công tác tín dụng: thực hiện theo quy trình cấp tín dụng bao gồm tiếp xúc khách hàng, phân tích thông tin liên quan đến thẩm định, cấp tín dụng, thực hiện giải ngân, kiểm tra đôn đốc việc trả nợ của khách hàng.

 Phân loại rủi ro, rà soát lập báo cáo phân tích, đề xuất các biện pháp phòng ngừa, xử lí rủi ro.

 Thực hiện các giao dịch với khách hàng thông qua sự hỗ trợ của phòng Hỗ trợ kinh doanh tại quầy giao dịch.

2.1.4.2. Phòng hỗ trợ kinh doanh

Là phòng trực tiếp hỗ trợ cho phòng Dịch vụ khách hàng. Phòng bao gồm: Bộ phận quản lí tín dụng, bộ phận thanh toán quốc tế, bộ phận dịch vụ khách hàng.

 Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ theo phạm vi được ủy quyền, đảm bảo đúng các quy định của pháp luật và các quy trình/ quy định của Sacombank. Bao gồm: mở tài khoản tiền gửi và xử lí giao dịch tài khoản theo yêu cầu của khách hàng, các giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền, thanh toán , chuyển đổi , mua sắm, mua bán vàng bạc ngoại tệ, phát hành thẻ, chuyển tiền trong nước theo hạn mức được giao, đối chiếu xác nhận số dư tiền gửi, số dư tiền vay, thực hiện giải ngân vốn vay cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ giải ngân được phê duyệt.

 Thực hiện tác nghiệp trực tiếp các giao dịch tài trợ thương mại cho khách hàng( thông qua ủy quyền của phòng Dịch vụ khách hàng). Phối hợp với các phòng ban khác để tiếp thị, tiếp cận khách hàng, giới thiệu và bán các sản phẩm về tài trợ thương mại. Tiếp thu, tìm hiểu nhu cầu sử dụng dịch vụ của khách hàng, trước hết là dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ đối ngoại, tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng thương mại quốc tế.

2.1.4.3 Phòng kế toán và qu

 Đề xuất tham mưu việc cho Giám đốc về công tác tài chính, thực hiện công tác hạch toán, quản lí giám sát, xây dựng chế độ tài chính. Đảm bảo công tác hậu kiểm, kiểm soát, lưu trữ bảo quản chứng từ, sổ sách kế toán theo quy định. Chịu trách nhiệm về số liệu báo cáo tài chính, là đầu mối quản lí số liệu kế toán cung cấp thông tin hoạt động của chi nhánh.

 Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lí kho và xuất nhập quỹ: quản lí kho tiền và quỹ nghiệp vụ( tiền mặt, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố chứng từ có giá, vàng bạc, đá quý) của khách hàng và của Ngân hàng; Quản lí quỹ(

thu/chi),(xuất/nhập); phối hợp chặt chẽ với phòng Dịch vụ khách hàng và phòng hỗ trợ kinh doanh thực hiện nghiệp vụ thu chi tiền mặt tại quầy đảm bảo phục vụ thuận tiện, an toàn, hiệu quả cho khách hàng.

2.1.4.4. Phòng hành chính

 Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lí nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước và của Sacombank đến toàn bộ nhân viên trong chi nhánh.

 Thực hiện công tác văn thư theo quy định: quản lí, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi- đến theo đúng quy định, quy chế bảo mật. Kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan trong chi nhánh.

2.2. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín cn quảng trị (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)