Nghiệp vụ tín dụng

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín cn quảng trị (Trang 40 - 43)

Chương II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY TRUNG DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GềN THƯƠNG TÍN CN QUẢNG TRỊ

2.2.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín trong 3 năm 2008, 2009, 2010

2.2.3.2. Nghiệp vụ tín dụng

Song song với việc tạo ra một chính sách huy động vốn hiệu quả, khả năng hoạt động tín dụng và thu hồi vốn cũng luôn là mối quan tâm của một Ngân hàng. Khác với hoạt động tín dụng của NHNN Việt Nam, hoạt động tín dụng của Sacombank Quảng Trị và các Ngân hàng thương mại( NHTM) khác là mục tiêu lợi nhuận dựa trên nguyên tắc “ đi vay để cho vay”. Do đó chất lượng tín dụng được các NHTM đặt lên hàng đầu. Trong quá trình cho vay tại chi nhánh các món vay đều được áp dụng các quy trình nghiệp vụ một cách đúng đắn, đảm bảo hiệu quả và chất lượng tín dụng.

Sacombank Quảng Trị đáp ứng như cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế, các cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Chi nhánh đặc biệt chú trọng tới vấn đề cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình nghèo, tạo điều kiện cho những khách hàng này có vốn để sản xuất kinh doanh. Qua đó, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo, dần dần nâng cao chất lượng đời sống của một bộ phận dân cư. Đến với Sacombank Quảng Trị, khách hàng có thể lựa chọn một trong những phương thức cho vay đa dạng phù hợp với nhu cầu và dự kiến hoạt động kinh doanh của mình. Chi nhánh sẽ dựa trên những điều kiện vay vốn như năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của khách hàng, khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp để quyết định cấp tín dụng hay không. Thủ tục pháp lý trong cấp vốn cho khách hàng luôn đảm bảo cho việc nắm bắt thông tin cần thiết và đầy đủ về khách hàng, tạo thuận lợi

cho chi nhánh trong việc đánh giá khả năng thu hồi vốn cũng như tạo cho khách hàng ý thức về nghĩa vụ trả nợ.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ tại Chi nhánh

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Số tiền

Tăng trưởng

(%)

Số tiền

Tăng trưởng

(%)

Số tiền

Tăng trưởng

(%) Tổng dư nợ 267.785 7,00% 354.203 32,27% 500.419 41,28%

1. Phân theo thành phần kinh tế

267.785 7,00% 354.203 32,27% 500.419 41,28%

1.1. Kinh tế quốc

doanh 2.400 1.275 -46,88% 2.200 72,55%

1.2. Kinh tế ngoài

quốc doanh 265.385 32,00% 352.928 32,99% 498.219 41,17%

2. Phân theo loại

tín dụng 267.785 7,00% 354.203 32,27% 500.419 41,28%

2.1. TD ngắn hạn 174.033 14,00% 205.051 17,82% 283.958 38,48%

2.2. TD trung và

dài hạn 93.752 -3,00% 149.152 59,09% 216.461 45,13%

3. Phân theo loại

tiền tệ 267.785 7,00% 354.203 32,27% 500.419 41,28%

3.1. Dư nợ nội tệ 243.930 11,00% 301.073 23,43% 440.369 46,27%

3.2. Dư nợ ngoại

tệ( quy đổi VNĐ) 23.855 -53,00% 53.130 122,72% 60.050 13,02%

( Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh 2008-2009-2010)

Tổng dư nợ của Chi nhánh tăng nhanh trong giai đoạn 2008 – 2010, cụ thể năm 2009 tăng 32,27% so với năm 2008, với 354.203 triệu đồng vào cuối năm 2009. Sang năm 2010, tổng dư nợ tại Sacombank Quảng Trị đã lên đên 500.419 triệu đồng, tăng 41,28% so với cùng kì năm trước. Phần lớn khách hàng đi vay vốn tại Ngân hàng thuộc khối ngoài quốc doanh, số vốn vay của những khách hàng này tăng đều qua các năm, trong khi khối quốc doanh lại có chiều hướng

giảm vào năm 2009 ( giảm 46,88%) và tăng trở lại vào năm 2010 đạt 2.200 triệu đồng.

Tín dụng ngắn hạn vẫn là sản phẩm chiếm ưu thế ở chi nhánh, với số vốn cho vay ở năm 2008 là 174.033 triệu đồng, năm 2009 là 205.051 triệu đồng và năm 2010 là 283.958 triệu đồng, trong khi tín dụng trung và dài hạn chỉ dừng ở 93.752 triệu đồng vào năm 2008, 149.152 triệu đồng vào năm 2009 và 216.461 triệu đồng vào năm 2010. Có thực tế trên là bởi vì Sacombank vẫn mạnh về các sản phẩm dành cho cá nhân với mục đích tiêu dùng hoặc đầu tư ngắn hạn, khác với BIDV, VCB là những Ngân hàng phát triển nhanh bởi nguồn vốn được dùng tài trợ cho các dự án lớn của doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.

Tương tự như hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng sử dụng phần lớn đồng tiền nội tệ thay vì cho vay các loại ngoại tệ. Đây là kết quả của hai nguyên nhân cơ bản. Một là khách hàng không có nhu cầu sử dụng nhiều vốn cho những mục đích cần tới ngoại tệ như nhập khẩu, du học… Hai là sự biến động tỉ giá trong thời gian vừa qua đã làm khách hàng lo ngại và ít sử dụng ngoại tệ mà chỉ sử dụng nội tệ để tránh rủi ro tỉ giá.

Trong những năm qua, Chi nhánh đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, giảm lãi suất cho vay để thu hút thêm nhiều khách hàng cá nhân và doanh nghiệp với nguồn vốn và chi phí hợp lý để mua sắm tiêu dùng, nâng cao chất lượng cuộc sống và đầu tư tăng năng suất lao động, mở rộng sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp…

Trong suốt quá trình hoạt động, Sacombank luôn tuân thủ tuyệt đối các quy định về hoạt động tín dụng do Ngân hàng Nhà Nước ban hành và các Quy chế của ngân hàng về cho vay và đảm bảo tiền vay. Công tác phân loại và đánh giá khách hàng, phân loại khoản vay, hệ thống phê duyệt và kiểm soát tín dụng được ban lãnh đạo ngân hàng đặc biệt chú trọng, tăng cường và hiện đại hóa các công cụ kiểm soát tín dụng, xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng…Chất lượng tín dụng của Sacombank luôn ở mức an toàn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng trung dài hạn tại ngân hàng tmcp sài gòn thương tín cn quảng trị (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)